Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Nên dỗ trẻ hơn là để mặc trẻ khóc




Bố mẹ của những em bé hay khóc nhè nên ghi nhớ: dỗ chúng nín sẽ có hiệu quả hơn là để mặc chúng khóc ngằn ngặt rồi tự nín - ít nhất là trong vài tuần đầu mới sinh.

Ian St James-Roberts tại Viện Giáo dục thuộc Đại học London, Anh, và cộng sự đã tuyển mộ các ông bố bà mẹ trẻ đến từ Anh, Đan Mạch và Mỹ. Những người này được yêu cầu ghi lại nhật ký về việc con khóc và thức đêm, cũng như phản ứng của mình vào thời điểm chúng 8-14 ngày, 5-6 tuần và 10-14 tuần.

Một số ông bố bà mẹ ôm ấp trẻ suốt 16 tiếng/ngày và phản ứng tức thì khi con khóc. Trong khi một số khác ở bên trẻ trong khoảng 8-10 tiếng mỗi ngày và để mặc trẻ khóc quấy lâu hơn.

Kết quả cho thấy việc bỏ mặc trẻ khóc lại có tác dụng ngược: trẻ quấy và khóc nhiều hơn 50% ở độ tuổi 2-5 tuần, và chúng vẫn khóc nhiều hơn trong 12 tuần sau.

Dỗ trẻ theo nhu cầu sẽ giảm thiểu tình trạng khóc quấy trong những tuần đầu đời, St James-Roberts kết luận. Nhưng điều này sẽ không có tác dụng với những cơn khóc vì đau bụng của trẻ.

M.T. (theo Newscientist)


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Giúp con bớt sợ hãi




Bạn đừng cười khi đứa con 3-4 tuổi của mình sợ tiếng giội nước trong bồn cầu hoặc tiếng còi hú. Nên nói chuyện về nỗi sợ của con, bởi vì bé sẽ không bao giờ hết sợ hãi một thứ gì đó nếu như bạn cố tình phớt lờ chúng đi.

Lo lắng là một trạng thái giúp chúng ta đối phó với những kinh nghiệm mới và tránh khỏi các nguy hiểm. Trẻ 3-4 tuổi có nhiều nỗi sợ hãi vì trí tưởng tượng của bé rất phong phú. Bé dễ lo lắng về các nhân vật không có thật, sức khỏe của bé (cả sức khỏe của bạn), cái chết và đau.

Sợ bị đau là một nỗi sợ phổ biến khác của trẻ; đó là lý do tại sao các bé ở lứa tuổi này muốn che đi cả vết trầy xước hoặc vết đứt tay nhỏ nhất. Hầu hết các bé 3 đến 4 tuổi đều hết sợ khi cảm thấy an toàn hơn và quen với môi trường xung quanh. Bạn có thể giúp bé hết lo sợ theo các phương pháp dưới đây:

Thừa nhận nỗi sợ của bé: Nỗi sợ của bé có vẻ như ngốc nghếch và vô lý, nhưng đó là điều có thật và quan trọng đối với bé. Bạn đừng cười khi bé nói rằng bé sợ tiếng giội nước trong bệ xí hoặc tiếng còi hú. Nên nói rằng bạn hiểu bé sợ điều gì. Nếu bạn bảo đảm và an ủi, bé sẽ hiểu rằng không có gì xấu hổ khi sợ hãi một điều gì đó. Hãy nói chuyện về nỗi sợ đó, bởi vì bé sẽ không bao giờ hết sợ hãi nếu bạn cố tình phớt lờ chúng đi.

Bạn sẽ thất bại khi cố gắng thuyết phục rằng điều đó không có gì đáng sợ cả. Bé sẽ buồn hơn nếu bạn nói với bé rằng: “Không có gì phải sợ cả, con chó sẽ không làm con đau đâu”. Thay vì vậy, hãy thử nói rằng “Mẹ biết con sợ con chó. Nào, chúng ta hãy cùng đi qua. Nếu con không muốn vậy thì mẹ sẽ bế con qua.”

Nếu bạn nghĩ rằng nguồn gốc nỗi lo sợ của con xuất phát từ cảm giác giận dữ hoặc lo lắng khi đối mặt với những tình huống mới (như đến nhà một người bạn mới hoặc mới bắt đầu đi học), hãy tìm cách để bé diễn đạt cảm xúc của mình qua các trò chơi tưởng tượng. Hoặc bạn đoán trước cảm xúc của con: “Mẹ biết là đôi khi con muốn bạn ấy đi, nhưng rồi bạn sẽ chơi vui vẻ với con.”

Dùng những đồ vật yêu thích: Một số bé ở lứa tuổi này vẫn thích những đồ vật thân thiết như cái chăn hoặc con gấu nhồi bông sờn cũ. Những đồ vật này có tác dụng an ủi bé khi bé cảm thấy lo lắng, đặc biệt trong thời gian có thay đổi như đi trẻ hoặc ngủ riêng.

Những đồ vật yêu thích giúp bé cảm thấy thoải mái hơn khi gặp người lạ, tham gia một nhóm bạn hoặc đi gặp bác sĩ. Do đó, bạn hãy để bé cầm chiếc chăn hoặc những đồ chơi đặc biệt mà bé yêu thích. Bạn đừng khiến bé cảm thấy mình “trẻ con” khi mang theo những đồ vật đó, hoặc khăng khăng bắt bé để chúng ở nhà. Bé sẽ không cần mang theo những đồ vật này khi được 4 tuổi. Lúc đó, bé sẽ biết dùng cách khác để tự trấn an mình khi hoảng sợ.

Giải thích: Đôi khi bé sẽ hết sợ hãi nếu bạn giải thích nỗi lo sợ của nó một cách đơn giản và hợp lý; nhưng từ ngữ phải có tính thuyết phục hơn so với khi bé 2 tuổi. Bạn có thể giúp bé không sợ lạc giữa đám đông khi nói với nó rằng “Chừng nào con còn ở gần mẹ và nắm tay mẹ, thì con sẽ không bị lạc. Nhưng nếu đột nhiên con lạc mẹ, con phải đứng im ở chỗ này, mẹ sẽ tìm thấy con.”

Nếu những kinh nghiệm trong quá khứ khiến bé sợ hãi, như tiêm phòng chẳng hạn, đừng nói dối hoặc tô vẽ những kỷ niệm đó, nhưng cũng đừng nhắc đi nhắc lại. Hãy nhẹ nhàng nói với con rằng mũi tiêm có thể khiến bé đau đớn lúc đầu, nhưng sẽ nhanh và sau đó hai mẹ con có thể cùng chơi một trò vui. Điều quan trọng là bạn phải ở bên cạnh con trong lúc bé đau để chỉ cho nó thấy rằng, bạn ủng hộ việc tiêm phòng nhưng bạn cũng không bỏ rơi bé.

Bạn còn có thể giúp con tìm hiểu về những thứ khiến bé sợ ở một khoảng cách an toàn; giúp bé khắc phục nỗi lo sợ bằng cách cho xem sách, băng đĩa. Ví dụ, nếu bé ngại đi xe đạp bởi sợ ngã và xước đầu gối, bạn hãy đọc cho nó nghe những câu chuyện kể về một cậu bé tập đi xe đạp thành công mà không bị thương. Tương tự như vậy, bé có thể hết sợ những con quái vật dưới gầm giường nếu được xem một cuốn băng kể về một cậu bé giúp đỡ những con quái vật vui tính và thân thiện. Nếu bé sợ động vật, bạn hãy dẫn bé đi thăm vườn thú, nơi mà mọi người vuốt ve và cho thú ăn.

Cùng nhau giải quyết vấn đề: Nếu con bạn sợ bóng tối, hãy bật đèn sáng. Trong quá trình thử nghiệm và gặp sai lầm, bạn và con sẽ tìm ra cách để giúp bé điều khiển những thứ gây sợ hãi. Bạn đừng mong bé khắc phục nỗi sợ trong một vài ngày. Bé phải mất vài tháng (thậm chí một năm) để vượt qua nỗi sợ đó.

Nên luyện tập thông qua các trò chơi tưởng tượng. Nếu con bạn sợ bác sĩ, bạn hãy để bé đóng vai bác sĩ (cung cấp cho bé một bộ đồ chơi bác sĩ). Nếu con bạn sợ người lạ, bạn hãy để bé chạm trán với những con búp bê hoặc những con giống nhồi bông. Nếu bé sợ các nhân vật phù thủy, bạn hãy cùng bé mặc những bộ quần áo của các nhân vật đó và vẽ mặt cho giống.

Các bé từ 3 đến 4 tuổi còn học trấn an bằng cách chơi với bạn bè. Khi bé có một số bạn thân cùng chơi cải trang giống những con quái vật huyên náo hoặc làm một ngôi nhà ma, bé cảm thấy đó là những hoạt động vui vẻ chứ không phải đáng sợ.

Bạn đừng tỏ ra sợ hãi. Nếu bé nhìn thấy bố mẹ cũng sợ đi máy bay, hoặc co rúm người lại khi đi vào phòng khám răng thì sau đó nó cũng sợ những thứ này. Do đó, hãy cố gắng vượt qua những nỗi sợ của chính bạn, hoặc ít nhất thì bạn cũng đừng thể hiện nỗi sợ ấy ra.

Tuy nhiên, có thể thú nhận với bé rằng bạn không thích gặp nha sĩ giống như bé, nhưng vẫn đi khám để giữ răng khỏe mạnh. Khi bạn thú nhận như vậy, bé sẽ cảm thấy mình không cô đơn và điều đó giúp bé sẽ biết cách vượt qua nỗi sợ.

Nếu nỗi sợ của con bạn lặp lại thường xuyên, chi phối các hoạt động bình thường hằng ngày (chẳng hạn không muốn đi ngủ do sợ bóng tối, hoặc không chịu ở nhà vì sợ nhìn thấy con chó), nên thảo luận với bác sĩ nhi, đặc biệt là khi bé ngày càng trở nên sợ hãi hơn. Bé có thể bị ám ảnh thật sự; nỗi ám ảnh đó là một nỗi sợ vô lý, dai dẳng và khi đó, bạn cần đến sự giúp đỡ của các nhà tâm lý.

(Theo Lamchame.com)


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Giúp con bớt sợ hãi




Bạn đừng cười khi đứa con 3-4 tuổi của mình sợ tiếng giội nước trong bồn cầu hoặc tiếng còi hú. Nên nói chuyện về nỗi sợ của con, bởi vì bé sẽ không bao giờ hết sợ hãi một thứ gì đó nếu như bạn cố tình phớt lờ chúng đi.

Lo lắng là một trạng thái giúp chúng ta đối phó với những kinh nghiệm mới và tránh khỏi các nguy hiểm. Trẻ 3-4 tuổi có nhiều nỗi sợ hãi vì trí tưởng tượng của bé rất phong phú. Bé dễ lo lắng về các nhân vật không có thật, sức khỏe của bé (cả sức khỏe của bạn), cái chết và đau.

Sợ bị đau là một nỗi sợ phổ biến khác của trẻ; đó là lý do tại sao các bé ở lứa tuổi này muốn che đi cả vết trầy xước hoặc vết đứt tay nhỏ nhất. Hầu hết các bé 3 đến 4 tuổi đều hết sợ khi cảm thấy an toàn hơn và quen với môi trường xung quanh. Bạn có thể giúp bé hết lo sợ theo các phương pháp dưới đây:

Thừa nhận nỗi sợ của bé: Nỗi sợ của bé có vẻ như ngốc nghếch và vô lý, nhưng đó là điều có thật và quan trọng đối với bé. Bạn đừng cười khi bé nói rằng bé sợ tiếng giội nước trong bệ xí hoặc tiếng còi hú. Nên nói rằng bạn hiểu bé sợ điều gì. Nếu bạn bảo đảm và an ủi, bé sẽ hiểu rằng không có gì xấu hổ khi sợ hãi một điều gì đó. Hãy nói chuyện về nỗi sợ đó, bởi vì bé sẽ không bao giờ hết sợ hãi nếu bạn cố tình phớt lờ chúng đi.

Bạn sẽ thất bại khi cố gắng thuyết phục rằng điều đó không có gì đáng sợ cả. Bé sẽ buồn hơn nếu bạn nói với bé rằng: “Không có gì phải sợ cả, con chó sẽ không làm con đau đâu”. Thay vì vậy, hãy thử nói rằng “Mẹ biết con sợ con chó. Nào, chúng ta hãy cùng đi qua. Nếu con không muốn vậy thì mẹ sẽ bế con qua.”

Nếu bạn nghĩ rằng nguồn gốc nỗi lo sợ của con xuất phát từ cảm giác giận dữ hoặc lo lắng khi đối mặt với những tình huống mới (như đến nhà một người bạn mới hoặc mới bắt đầu đi học), hãy tìm cách để bé diễn đạt cảm xúc của mình qua các trò chơi tưởng tượng. Hoặc bạn đoán trước cảm xúc của con: “Mẹ biết là đôi khi con muốn bạn ấy đi, nhưng rồi bạn sẽ chơi vui vẻ với con.”

Dùng những đồ vật yêu thích: Một số bé ở lứa tuổi này vẫn thích những đồ vật thân thiết như cái chăn hoặc con gấu nhồi bông sờn cũ. Những đồ vật này có tác dụng an ủi bé khi bé cảm thấy lo lắng, đặc biệt trong thời gian có thay đổi như đi trẻ hoặc ngủ riêng.

Những đồ vật yêu thích giúp bé cảm thấy thoải mái hơn khi gặp người lạ, tham gia một nhóm bạn hoặc đi gặp bác sĩ. Do đó, bạn hãy để bé cầm chiếc chăn hoặc những đồ chơi đặc biệt mà bé yêu thích. Bạn đừng khiến bé cảm thấy mình “trẻ con” khi mang theo những đồ vật đó, hoặc khăng khăng bắt bé để chúng ở nhà. Bé sẽ không cần mang theo những đồ vật này khi được 4 tuổi. Lúc đó, bé sẽ biết dùng cách khác để tự trấn an mình khi hoảng sợ.

Giải thích: Đôi khi bé sẽ hết sợ hãi nếu bạn giải thích nỗi lo sợ của nó một cách đơn giản và hợp lý; nhưng từ ngữ phải có tính thuyết phục hơn so với khi bé 2 tuổi. Bạn có thể giúp bé không sợ lạc giữa đám đông khi nói với nó rằng “Chừng nào con còn ở gần mẹ và nắm tay mẹ, thì con sẽ không bị lạc. Nhưng nếu đột nhiên con lạc mẹ, con phải đứng im ở chỗ này, mẹ sẽ tìm thấy con.”

Nếu những kinh nghiệm trong quá khứ khiến bé sợ hãi, như tiêm phòng chẳng hạn, đừng nói dối hoặc tô vẽ những kỷ niệm đó, nhưng cũng đừng nhắc đi nhắc lại. Hãy nhẹ nhàng nói với con rằng mũi tiêm có thể khiến bé đau đớn lúc đầu, nhưng sẽ nhanh và sau đó hai mẹ con có thể cùng chơi một trò vui. Điều quan trọng là bạn phải ở bên cạnh con trong lúc bé đau để chỉ cho nó thấy rằng, bạn ủng hộ việc tiêm phòng nhưng bạn cũng không bỏ rơi bé.

Bạn còn có thể giúp con tìm hiểu về những thứ khiến bé sợ ở một khoảng cách an toàn; giúp bé khắc phục nỗi lo sợ bằng cách cho xem sách, băng đĩa. Ví dụ, nếu bé ngại đi xe đạp bởi sợ ngã và xước đầu gối, bạn hãy đọc cho nó nghe những câu chuyện kể về một cậu bé tập đi xe đạp thành công mà không bị thương. Tương tự như vậy, bé có thể hết sợ những con quái vật dưới gầm giường nếu được xem một cuốn băng kể về một cậu bé giúp đỡ những con quái vật vui tính và thân thiện. Nếu bé sợ động vật, bạn hãy dẫn bé đi thăm vườn thú, nơi mà mọi người vuốt ve và cho thú ăn.

Cùng nhau giải quyết vấn đề: Nếu con bạn sợ bóng tối, hãy bật đèn sáng. Trong quá trình thử nghiệm và gặp sai lầm, bạn và con sẽ tìm ra cách để giúp bé điều khiển những thứ gây sợ hãi. Bạn đừng mong bé khắc phục nỗi sợ trong một vài ngày. Bé phải mất vài tháng (thậm chí một năm) để vượt qua nỗi sợ đó.

Nên luyện tập thông qua các trò chơi tưởng tượng. Nếu con bạn sợ bác sĩ, bạn hãy để bé đóng vai bác sĩ (cung cấp cho bé một bộ đồ chơi bác sĩ). Nếu con bạn sợ người lạ, bạn hãy để bé chạm trán với những con búp bê hoặc những con giống nhồi bông. Nếu bé sợ các nhân vật phù thủy, bạn hãy cùng bé mặc những bộ quần áo của các nhân vật đó và vẽ mặt cho giống.

Các bé từ 3 đến 4 tuổi còn học trấn an bằng cách chơi với bạn bè. Khi bé có một số bạn thân cùng chơi cải trang giống những con quái vật huyên náo hoặc làm một ngôi nhà ma, bé cảm thấy đó là những hoạt động vui vẻ chứ không phải đáng sợ.

Bạn đừng tỏ ra sợ hãi. Nếu bé nhìn thấy bố mẹ cũng sợ đi máy bay, hoặc co rúm người lại khi đi vào phòng khám răng thì sau đó nó cũng sợ những thứ này. Do đó, hãy cố gắng vượt qua những nỗi sợ của chính bạn, hoặc ít nhất thì bạn cũng đừng thể hiện nỗi sợ ấy ra.

Tuy nhiên, có thể thú nhận với bé rằng bạn không thích gặp nha sĩ giống như bé, nhưng vẫn đi khám để giữ răng khỏe mạnh. Khi bạn thú nhận như vậy, bé sẽ cảm thấy mình không cô đơn và điều đó giúp bé sẽ biết cách vượt qua nỗi sợ.

Nếu nỗi sợ của con bạn lặp lại thường xuyên, chi phối các hoạt động bình thường hằng ngày (chẳng hạn không muốn đi ngủ do sợ bóng tối, hoặc không chịu ở nhà vì sợ nhìn thấy con chó), nên thảo luận với bác sĩ nhi, đặc biệt là khi bé ngày càng trở nên sợ hãi hơn. Bé có thể bị ám ảnh thật sự; nỗi ám ảnh đó là một nỗi sợ vô lý, dai dẳng và khi đó, bạn cần đến sự giúp đỡ của các nhà tâm lý.

(Theo Lamchame.com)


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Trẻ 6-8 tuổi hay thách thức cha mẹ




Ở lứa tuổi tiểu học, trẻ đã qua giai đoạn hay nổi giận nhưng vẫn chưa thực sự dễ bảo. Nó có thể từ chối ăn tối khi mẹ gọi, phớt lờ khi được yêu cầu nhặt tất lên và trả lời cáu kỉnh khi mẹ yêu cầu cư xử tử tế.

Bạn đừng thất vọng, đó là do các bé ở lứa tuổi này đang muốn thử nghiệm các chỉ dẫn và mong đợi của người lớn. Khi thách thức, bé đang tìm cách tự đòi quyền lợi. Khi trưởng thành và hiểu về thế giới xung quanh nhiều hơn, bé sẽ có quan điểm riêng về các mối quan hệ và các nguyên tắc (hoặc chấp nhận quan điểm của bạn bè). Do đó, bạn đừng ngạc nhiên khi bé cố gắng tự đòi quyền lợi bằng cách thách thức bạn và những lời chỉ dẫn của bạn. Bé có thể giả vờ không nghe thấy bố mẹ nói hoặc đáp ứng các yêu cầu rất chậm chạp.

Bạn có thể làm gì?

Thông cảm: Khi bạn bảo con đi ăn cơm, bé hét lên “Không!” và cáu kỉnh khi bạn mang nó vào bàn ăn. Lúc đó, bạn hãy cố gắng đặt mình vào quan điểm của bé. Nếu bé đang chơi với một người bạn thân, hãy bảo với bé rằng quả là khó khăn khi phải bỏ dở cuộc chơi, nhưng bây giờ đã đến giờ ăn. Điều này giúp bé nhận thấy bạn luôn ở bên cạnh nó. Cố gắng đừng nổi giận, mà hãy tỏ ra ân cần nhưng cương quyết mang bé về khi cần thiết.

Đặt ra các giới hạn: Các bé ở lứa tuổi tiểu học cần và muốn có các giới hạn. Nhưng con bạn cần biết các giới hạn đó là gì. Bạn hãy giải thích các nguyên tắc rõ ràng “Con không được gọi điện thoại khi không được phép” hoặc “Con cần phải đi vào ngay khi mẹ gọi con.” Nếu trẻ không tôn trọng các nguyên tắc, hãy tranh luận về nguyên tắc đó. Có lẽ môn toán quá khó đối với bé nên bé không chịu làm bài tập về nhà. Trong trường hợp đó, bạn hãy thử cho bé chơi một trò chơi toán học. Hoặc nếu bé không thích đi vào ngay khi bạn gọi, có thể do nó không đủ thời gian chơi tự do. Khi bé biết rằng bạn giúp bé giải quyết vấn đề, nó sẽ ít thách thức bạn hơn.

Ủng hộ hành vi tốt: Mặc dù bạn thường nổi giận và mắng con khi bé thách thức, nhưng hãy cố gắng kiềm chế. Khi con bạn cư xử tồi, nó cũng thấy mình sai. Do đó, bạn đừng làm cho bé cảm thấy tồi tệ hơn. Điều đó có thể khiến bé cư xử tiêu cực hơn.

Thay vì “bắt” các hành động sai, bạn hãy “bắt” các hành động đúng của bé, và khuyến khích khi bé cư xử tốt. Bạn hãy nhớ rằng khép con bạn vào khuôn phép không có nghĩa là điều khiển bé, mà là dạy bé cách tự điều khiển bản thân. Trừng phạt sẽ khiến bé hành động theo ý bạn, nhưng đó là do sợ hãi. Tốt hơn là bạn nên dạy bé cư xử đúng bởi vì bé muốn vậy; khi bé cư xử tốt thì nó sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.

Ngoài ra, khi bé vi phạm các nguyên tắc, bạn hãy cho bé biết rằng hành động đó sẽ để lại những hậu quả. Đừng trừng phạt mà hãy nói rõ ràng: “Nếu con chơi bóng trong nhà, thì chúng ta sẽ phải để bóng ở ngoài.”

Sử dụng phương pháp đình chỉ chơi theo cách tích cực: Khi con bạn bắt đầu thách thức vì muốn làm theo cách của mình, bạn hãy giúp bé bình tĩnh lại. Thay vì dùng phương pháp đình chỉ chơi (cho bé có thời gian suy nghĩ một mình ở một nơi đặc biệt) để trừng phạt, bạn hãy khuyến khích bé lui vào một góc phòng ngủ yêu thích hoặc một nơi tiện nghi trong phòng khách. Có thể bé tự thiết kế một nơi để ngồi suy nghĩ mỗi khi giận, với một chiếc gối to, một chiếc chăn mềm mại hoặc một vài quyển sách yêu thích. Nếu bé từ chối đến nơi đó, bạn hãy đề nghị đi cùng con và nói một vài câu. Nếu bé vẫn từ chối, bạn hãy để bé ở đó và đi ra ngoài. Không những bạn đã nêu một tấm gương tốt về cư xử bình tĩnh mà bạn còn có thời gian nghỉ ngơi. Khi cả bạn và bé cảm thấy thoải mái hơn, hãy nói chuyện với nó về cách cư xử phù hợp.

Trao quyền cho con bạn: Cố gắng tạo cơ hội để con bạn tự hào với khả năng độc lập của mình. Để bé lựa chọn quần áo (miễn là quần áo đó sạch và không rách) hoặc chọn một trong hai loại rau. Khi bạn để con lựa chọn tức là bạn đã tôn trọng bé và các nhu cầu của bé.

Còn có một cách khác để giúp con bạn cảm thấy tự do hơn, đó là nói những việc bé có thể làm thay vì những việc bé không thể làm. Ví dụ, thay vì nói “Không! Con không được đá bóng trong nhà’, bạn hãy nói “Con có thể đá bóng ngoài sân.” Bé đã đủ lớn để hiểu lời giải thích của bạn, nên bạn cũng phải nói rõ lý do vì sao không đá bóng trong nhà.

Chấp nhận: Trước khi định ngăn cản bé làm một việc gì đó, bạn hãy tự hỏi là điều đó có nên không; ví dụ, khi con bạn muốn mặc áo sơ mi màu xanh lá cây với quần soóc màu da cam thì bạn có cần ngăn cản bé không. Đôi khi mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn nhìn theo cách khác, như khi bé quên không chải đầu, hoặc cất nhiều quần áo sạch dưới giường thay vì cất vào tủ.

Thỏa hiệp: Tránh những tình huống kích thích con bạn thách thức. Nếu một người bạn nào đó gần đây mới gây sự với bé, bạn hãy mời một bạn cùng lớp khác. Nếu bé ghét ai chạm vào bộ sưu tập Pokémon của mình, hãy cất bộ đó đi trước khi bạn ấy đến chơi. Nếu đột nhiên bạn gặp phải một tình huống khó xử, hãy cố gắng "đương đầu" với bé. Ví dụ, khi bé đuổi con mèo, bạn có thể bảo bé “Con không được đuổi con mèo nhưng có có thể cho mèo ăn.”

Tôn trọng lứa tuổi và giai đoạn phát triển của con bạn: Khi yêu cầu con dọn giường và nhà tắm, bạn phải chắc chắn là bé biết làm công việc đó. Cố gắng dành thời gian hướng dẫn bé làm các nhiệm vụ mới, và làm cùng với bé cho đến khi nó thành thạo. Đôi khi bé thách thức bạn chỉ vì công việc đó quá khó.

Cuối cùng, bạn hãy tôn trọng thế giới riêng tư của bé. Khi bé đang chơi vui, thay vì bắt dừng lại ngay để làm một việc gì đó, bạn hãy cho bé một vài phút để chuyển hướng. Chẳng hạn: “5 phút nữa chúng ta sẽ ăn cơm, do đó con hãy nhanh chóng kết thúc trò chơi và đi dọn bàn ăn.” Có thể bé sẽ không vui vẻ, thậm chí còn càu nhàu nữa. Nhưng nếu bạn kiên nhẫn và nhất quán, bé sẽ hiểu rằng nó sẽ không có những thứ mình muốn nếu bé thách thức bố mẹ.

(Theo Lamchame.com)


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Trẻ tự tin khi được sai vặt




Phân việc nhà cho con là một cách tốt để xây dựng lòng tự trọng, sự tự tin và tinh thần trách nhiệm ở trẻ. Bé lớn có thể giúp mẹ việc nội trợ, qua đó biết cách quan tâm đến bản thân giống như người lớn, có ý thức cao hơn để hoàn thành công việc.

Cha mẹ và con cái sẽ có nhiều "phần thưởng" hơn nếu như mọi người đều góp phần chia sẻ công việc. Khi trẻ có nhiệm vụ để làm, cha mẹ sẽ có nhiều thời gian dành cho bé hơn thay vì cuống quýt làm hết việc này đến việc khác.

Đừng đánh giá thấp con trẻ

Khi giao việc cho con, lỗi lầm đầu tiên mà cha mẹ mắc phải chính là đánh giá khả năng của con trẻ. Bé có thể làm được nhiều việc hơn những gì mà cha hoặc mẹ muốn chúng làm. Khi trẻ có khả năng truy cập vào mạng thì cũng sẽ có khả năng lau bụi trên sàn gỗ hoặc hút bụi trên thảm.

Bà Wanda Yates sống tại Philadelphia (Mỹ) nhớ lại “Con trai lớn nhất của tôi giúp đỡ tôi ngay từ khi bé 2 tuổi. Bé theo tôi trong nhà và đặt túi đựng rác vào sọt khi tôi bỏ túi rác cũ đi". Đứa con bé nhất của bà hiện 3 tuổi và cũng làm việc đó cùng một số việc khác nữa. Bé rất tự hào, rất vui khi bố mẹ thừa nhận những việc mà bé làm được.

Yêu cầu phải rõ ràng

Cha mẹ cần đưa ra những mong đợi rõ ràng và nhất quán. Khi hướng dẫn nhiệm vụ cho trẻ, phải dựa vào lứa tuổi của con để hướng dẫn nhiều hay ít. Có một số cách làm dịu căng thẳng khi trẻ làm những việc mà bạn giao:

Lập biểu đồ: Dùng biểu đồ hoặc lịch để đánh dấu các công việc. Tuỳ theo lứa tuổi mà có nhiều cách khác nhau để giúp trẻ hoàn thành bổn phận. Với những trẻ nhỏ chưa biết đọc, bạn hãy dán những bức ảnh nhỏ lên “lịch làm việc hằng ngày” để bé có thể biết mình đã hoàn thành việc gì trong hôm nay. Sau khi bé đã làm xong việc trong ngày, bạn hãy phác thảo ra công việc ngày hôm sau để bé biết cần phải làm gì tiếp theo. Với trẻ lớn hơn, việc ghi chép lại những công việc hằng ngày sẽ có hiệu quả.

Kiểm tra hằng ngày: Cuối ngày, bạn hãy kiểm tra lại biểu đồ. Nhìn những miếng dán (sticker) trên “lịch làm việc” hoặc chỉ cần kiểm tra các điểm đánh dấu là bạn đã biết rằng bé có hoàn thành công việc trong ngày hay không.

Cụ thể: Trước khi bạn bắt đầu phân việc, bạn hãy họp với trẻ để trẻ biết bạn mong đợi ở chúng điều gì và chúng sẽ nhận được gì từ công việc đó. Vạch rõ ràng các chi tiết của mỗi việc.

Làm cho công việc trở nên vui vẻ và thú vị: Có nhiều việc để trẻ có thể chọn làm. Nếu bé chọn làm một việc ngoài danh sách đó mà đáng được thưởng thì bạn hãy thưởng cho bé.

Tạo động cơ

Một số cha mẹ dùng tiền bạc để làm động cơ thúc đẩy con cái làm việc, nhưng đó là một lựa chọn mang tính chất cá nhân. Điều quan trọng là bạn đang cố gắng dạy bé tinh thần trách nhiệm chứ không phải là hối lộ chúng. Trẻ hào hứng với các hệ thống phần thưởng và rất tự hào với hệ thống đó. Bạn đừng quên nói với trẻ rằng những công việc mà trẻ đang làm đều là những công việc tuyệt vời.

Một bà mẹ ở Inverness Mỹ), cho biết, khi các con ở nhà, bà phân việc cho chúng theo tuần; dùng một bảng để dán những bức tranh nhỏ làm phần thưởng. Bọn trẻ rửa bát, gấp khăn tắm, quét nhà, hút bụi và cả cọ rửa nhà tắm. Chúng còn có tinh thần trách nhiệm đối với phòng ngủ của mình và cất quần áo đúng nơi quy định.

Dưới đây là một số gợi ý các công việc phù hợp với lứa tuổi khi bắt đầu giao việc cho con:

Trẻ từ 2 đến 4 tuổi: Đặt quần áo bẩn vào chậu giặt (hoặc vào rổ), cất dọn đồ chơi, mang bát vào bồn sau khi ăn xong, thay giấy vệ sinh trong nhà tắm.

Trẻ từ 5 đến 7 tuổi: Dọn dẹp giường mỗi sáng, hút bụi, ra lấy báo hoặc thư, cho chó hoặc mèo ăn, lau bụi trên sàn gỗ hoặc trên bàn, lau bụi trên bậu cửa sổ, nhặt lá, đeo cặp lên vai để sẵn sàng tới trường, giữ cho phòng ngủ ngăn nắp.

Trẻ trên 8 tuổi: Chuẩn bị cho bữa trưa mang tới trường, lau bụi, hút bụi, dọn bàn ăn, lau bàn ăn, cho bát đĩa vào máy rửa bát, lau khô bát đĩa, gấp quần áo, quét nhà, lau sàn, nhặt giác, phân loại quần áo và làm tất cả các công việc dành cho các bé từ 2 đến 7 tuổi đã kể trên.

Bạn hãy nhớ rằng đối với trẻ nhỏ hơn, bạn cần giao những công việc đơn giản, ít chi tiết hơn. Đừng mong đợi quá nhiều ở trẻ. Mục đích khi giao việc cho con là dạy con giá trị của lao động chăm chỉ, và chúng ta muốn con thành công chứ không phải thất bại với công việc đó. Thái độ của con trẻ đối với công việc sẽ phản hồi cách bạn phản ứng khi bé hoàn thành công việc. Bạn thường xuyên khen ngợi bé, nhưng phải đảm bảo cho bé hiểu rằng để trông nom nhà cửa thì cần phải làm những công việc này.

Nhà sư phạm học Elizabeth Pantley cho rằng, giao việc cho con trẻ là một cách tốt nhất để xây dựng lòng tự trọng và nhận thức về năng lực của bé. Những bé biết coi việc nhà là một điều bình thường của cuộc sống thì bé sẽ dễ dàng bước vào giai đoạn trưởng thành hơn so với những trẻ không có tinh thần trách nhiệm với các công việc đó.

(Theo Lamchame.com)


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Dạy con trong nhà bếp




Chuẩn bị bữa ăn và vui chơi cùng con nhỏ; các nhà tâm lý học khuyên nên làm hai điều ấy cùng lúc. Công việc bếp núc sẽ trở thành những thời khắc quan trọng để trẻ phát triển các kỹ năng và trí thông minh.

Nếu trẻ dưới 2 tuổi

Đặt em bé trong những chiếc ghế cao và chỉ cho bé xem các món rau quả và dụng cụ trong nhà bếp: "Con hãy nhìn trái cà chua này! Nó có màu đỏ! Mẹ sẽ cắt nó ra thành nhiều miếng nhỏ". Bằng cách đưa ra nhận xét về các hành động của mình và lôi cuốn sự quan tâm của em bé vào đó, bạn sẽ dạy được cho con những khái niệm phức tạp: nhặt (rau), gọt (khoai), bóc (cam), thái (thịt), lau chùi (bát đĩa).

Sau đó, bạn sẽ đưa cho bé cầm một loại rau quả đã được rửa sạch để bé quan sát. Giây phút hạnh phúc sẽ đến khi bé được nếm những sản phẩm mới: một trái anh đào, một miếng phó mát...

Nếu trẻ 2-4 tuổi

Đây là thời điểm bé có thể đáp ứng với những yêu cầu như: “Con hãy đưa cho mẹ một củ cải nhỏ. Không, không phải củ lớn như thế, mà là củ nhỏ”. Trẻ sẽ học cách đa dạng hóa những kinh nghiệm về giác quan: sống và chín, lạnh và nóng, trước và sau khi nấu, ngọt và mặn... Và đây là một trò chơi nhỏ: Cho trẻ tập phân nhóm các loại thực phẩm theo tiêu chí: mùi vị, màu sắc.

Đối với trẻ lớn hơn, chúng sẽ bắt đầu học về tính logic. Qua chế biến, bé sẽ hiểu được các khái niệm một nửa, gấp đôi, cùng một số lượng. Các khái niệm này có liên quan đến phạm trù khối lượng (nhiều hơn, ít hơn) và hình dạng (vuông tròn). Các em có thể sắp xếp các món rau quả tươi lên đĩa, trang trí các món bằng rau thơm. Hoặc các em có thể giúp mẹ làm món bánh gatô, tự chuẩn bị chiếc bánh cho riêng mình: vo viên bột, rải táo lên bánh để mẹ đưa vào lò. Các em sẽ thấy hạnh phúc vì đã tạo ra được những sản phẩm dễ thương.

Nếu trẻ 4-7 tuổi

Hãy tập cho trẻ biết tính toán: đếm số củ cà rốt, số muỗng bột mì, số lượng khách mời. Trẻ có thể gợi ý, đưa ra những giải pháp như: cho thêm gấp hai lần nguyên liệu, chia nguyên liệu ra làm 3 phần bằng nhau, hoặc tiến hành các quy trình cân, đong, đo, đếm, biết những giá trị nguyên liệu thay thế tương đương.

Nhân đây, trẻ sẽ học được cách tính thời gian chuẩn bị và chế biến nguyên liệu, những "mẹo vặt" nho nhỏ để rút bớt thời gian và công sức. Dần dần, trẻ sẽ trở thành một "nhân viên phụ bếp nhí" đầy tự hào, và nhân đấy cũng phát triển thêm trí thông minh của trẻ.

(Theo Phụ Nữ TPHCM)


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Trò chuyện với con về tình dục




Người cha nhận thấy ánh mắt của con mình nhìn cô bạn cùng lớp chính là cái nhìn của anh 30 năm trước. Chính ánh mắt ấy là cảm xúc rạo rực của tuổi mới lớn, phải trả một cái giá khá đắt: cả hai phải nghỉ học, cô bạn phải bỏ cái thai...

Câu chuyện của anh Minh Phương, một phụ huynh có con ở tuổi vị thành niên về những khám phá, rung động của tuổi dậy thì.

Khi đó, cảm xúc mãnh liệt đang dồn anh tới tận cùng và anh không biết phải hỏi ai hay làm gì để khống chế được nó. Bố mẹ anh đã mắng mỏ anh, sỉ nhục anh, coi chuyện đó như một điều nhơ bẩn. Và anh khóc hối hận cho những cảm xúc ấy và mãi 10 năm sau anh mới dám... yêu.

"Bây giờ bọn trẻ thật thoải mái trong việc tiếp cận giới tính, tình dục, các biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ một cách nghiêm túc rằng, không thể để con trẻ "đùa với lửa" được. Nó sẽ đốt cháy thằng bé cả về thể xác lẫn tinh thần, việc học hành và tương lai của cháu", anh tâm sự.

Tự chủ - cách giáo dục tích cực

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc yêu sớm ở lứa tuổi vị thành niên trong đó sự tác động lớn nhất là môi trường bên ngoài. Những bộ phim "nửa kín, nửa hở" đã kích thích trí tò mò của trẻ dẫn đến chuyện muốn quan hệ để khám phá bản thân.

Vậy làm thế nào giúp con mình có một tuổi vị thành niên an toàn, khỏe khoắn và lành mạnh?

- Các nhà tâm lý học lưu ý rằng nên nhắc nhở con mình về một số kinh nghiệm về tình dục đầu tiên thường phát sinh dưới tác động của rượu.

- Với con gái: nên nói với con về nguy cơ mang thai và nhiễm những căn bệnh qua đường tình dục; cần nói về chuyện ngừa thai và tình dục an toàn một thời gian dài trước khi chúng có khả năng sinh hoạt tình dục.

- Nên tự tin nói với con về chuyện tình yêu, tình dục, có thể tham khảo qua sách báo, chuyên gia tư vấn. Đừng bao giờ dùng lời răn đe khi nói chuyện về tình dục với chúng, vì như thế dễ khiến chúng trở nên "nổi loạn" hoặc lẩn tránh bạn.

- Khi bọn trẻ được cung cấp thông tin và hướng dẫn một cách thấu đáo về sức khỏe sinh sản, cảm xúc tuổi dậy thì cũng như hệ quả của việc quan hệ tình dục trước hôn nhân, chúng sẽ hiểu được mình cần phải làm gì.

Với những thông tin về các biện pháp tránh thai, nạo phá thai an toàn, trẻ vị thành niên sẽ có được những hành trang cần thiết để bước qua giai đoạn vị thành niên một cách an toàn, khỏe khoắn và lành mạnh.

(Theo Gia Đình Xã Hội)


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Giúp con tự tin khi làm bài




Xếp hạng cao hoặc được điểm cao chưa hẳn đã phản ảnh đúng học lực của con cái. Cha mẹ có thể dùng các "chiến lược" để giúp con cái không gian lận khi làm bài và thi cử.

1. Là bạn học của con cái

Hãy giúp con cái biết và cảm nhận rằng nếu gặp khó khăn ở trường thì có thể nhờ cha mẹ trợ giúp. Đừng bực tức hoặc la rầy chúng. Nếu trẻ cần cha mẹ hoặc ai đó dạy kèm thì hãy giúp chúng thỏa lòng. Nên chia sẻ với chúng về kinh nghiệm chống lại sự cám dỗ của việc quay cóp trong lúc thi cử để chúng noi gương.

2. Thảo luận về kết quả

Hãy luôn cho trẻ biết rằng điều gì chúng làm thì chúng phải chịu trách nhiệm. Hãy cùng trẻ xem bài vở và chỉ cho trẻ biết sự gian lận có thể bị phát hiện, bị nghi ngờ về học lực và thậm chí là bị đuổi học hoặc đình chỉ thi. Đây không là hăm dọa mà là giúp chúng nhận thức đúng đắn và chịu trách nhiệm về các hành động của mình.

3. Tạo thói quen học tập tốt

Rất cần tạo động lực học tập để trẻ tập thói quen tự học. Hãy cho trẻ biết mục đích của việc học, sắp xếp thời gian học và không bị phân tâm vì bất kỳ thứ gì (ti vi, điện thoại, máy vi tính, trò chơi...) trong lúc học.

4. Giảm bớt áp lực

Đừng làm cho trẻ cảm thấy thỏa mãn với điểm chúng đạt được, cũng đừng so sánh với anh chị em hoặc bạn bè của chúng. Đừng ép chúng học quá mức, vì như vậy có thể khiến trẻ cảm thấy bị yếu kém và dẫn đến việc gian lận.

5. Thấm nhuần giá trị

Đừng coi việc quay cóp là "chuyện nhỏ". Cha mẹ phải cho trẻ biết rằng, gian lận là sai, dù ở bất kỳ dạng nào. Động thái đó làm mất nhân cách, mất lòng tự trọng và bị giày vò bởi cảm giác tội lỗi. Nhờ giáo dục đạo đức tốt, trẻ sẽ dần thấm nhuần các giá trị nhân bản, có bản lĩnh, dám chống lại các động thái xấu.

(Theo Phụ Nữ TP HCM)


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Trẻ hư có thể do rối loạn tâm lý




Khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ương từng điều trị cho một bé trai 9 tuổi bị rối loạn hành vi dạng gây hấn, thích bạo lực. Qua tìm hiểu, các bác sĩ được biết đây là phản ứng của trẻ do hay bị bố mẹ mắng mỏ và thiếu sự chăm sóc, quan tâm.

Ở tuổi lên 9, cháu Văn Hùng đã có hành vi kinh người như chủ động đại tiện ra quần và bôi phân lên tường khi người lớn không cho xem chương trình truyền hình ưa thích, đập vỡ chai bia làm vũ khí chống lại khi bị bố mẹ mắng. Các trò chơi ưa thích của cháu là treo cổ búp bê, chiến đấu với những con vật (đồ chơi) to lớn hung dữ như khủng long, hổ, báo. Hùng đã nhiều lần bị nhốt trong nhà cả buổi vì có hành động như vậy.

Ở trường học, Hùng cũng biểu diễn các trò bạo lực, phá phách. Khi cô giáo hỏi tại sao làm vậy, cháu đáp gọn lỏn: "Ai bảo cứ mắng nên thích làm như thế đấy". Gia đình Hùng không hạnh phúc, bố mẹ ly thân, không quan tâm chăm sóc con. Các bác sĩ cho rằng những hành vi trên của trẻ có thể là cách giải tỏa những ấm ức phải chịu đựng hằng ngày. Sau một thời gian điều trị tâm lý, cháu đã học tốt và hết rối nhiễu.

Còn Đình Nam, 16 tuổi, học sinh trường giao dưỡng Thanh Trì (Hà Nội) cũng được coi là một trường hợp rối nhiễu tâm lý do hoàn cảnh. Nam tâm sự: "Ra trường, cháu xin ở lại đây hoặc đi đâu thì đi chứ dứt khoát không về nhà. Giờ thì cháu không còn sợ bị ăn đòn nữa nhưng không thích về vì bố cháu hay đánh mắng, rủa anh em cháu là đồ ăn hại, nuôi cho tốn cơm gạo. Mẹ sợ bố nên chẳng dám can ngăn gì. Cháu chán quá nên đã bỏ đi lang thang với bạn bè cho sướng, rồi gây nhiều lỗi mà bị đưa vào đây". Theo các nhà tâm lý, đây là trường hợp rối loạn trong hành động, cảm xúc thuộc loại có hành động chống đối gia đình, xã hội do sang chấn tinh thần.

Theo tiến sĩ Mai Thị Kim Thanh, khoa Xã Hội học Đại học quốc gia Hà Nội, việc bị bố mẹ đánh mắng thường xuyên, phải chứng kiến xung đột của bố mẹ hay có xung đột với bố mẹ mà không được giải tỏa... sẽ gây cho trẻ những vấn đề ứng xử trầm trọng kéo dài, thậm chí đến hết đời. Trẻ sẽ rút vào tháp ngà, trở nên "lãnh cảm", dễ mắc các bệnh tính, thậm chí bỏ học, đi bụi đời và phạm tội. Tuy vậy, trên thực tế, khi trẻ mắc lỗi, phần lớn các vị phụ huynh trừng phạt bằng cách mắng nhiếc (65%), đánh (26%).

Các nghiên cứu về trầm uất kinh niên ở trẻ em cho thấy, các xung đột gia đình, những câu nói nặng nề mà cha mẹ nói với nhau hoặc với trẻ có thể gây nên những tổn thương ở thùy não, tiểu não. Chúng ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thần kinh trẻ, nhất là vùng não phải chịu trách nhiệm về sự tập trung chú ý và trí nhớ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ kém phát triển về trí tuệ.

Bà Kim Thanh cho rằng, rối loạn tâm lý ở trẻ hiện đã trở thành một vấn đề xã hội. Nó xuất hiện cả ở những gia đình mà cha mẹ học vấn cao, sống trong môi trường có hệ thống truyền thông tốt. Điều tra tại Hà Nội cho thấy, các rối loạn này xuất hiện ở trẻ trong nhiều giai đoạn. Trong đó, những hành vi như nói dối, bắt nạt, đe dọa người khác, gây gổ, đánh nhau, chống đối... thường có ở những trẻ đang học cấp 2 - lứa tuổi còn non nớt về trí tuệ. Những xung đột trong cuộc sống có thể khiến trẻ nghi ngờ mọi cách giải quyết tích cực trước đây của mình như cần cù, chăm chỉ, vâng lời... và ứng xử theo hướng ngược lại. Những hành vi này có nguy cơ dẫn trẻ đến những rối loạn hành động mang tính chất nguy hiểm, gây hại cho bản thân và xã hội.

Tiến sĩ Phạm Thịnh, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em cho rằng, hầu hết trẻ em bất thường về tâm lý sống trong gia đình có hoàn cảnh không bình thường. Chẳng hạn như trường hợp của Nguyễn Vinh, 16 tuổi. Cậu bé này rất lười học và thường gây xung đột trong gia đình, nhất là với bố dượng. Ông này hay lấy đồ trong gia đình và của người khác cầm lấy tiền khao bạn bè. Vì vậy, dù được bố dượng cho ăn học tử tế và luôn tỏ ra mong muốn cậu sinh hoạt một cách quy củ nhưng Vinh vẫn thích phá quấy. Dù phải chịu nhiều hình phạt như nhịn ăn khi về muộn, đứng ngoài sân cả đêm, "cúp" tiền tiêu vặt... nhưng Vinh vẫn dửng dưng. Theo ông Thịnh, đây là dấu hiệu của một nhân cách bệnh lý hoặc loạn tâm thật sự do hoàn cảnh.

Để tránh rối nhiễu tâm lý cho trẻ em, giới chuyên môn khuyên các bậc cha mẹ nên dành nhiều thời gian để gần gũi và hiểu con cái. Điều quan trọng nhất là phải thật sự tôn trọng trẻ.

Thanh Nhàn


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

6 sai lầm trong nuôi dưỡng trẻ




Cho trẻ ăn quá nhiều hay quá ít chất đạm đều không tốt và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Những cách chăm sóc trẻ do thiếu kiến thức về dinh dưỡng hay cho trẻ ăn uống không đúng cách đều dẫn đến những hậu quả không tốt. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp ở các bà mẹ trong việc nuôi dưỡng trẻ ở những năm đầu.

1. Không cho trẻ bú mẹ ngay từ những ngày đầu sinh

Điều đó làm trẻ không tận dụng được nguồn sữa non, loại sữa chứa nhiều dưỡng chất và kháng thể, giúp trẻ chống lại bệnh tật, đặc biệt sữa non có chứa hàm lượng Vitamin A giúp trẻ tăng trưởng và tăng cân nhanh.

2. Cho trẻ uống quá nhiều nước trong khi lượng sữa uống trong ngày quá ít vì sợ trẻ thiếu nước

Chúng ta biết từ thời xưa ông bà ta thường nói "trẻ khóc vì khát sữa". Sữa là một thức ăn có chứa nhiều nước (dùng 90ml nước pha với lượng bột sữa theo quy định ta sẽ được 100ml sữa). Nếu các bà mẹ cho trẻ uông nước quá nhiều trẻ sẽ không còn cảm giác khát và trẻ sẽ no, như vậy lượng sữa trẻ uống trong ngày không đủ, trẻ sẽ không tăng cân, thậm chí còn sụt cân trong tháng, dần dần trẻ suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến chiều cao về sau.

3. Pha sữa với nước cháo hoặc bột cho trẻ bú

Đặc biệt đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi, trẻ sẽ bị đầy hơi, bụng trướng, không tiêu, phân nhiều bọt... gây hăm đỏ hậu môn và tiêu chảy. Đối với trẻ lớn hơn thì chậm tiêu khiến trẻ có cảm giác no lâu.

4. Ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn

Tuổi ăn dặm thông thường khi trẻ tròn 4 - 6 tháng tuổi. Ăn sớm lúc 2-3 tháng tuổi dễ bị rối loạn tiêu hóa, do khả năng tiêu tinh bột còn kém hoặc những trẻ 7-9 tháng mới được ăn dặm, thì khả năng chấp nhận thức ăn rất khó.

5. Cho trẻ ăn quá thiếu hoặc quá thừa chất

Một số bà mẹ chỉ nấu cháo với nước hầm xương,nước hầm thịt, nước rau, họ nghĩ rằng thế là đủ chất, thật ra các chất đạm và các chất dinh dưỡng khác đều nằm trong xác thịt hoặc xác rau. Có bà mẹ lại cho rằng cho trẻ ăn thật nhiều chất đạm (thịt, cá, tôm...) trẻ sẽ chóng lớn, điều đó làm cho trẻ khó tiêu, chán ăn và làm quá tải cho thận còn non yếu của trẻ.

6. Thiếu kiến thức trong cách chế biến thức ăn cho trẻ

Một trong những khuyết điểm thường gặp của các bà mẹ là nấu một nồi đủ các chất dinh dưỡng rồi đem xay nhuyễn và cứ thế cho trẻ ăn từ ngày này sang ngày khác. Đây là nguyên nhân khiến trẻ chán ăn kéo dài, dẫn đến tình trạng sụt cân thiếu chất dinh dưỡng.

Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ là một quá trình đòi hỏi nhiều công phu, không trẻ nào giống trẻ nào. Vì vậy cần phải có kiến thức cơ bản về dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, biết khắc phục những sai lầm để tránh tình trạng suy dinh dưỡng ngay từ năm đầu tiên của trẻ. Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển mọi mặt sau này, mà trong đó tầm vóc là một vấn đề đang được các bậc phụ huynh và lứa tuổi thanh thiếu niên quan tâm đến, để đừng nuối tiếc giá như trước đây...

Rồi những chuyện liên quan đến đường ruột như bắt trẻ "nghỉ ăn" khi tiêu chảy, sợ con đen nên không cho trẻ phơi nắng sáng khiến nhiều trẻ còi xương do thiếu Vitamin D... Đó là vài ví dụ điển hình từ vô số những bất hợp lý trong thói quen ăn uống của dân ta.

Theo Thanh Niên


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

"Nghệ thuật" dạy con




Khi dạy con, nếu bố mẹ cứ "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" như vậy, trẻ sẽ bị nhiễu thông tin.

"Tôi đã bảo mua đi cho xong chuyện, sao anh còn cố thủ?", "Nếu cái gì cũng chiều thì sau này nó hư ai chịu? Đúng là con hư tại mẹ, cháu hư tại bà!". Đây là một kịch bản không hiếm gặp tại các gia đi đình khi trẻ lên cơn mè nheo.

1001 chiêu của trẻ

Có thể nói, trẻ con rất thông minh. Khí thấy cha mẹ có giấu hiệu không thống nhất trong việc dạy dỗ, đứa trẻ thường nhận ra ngay.

Từ lúc một, hai tuổi, nó đòi cái này bố không cho, liền quay sang đòi mẹ. Lẽ ra, người vợ cần phải thống nhất cách dạy dỗ với chồng nhưng có những người lại làm ngược lại để tranh thủ tình cảm của con.

Đứa trẻ được mẹ chiều sung sướng cười toe toét. Nó kiêu hãnh nhìn bố ra vẻ không cần. Lớn lên chút nữa, nó càng biết "khai thác" sự không thống nhất của cha mẹ.

Khi cả hai bố mẹ đều kiên quyết không đáp ứng một yêu cầu nào đó của con, nó liền sử dụng thứ "vũ khí" rất lợi hại là giận dỗi, cao hơn là... bỏ cơm.

Đây là cách nó thử thần kinh bố mẹ. Nếu một trong hai người có vẻ "xuống thang", nó sẽ lợi dụng tấn công ngay để đạt tới thắng lợi. Qua đó có thể thấy, muốn giáo dục được con, cha mẹ phải đoàn kết, nhất trí.

Khi nhà có ông bà thì ông bà cũng phải dạy cháu giống bố mẹ đứa bé. Nếu ông hay bà chiều cháu thì bố mẹ cũng sẽ không dạy được con.

Hậu quả khôn lường

Một thí dụ đơn giản như khi mẹ đi làm về, vừa dựng xong cái xe, đứa con lên hai tuổi sà vào lòng đòi bế. Người mẹ đang mệt, người bẩn vì bụi bậm, mồ hôi nên bảo con để mẹ nghỉ ngơi, rửa ráy đã. Đứa trẻ không nghe, nói đòi bằng được mẹ bế, buộc mẹ phải lập tức đáp ứng nhu cầu, nếu không nó nằm lăn ra, giãy đành đạch ăn vạ.

Một đứa trẻ chỉ biết thỏa mãn nó, không biết thương ai, chắc chắn sẽ hư, lớn lên sẽ thành đứa con ích kỷ. Kẻ tồi tệ nhất trong xã hội là kẻ không biết thương ai khác, kể cả cha mẹ mình. Cho nên cha mẹ phải cùng cương quyết mới dạy được con. Nếu nói không được, con cứ lăn ra ăn vạ, hãy để mặc nó nằm đấy kêu khóc, chán phải nín.

Dù thương con cũng phải dạy con biết quan tâm đến ý muốn người khác và hiểu rằng "ăn vạ" không phải phương pháp "tối ưu" để đạt tới mục đích. Nếu một người phạt con, người kia lại tha thứ thì sẽ không bao giờ đạt được mục đích. Phần lớn trẻ con hay đòi hỏi và làm theo những gì nó thích, bất kể cha mẹ có thích hay không. Nếu để đòi gì được nấy, đứa trẻ sẽ không có "điểm dừng" và bắt đầu hư từ đó.

Nó sẽ không còn là niềm vui, niềm hạnh phúc của gia đình mà trở thành "cái nợ" luôn đòi hỏi những điều ngày càng ngang ngược. Có đứa trẻ đang ăn ném thìa không ăn nữa, đòi đi chơi. Đi qua phố thấy cái gì lạ mắt, nó lại đòi mua bằng được. Muốn dạy dỗ đứa trẻ đó, cha mẹ phải trao đổi trước với nhau.

Nếu một trong hai người tỏ ra mềm yếu, nhu nhược, nó sẽ "tấn công" vào người này để "chiến thắng" người kia. Và đôi khi nguyên nhân của những cuộc khẩu chiến của người lớn cũng từ đó mà ra.

Dạy con - phải học!

Nói chung việc chiều con bao giờ cũng dễ hơn việc dạy con. Chẳng hạn, con đòi bế, dù đang mệt hay đang giở việc gì, chỉ cần bế nó một lúc là xong, đứa trẻ "thắng lợi" cười khanh khách.

Nhưng để dạy nó biết thương mẹ, biết mẹ đi làm về cần được nghỉ ngơi, phải mất thời gian và công sức hơn nhiều.

Ở nhiều nước phát triển hiện nay, người ta coi việc dạy con là một nghệ thuật. Không phải cứ có con là tự khắc biết dạy mà phải học qua sách báo, qua các lớp học ngắn hạn.

Đến khi trở thành ông bà lại phải học cách dạy cháu, nếu không sẽ làm hỏng cháu và làm khổ bố mẹ nó.

Người ta nhận thấy ở những gia đình vợ chồng thương yêu, hòa hợp với nhau thì sự phối hợp nhịp nhàng để dạy con bao giờ cũng thuận lợi hơn những gia đình vợ chồng lục đục hoặc người này luôn tự phụ cho là mình đúng, người kia dốt nát không biết gì.

Khi người này luôn muốn dạy con ngược lại với người kia để tỏ ý bất hợp tác với nhau thì đứa trẻ sẽ trở thành nạn nhân của sự bất hòa.

Có thể cả hai cha mẹ đều là người tốt, có trình độ cao nhưng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" thì con vẫn hư và người phải gánh chịu trước nhất hậu quả của sự hư hỏng đó chính là cha mẹ.

Theo Thời Trang Trẻ


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Bạn là người thầy đầu tiên của con bạn




Bạn là người thầy đầu tiên của con bạn. Điều đó có khiến bạn bối rối không? Nếu bạn cảm thấy không thoải mái với cụm từ “người thầy” thì bạn có thể thay thế bằng cụm thừ “người hướng dẫn”: Bạn là người hướng dẫn đầu tiên của con bạn.

Tiến sĩ Jean Piaget, có nhiều thuyết về nền tảng giáo dục trong những năm đầu đời của trẻ, nói “trẻ nhỏ là một nhà thám hiểm, và công việc của những người lớn xung quanh trẻ là phải cung cấp các kinh nghiệm để kích thích quá trình phát triển của trẻ.” Một cách tóm tắt, Piaget nhận thấy rằng trẻ trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Trong giai đoạn đầu tiên, từ khi mới sinh cho đến khi bé 8 tháng tuổi, trẻ con bắt đầu tự học hỏi mà không thực sự hiểu điều gì đang diễn ra. Đầu tiên, trẻ tin rằng mọi vật chỉ tồn tại khi trẻ nhìn thấy, nghe thấy và sờ được. Những trẻ nhỏ hơn suy nghĩ rất khác các anh chị lớn và người lớn. Khái niệm của bé về thế giới toàn là những hiểu lầm.

Trong giai đoạn thứ hai, từ 18 tháng đến 7 tuổi, con bạn bắt đầu tự phân tách khỏi thế giới xung quanh. Bé bắt đầu suy nghĩ trước khi làm. Đây là thời gian bé bắt đầu phân biệt giữa tưởng tượng với thực tế.

Piaget nhận thấy tầm quan trọng của trò chơi trong giai đoạn này. Khi chúng ta tạo một cơ hội cho trẻ chơi, thử nghiệm, nói chuyện và thưởng thức môi trường xung quanh, chúng ta sẽ giúp bé hiểu về thế giới, hiểu về người khác và hiểu về bản thân nhiều hơn.

Cũng như bạn là người thầy đầu tiên của con bạn, các hoạt động vui chơi là những bài học đầu tiên của con. Trò chơi là công việc của con trẻ. Công việc đầu tiên của trẻ là học cách hoà nhập với thế giới, và bé học hỏi điều này thông qua đồ chơi. Bằng cách khuyến khích bé chơi và bằng cách thử nghiệm các kỹ năng mới, bạn đang trở thành người thầy đầu tiên của con. Một phần trong công việc dạy dỗ của bạn là biết và tạo ra các đồ chơi, trò chơi, các đồ dùng và các kinh nghiệm vui vẻ dành cho con bạn.

Em bé thích quan sát, nếm và sờ mọi thứ lạ lẫm và tuyệt vời trong thế giới xung quanh bé. Vì vậy bé sẽ khám phá đồ chơi và thế giới xung quanh bằng các giác quan của mình. Các em bé tập đi (từ 12 đến 24 tháng) chủ yếu quan tâm đến môi trường xung quanh và học hỏi những điều mới mẻ và thú vị. Các đồ vật trong thế giới thực quan trọng đối với các em bé ở lứa tuổi tập đi. Nồi, chảo, điện thoại, sách, ô và các dụng cụ làm vườn giúp các em bé ở lứa tuổi tập đi nhận thức về khái niệm tự tin bởi vì bé có thể sử dụng những thứ mà bé nhìn thấy cho đến khi bé lớn.

Các bé ở lứa tuổi mẫu giáo (từ 3 đến 4 tuổi) phát triển một khái niệm tốt về cách thế giới vận động, cách điều khiển cơ thể để làm những gì mà bé muốn, và cách hoà nhập với những người khác. Bé luyện tập các kỹ năng mới qua việc chơi. Bé không cần nhiều đồ chơi, nhưng bé cần những đồ chơi xây dựng và những dụng cụ giúp bé thực hành các kỹ năng của bé và diễn đạt các suy nghĩ cũng như các cảm xúc của bé. Các trò chơi, sách và xe đạp 3 bánh giúp con bạn điều khiển các kỹ năng. Các hình khối, bóng và các bút sáp màu to sẽ giúp bé dùng trí tưởng tượng và các ý tưởng của chính bé để chơi. Sơn màu, bút sáp và nước giúp bé bộc lộ tự do nhất. Các suy nghĩ và các ý tưởng có thể định hình và hầu hết sẽ trở thành hiện thực khi con bạn kết hợp chúng với một đồ chơi. Con bạn có thể trở thành thuỷ thủ trong bồn tắm hoặc có thể trở thành bếp trưởng trong trò chơi nặn bột nhão. Bé có thể vẽ con quỷ dưới gầm giường bằng bút sáp màu và sau đó sẽ xé bức vẽ đi.

Bạn cần giữ lại các đồ chơi và các vật liệu chơi này xung quanh nhà để duy trì sự cân bằng. Cuối cùng, ngôi nhà của bạn là lớp học đầu tiên của con bạn.



Nguồn: Familytlc.net


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Bạn là người thầy đầu tiên của con bạn




Bạn là người thầy đầu tiên của con bạn. Điều đó có khiến bạn bối rối không? Nếu bạn cảm thấy không thoải mái với cụm từ “người thầy” thì bạn có thể thay thế bằng cụm thừ “người hướng dẫn”: Bạn là người hướng dẫn đầu tiên của con bạn.

Tiến sĩ Jean Piaget, có nhiều thuyết về nền tảng giáo dục trong những năm đầu đời của trẻ, nói “trẻ nhỏ là một nhà thám hiểm, và công việc của những người lớn xung quanh trẻ là phải cung cấp các kinh nghiệm để kích thích quá trình phát triển của trẻ.” Một cách tóm tắt, Piaget nhận thấy rằng trẻ trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Trong giai đoạn đầu tiên, từ khi mới sinh cho đến khi bé 8 tháng tuổi, trẻ con bắt đầu tự học hỏi mà không thực sự hiểu điều gì đang diễn ra. Đầu tiên, trẻ tin rằng mọi vật chỉ tồn tại khi trẻ nhìn thấy, nghe thấy và sờ được. Những trẻ nhỏ hơn suy nghĩ rất khác các anh chị lớn và người lớn. Khái niệm của bé về thế giới toàn là những hiểu lầm.

Trong giai đoạn thứ hai, từ 18 tháng đến 7 tuổi, con bạn bắt đầu tự phân tách khỏi thế giới xung quanh. Bé bắt đầu suy nghĩ trước khi làm. Đây là thời gian bé bắt đầu phân biệt giữa tưởng tượng với thực tế.

Piaget nhận thấy tầm quan trọng của trò chơi trong giai đoạn này. Khi chúng ta tạo một cơ hội cho trẻ chơi, thử nghiệm, nói chuyện và thưởng thức môi trường xung quanh, chúng ta sẽ giúp bé hiểu về thế giới, hiểu về người khác và hiểu về bản thân nhiều hơn.

Cũng như bạn là người thầy đầu tiên của con bạn, các hoạt động vui chơi là những bài học đầu tiên của con. Trò chơi là công việc của con trẻ. Công việc đầu tiên của trẻ là học cách hoà nhập với thế giới, và bé học hỏi điều này thông qua đồ chơi. Bằng cách khuyến khích bé chơi và bằng cách thử nghiệm các kỹ năng mới, bạn đang trở thành người thầy đầu tiên của con. Một phần trong công việc dạy dỗ của bạn là biết và tạo ra các đồ chơi, trò chơi, các đồ dùng và các kinh nghiệm vui vẻ dành cho con bạn.

Em bé thích quan sát, nếm và sờ mọi thứ lạ lẫm và tuyệt vời trong thế giới xung quanh bé. Vì vậy bé sẽ khám phá đồ chơi và thế giới xung quanh bằng các giác quan của mình. Các em bé tập đi (từ 12 đến 24 tháng) chủ yếu quan tâm đến môi trường xung quanh và học hỏi những điều mới mẻ và thú vị. Các đồ vật trong thế giới thực quan trọng đối với các em bé ở lứa tuổi tập đi. Nồi, chảo, điện thoại, sách, ô và các dụng cụ làm vườn giúp các em bé ở lứa tuổi tập đi nhận thức về khái niệm tự tin bởi vì bé có thể sử dụng những thứ mà bé nhìn thấy cho đến khi bé lớn.

Các bé ở lứa tuổi mẫu giáo (từ 3 đến 4 tuổi) phát triển một khái niệm tốt về cách thế giới vận động, cách điều khiển cơ thể để làm những gì mà bé muốn, và cách hoà nhập với những người khác. Bé luyện tập các kỹ năng mới qua việc chơi. Bé không cần nhiều đồ chơi, nhưng bé cần những đồ chơi xây dựng và những dụng cụ giúp bé thực hành các kỹ năng của bé và diễn đạt các suy nghĩ cũng như các cảm xúc của bé. Các trò chơi, sách và xe đạp 3 bánh giúp con bạn điều khiển các kỹ năng. Các hình khối, bóng và các bút sáp màu to sẽ giúp bé dùng trí tưởng tượng và các ý tưởng của chính bé để chơi. Sơn màu, bút sáp và nước giúp bé bộc lộ tự do nhất. Các suy nghĩ và các ý tưởng có thể định hình và hầu hết sẽ trở thành hiện thực khi con bạn kết hợp chúng với một đồ chơi. Con bạn có thể trở thành thuỷ thủ trong bồn tắm hoặc có thể trở thành bếp trưởng trong trò chơi nặn bột nhão. Bé có thể vẽ con quỷ dưới gầm giường bằng bút sáp màu và sau đó sẽ xé bức vẽ đi.

Bạn cần giữ lại các đồ chơi và các vật liệu chơi này xung quanh nhà để duy trì sự cân bằng. Cuối cùng, ngôi nhà của bạn là lớp học đầu tiên của con bạn.



Nguồn: Familytlc.net


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Cha già, con còi cọc




Không chỉ phụ nữ, nam giới cũng không nên sinh con quá muộn vì nguy cơ tổn thương di truyền có thể gia tăng cùng với tuổi tác, trong đó có vấn đề vô sinh, sẩy thai cũng như khả năng thừa kế chứng còi xương cho hậu duệ.

Đây là kết luận từ kết quả nghiên cứu tinh trùng của 100 nam giới khỏe mạnh, không hút thuốc trong độ tuổi từ 22 đến 80 do các nhà khoa học ở Phòng Nghiên cứu Quốc gia Lawrence Livermore (California, Mỹ) thực hiện.

Càng nhiều tuổi, nam giới càng có nhiều tổn thương ADN tinh trùng, nguyên nhân gây vô sinh hay sẩy thai cho vợ. Tuổi tác cũng là lý do chính làm biến đổi gien, dẫn đến chứng còi xương, một dạng khiếm khuyết bẩm sinh có tính thừa kế thường xảy ra với 1/25.000 trường hợp, như tứ chi ngắn hơn và chiều cao tối đa khi trưởng thành chỉ khoảng 1 m2. So với thanh niên ở tuổi 20, người đàn ông tuổi 50 có nguy cơ sinh con bị lùn và còi xương cao hơn 34% và ở tuổi 80 là 85%.

Tuy nhiên, nghiên cứu không phát hiện mối tương quan giữa độ tuổi của nam giới và nguy cơ gia tăng hội chứng Down hay những dạng khiếm khuyết bẩm sinh khác có liên quan với một số hay nhiều nhiễm sắc thể, gồm hội chứng Turnner và hội chứng đa nhiễm thể X...

"Vì nguy cơ sinh con bị bệnh Down có nguyên nhân từ phía người mẹ và sẽ gia tăng khi cô ta càng gần đến tuổi 35 - đồng tác giả, BS Brenda Eskenazi ở Trung tâm Sức khỏe Cộng đồng thuộc ĐH California, Berkeley, cho biết. Đồng hồ sinh học cơ thể phụ nữ luôn gắn liền với sự gia tăng nguy cơ sẩy thai và sinh con bị trisomy, một chứng đa nhiễm thể. Nguy cơ sẩy thai sẽ càng gia tăng khi phụ nữ mang thai gần với tuổi mãn kinh".

Phát hiện này là hồi chuông cảnh báo cho cả hai giới khi ngày càng có nhiều người lập gia đình và sinh con muộn. "Khi tuổi càng cao, quý ông càng mất nhiều thời gian hơn cho sự thụ thai, cả khi lập gia đình với một phụ nữ trẻ..." - bài báo kết luận.

Theo Người lao động


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Cha già, con còi cọc




Không chỉ phụ nữ, nam giới cũng không nên sinh con quá muộn vì nguy cơ tổn thương di truyền có thể gia tăng cùng với tuổi tác, trong đó có vấn đề vô sinh, sẩy thai cũng như khả năng thừa kế chứng còi xương cho hậu duệ.

Đây là kết luận từ kết quả nghiên cứu tinh trùng của 100 nam giới khỏe mạnh, không hút thuốc trong độ tuổi từ 22 đến 80 do các nhà khoa học ở Phòng Nghiên cứu Quốc gia Lawrence Livermore (California, Mỹ) thực hiện.

Càng nhiều tuổi, nam giới càng có nhiều tổn thương ADN tinh trùng, nguyên nhân gây vô sinh hay sẩy thai cho vợ. Tuổi tác cũng là lý do chính làm biến đổi gien, dẫn đến chứng còi xương, một dạng khiếm khuyết bẩm sinh có tính thừa kế thường xảy ra với 1/25.000 trường hợp, như tứ chi ngắn hơn và chiều cao tối đa khi trưởng thành chỉ khoảng 1 m2. So với thanh niên ở tuổi 20, người đàn ông tuổi 50 có nguy cơ sinh con bị lùn và còi xương cao hơn 34% và ở tuổi 80 là 85%.

Tuy nhiên, nghiên cứu không phát hiện mối tương quan giữa độ tuổi của nam giới và nguy cơ gia tăng hội chứng Down hay những dạng khiếm khuyết bẩm sinh khác có liên quan với một số hay nhiều nhiễm sắc thể, gồm hội chứng Turnner và hội chứng đa nhiễm thể X...

"Vì nguy cơ sinh con bị bệnh Down có nguyên nhân từ phía người mẹ và sẽ gia tăng khi cô ta càng gần đến tuổi 35 - đồng tác giả, BS Brenda Eskenazi ở Trung tâm Sức khỏe Cộng đồng thuộc ĐH California, Berkeley, cho biết. Đồng hồ sinh học cơ thể phụ nữ luôn gắn liền với sự gia tăng nguy cơ sẩy thai và sinh con bị trisomy, một chứng đa nhiễm thể. Nguy cơ sẩy thai sẽ càng gia tăng khi phụ nữ mang thai gần với tuổi mãn kinh".

Phát hiện này là hồi chuông cảnh báo cho cả hai giới khi ngày càng có nhiều người lập gia đình và sinh con muộn. "Khi tuổi càng cao, quý ông càng mất nhiều thời gian hơn cho sự thụ thai, cả khi lập gia đình với một phụ nữ trẻ..." - bài báo kết luận.

Theo Người lao động


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Cùng chơi với con




Chơi với con là một công việc quan trọng!

Trong một thế giới bận rộn như ngày nay, chúng ta khó có thể dành thời gian để chơi với con. Tuy nhiên, chơi với con quan trọng cho cả người lớn và con trẻ. Khi chúng ta dành thời gian chơi với con, chúng ta đã giúp con tìm hiểu về thế giới xung quanh. Trò chơi còn làm tăng khả năng sáng tạo và có thể giúp chúng ta trở thành người giải quyết vấn đề tốt hơn. Khi chúng ta dành thời gian chơi với con, chúng ta thường cảm thấy bớt căng thẳng hơn và gắn bó với gia đình hơn.

Dành thời gian mỗi ngày để chơi với con.

Có nhiều trò chơi mà hàng ngày bạn có thể vui chơi cùng với con. Ví dụ, bạn có thể cùng con vẽ, chạy nhảy, đọc sách. Hoặc bạn có thể tận dụng thời gian. Ví dụ, bạn có thể hát cùng con trong khi đón con đi học về, chơi đố chữ khi bạn cùng con đi dạo,…

Đôi khi chúng ta thường nghĩ rằng chúng ta đã quá già để chơi những trò chơi “trẻ con” như vậy. Nhưng bạn có thể ngạc nhiên khi thấy “mình vẫn trẻ con” và điều này sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái.

Xây dựng sức mạnh của con.

Hãy để con lãnh đạo trong việc lựa chọn trò chơi. Con trẻ là những chuyên gia về vui chơi và biết chắc rằng trò nào sẽ khiến bé cảm thấy thoải mái. Con bạn có thể là những độc giả giỏi, nhà nghệ thuật,…

Bắt đầu chơi những trò mà con bạn chơi tốt và giúp bé xây dựng các mặt mạnh khác khi bạn chơi cùng con. Nếu con bạn đọc sách tốt nhưng cần sự trợ giúp trong môn vẽ, thì bạn hãy đọc sách cho con nghe, sau đó cùng bé vẽ một bức tranh minh hoạ cho cuốn sách đó.
Khen ngợi bất cứ thứ gì mà con vẽ. Bạn hãy nhớ rằng bức tranh mà con vẽ sẽ trông có vẻ rất buồn cười chứ không hoàn hảo. Bạn có thể bắt đầu vẽ một bức tranh trông có vẻ ngốc nghếch để con biết rằng mọi người chấp nhận sai lầm của bé.
Nếu thể chất của con bạn rất khoẻ nhưng bé cần bạn giúp đỡ trong môn toán, thì bạn có thể dạy bé học đếm bằng cách đếm xem bé đã nhảy bao nhiêu lần - hoặc bé nhảy xa bao nhiêu.
Bạn càng khiến cho việc học trở nên hứng thú, con trẻ càng thích học.

Con trẻ học hỏi qua trò chơi và bé có thể sẽ muốn lặp đi lặp lại một trò chơi để hoàn thiện một kỹ năng mới. Ví dụ, trẻ có thể muốn lặp đi lặp lại mọt từ mới để học về từ mới đó và các nguyên tắc sử dụng từ. Trò chơi cần gây hứng thú chứ không phải là một công việc.

Mặc dù trò chơi đôi khi có thể biến những hoạt động khó khăn trở nên dễ dàng hơn, nhưng bạn đừng biến thời gian chơi với con trở thành giờ học. Nếu con bạn cảm thấy mệt mỏi, bạn hãy ngừng chơi.

Khuyến khích con chơi với bạn.

Mặc dù chơi trò chơi điện tử hay xem ti vi đôi khi trở thành một hoạt động hứng thú dành cho gia đình, nhưng bé không được chơi quá nhiều. Mặc dù, nếu thỉnh thoảng chơi thì những hoạt động như vậy sẽ tốt đối với bé, nhưng bạn đừng để bé chơi thường xuyên. Khuyến khích con chơi các trò chơi khác mà bạn có thể cùng con chơi.

Dành thời gian cho mỗi trẻ

Khi bạn có nhiều con, thì dành thời gian để chơi với mỗi đứa có vẻ như là một công việc vất vả. Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể gắn bó với con cái.

Bạn có thể cùng bọn trẻ dựng lên một câu chuyện trong khi đang làm việc nhà, có thể nói tới những mối lo lắng của bọn trẻ trong khi đi siêu thị hoặc cùng nhau đọc một cuốn sách trong khi chờ mọi người ăn tối xong.
Mặc dù, bạn có thể sắp xếp để mỗi tuần đều có thể dành thời gian cho mỗi đứa con là một điều lý tưởng, nhưng điều đó cũng có nghĩa là bạn có thể dành thời gian chung cho tất cả bọn trẻ. Gia đình cùng chơi một trò chơi chung sẽ khiến các thành viên trong gia đình trở nên thân thiện và củng cố các mối quan hệ của bạn với con trẻ cũng như các mối quan hệ giữa bọn trẻ với nhau.

Lập kế hoạch cho thời gian của gia đình.

Sắp xếp thời gian đặc biệt để các thành viên trong gia đình cùng chơi với nhau. Bạn có thể sắp xếp thời gian này mỗi tuần, mỗi tháng hoặc bất cứ khi nào mọi thành viên trong gia đình có thể sẵn sàng. Đó là thời gian mà bạn đảm bảo rằng mọi người đều có mặt. Ngắt điện thoại và tivi. Điều quan trọng đối với bọn trẻ là cha mẹ chúng dành toàn bộ thời gian đó cho chúng mà không bị những cuộc gọi cắt ngang hay bố mẹ phân tán sự chú ý. Mọi người sẽ thu xếp thời gian khi biết rằng gia đình có thời gian đặc biệt. Bọn trẻ sẽ mong ngóng thời điểm mà cha mẹ dành thời gian cho chúng.

Hãy cùng mọi người quyết định xem sẽ cùng nhau làm gì trong khoảng thời gian dành cho gia đình. Bạn có thể cùng các thành viên ở nhà hoặc đến một nơi nào đó. Bạn hãy yêu cầu ý kiến của bọn trẻ. Bọn trẻ thường có những ý tưởng về những việc mà bọn trẻ thích cùng bạn làm. Có thể chúng muốn tới công viên, hoặc cùng chơi một trò chơi nào đó với mọi người. Bạn hãy để bọn trẻ càng sáng tạo càng tốt.


Nguồn: Đại học Delaware.

Biên dịch: Ngô Thu Hiền


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Dạy con nói xin lỗi




(Dân trí) - Ngay khi trẻ còn bé, thay vì la mắng hay phạt con khi mắc lỗi, cha mẹ nên dạy trẻ biết cách nói xin lỗi và nhận thức được cái sai. Điều này sẽ giúp trẻ rất nhiều trong việc định hình nhân cách.

Với trẻ nhỏ

Trước khi nói xin lỗi, trẻ cần nhận ra những gì mình làm là không đúng. Ở lứa tuổi bắt đầu biết nhận thứ (3-5 tuổi), trẻ nên được giải thích cho hiểu vì sao nói xin lỗi lại quan trọng.

Bạn có thể nói với con đơn giản thế này: “Mọi người phải nói xin lỗi khi làm gì đó khiến người khác tổn thương hay phiền lòng”.

Đặt con vào các tình huống ví dụ như “Nếu em Miu Miu của con bị người khác đánh đau con thấy sao?”, “Ai đó làm bẩn gấu bông của con thì thế nào nhỉ?”.

Gợi ý cho trẻ về cách sửa chữa khuyết điểm cũng là một phần quan trọng. Trẻ cần biết rằng lời xin lỗi chẳng có ý nghĩa nếu nó không đi kèm với việc sửa sai.

Trẻ trên 6 tuổi

Lúc này trẻ đã hình thành ý thức rõ hơn về mọi thứ xung quanh, về phân biệt và nhận thức đúng - sai. Trẻ cũng quan sát, nhận thức rõ hơn về thái độ của mọi người xung quanh.

Nhưng điều đó không có nghĩa trẻ đã tự có ý thức nói xin lỗi. Giai đoạn này trẻ hay quan sát, để ý và “dò xét” thái độ người lớn mỗi khi làm gì. Vì vậy, định hướng và uốn nắn trẻ thời gian này rất quan trọng.

Trẻ càng lớn càng mắc nhiều lỗi “nghiêm trọng” hơn. Do đó cha mẹ sẽ phải đặt ra nhiều quy định hơn với trẻ trong việc xin lỗi và sửa lỗi.

Ví dụ, nếu trẻ đá bóng làm vỡ cửa kính hàng xóm thì ngoài việc xin lỗi, cha mẹ sẽ giúp trẻ tìm cách sửa sai như dành tiền ăn sáng để mua đền kính, hứa sẽ không chơi sai chỗ quy định nữa.

Việc này giúp trẻ hình thành tính độc lập cao và biết chịu trách nhiệm về bất cứ lỗi lầm nào của mình dù nhỏ. Những bài học sẽ theo trẻ suốt đời, giúp trẻ định hình cá tính.

Giúp trẻ nói xin lỗi

Luôn khách quan

Rất khó để biết ai mắc lỗi mỗi khi trẻ nói “Không phải con làm” hay “Lỗi của bạn ấy”.

Đừng vội tìm nguyên nhân và ép trẻ xin lỗi. Giải thích để trẻ thấy cãi nhau là không đúng, và trước hết cả hai phải cảm thấy có lỗi vì đã xử xự không hay như vậy, còn ai mắc lỗi sẽ từ từ tìm hiểu.

Điều này giúp trẻ bình tĩnh và không cảm thấy “ấm ức” nếu bị ép buộc nói xin lỗi. Trẻ luôn muốn nhận được sự công bằng phán xử từ cha mẹ nên bạn phải thận trọng khi làm “trọng tài” trong những tình huống như thế.

Cùng trẻ sửa chữa lỗi sai

Tuổi này trẻ rất hay xấu hổ nên nói xin lỗi thật khó khăn. Hãy cùng con làm việc này để động viên trẻ.

Ví dụ đề nghị: “Mai bố sẽ cùng con gặp và xin lỗi bạn ấy nhé” hay “bố và con sẽ đi mua đền một cái bút mới rồi mai con mang cho bạn nhé”.

Đừng ép buộc

Bạn chỉ nên đóng vai trò chỉ dẫn, giải thích và động viên trẻ, không nên áp đặt. Việc xin lỗi phải là kết quả của quá trình trẻ tự nhận thức chứ không phải một quy định bắt buộc của bạn.

Trẻ nói xin lỗi chỉ vì đó là “mệnh lệnh” của cha mẹ thì lâu dần sẽ hình thành thói quen xấu. Bởi thế, bạn không nên ép buộc. Hãy để trẻ thực sự học được bài học sau mỗi lần mắc lỗi thay vì chỉ đơn giản học được hai từ “xin lỗi”.

Nói xin lỗi với trẻ

Khi bạn xin lỗi con, cháu sẽ hiểu đây không phải chuyện chỉ con nít mới phải làm. Đừng quên kèm lời giải thích vì sao bố/mẹ lại xin lỗi. Những lời nói và hành động của bạn lúc này chính là tấm gương sáng để trẻ noi theo.



Hải Yến / Theo Sheknows


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Dạy trẻ biết vâng lời




(Dân trí) - Ngay từ nhỏ nếu không được rèn giũa cẩn thận bé rất dễ có thói ỷ lại hay “việc hôm nay cứ để ngày mai”. Với vài lưu ý trong cách giao việc cho bé sau, bạn hãy tập cho con thói quen biết nghe lời và có trách nhiệm với công việc.

1. Tự quyết định việc bạn muốn con làm và cho bé thời gian chấp nhận “mệnh lệnh” - ngay lập tức hoặc trong vòng 15 phút, đại loại là phải có “khung” nhất định.

2. Cần có giao tiếp bằng mắt khi bạn đưa ra yêu cầu với con để chắc chắn rằng bé thật sự chú ý.

Đừng la toáng lên từ trong bếp. Nếu bạn đang dở tay, nên gọi bé đến bên rồi mới “phân công công việc” cho bé làm.

3. Truyền đạt yêu cầu của bạn tới con một cách cụ thể. Ví dụ nói: “Con đánh răng ngay bây giờ đi nếu không sẽ muộn học mất”.

4. Hãy theo dõi để chắc chắn rằng bé đang bắt đầu thực hiện yêu cầu của bạn.

5. Đừng quên tặng con lời khen khi bé ngoan ngoãn làm việc.

6. Nếu bé không làm, hoặc không hoàn thành đầy đủ công việc bạn yêu cầu, hãy hỏi bé: “Ba/mẹ đã bảo con làm gì?”.

7. Và nếu con trả lời chính xác nhiệm vụ của mình, hãy nói: “Tốt lắm, giờ con làm ngay đi”.

8. Nếu bé không chịu làm việc bạn giao, hãy “cấm vận” mọi hoạt động của bé: “Con sẽ không được làm gì khác nếu chưa hoàn thành công việc này”.

9. Trẻ bắt đầu mè nheo giận dỗi, hoặc tiếp tục phớt lờ, nên cho bé chút thời gian “nghỉ giữa hiệp”. Khi thoải mái trở lại, bạn tiếp tục nhắc nhở về công việc bé cần làm.

Đừng cho qua chuyện này, nếu không bé sẽ học cách trốn tránh trách nhiệm bằng cách hơi một tí là la khóc om sòm.



Hà Anh/Theo About


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Nuôi dạy “vịt trời”




(Dân trí) - Con gái “rắc rối” hơn con trai, bởi thế nuôi dạy các cô bé cũng cực kỳ vất vả. Đặc biệt khi bạn lại là một ông bố độc thân. Phải xoay xở thế nào để làm tốt vai trò của cả cha lẫn mẹ với đứa con ngày nào đó sẽ trở thành thiếu nữ?

Tìm “bạn tâm tình” cho con

Bạn giúp con uốn tóc, thậm chí mua cả cái “phong cách xi`-tin” cho con, nhưng dù sao bạn vẫn là một người đàn ông. Trong khi đó, cô bé thật sự cần một phụ nữ bên cạnh để dạy cháu cách trở thành thiếu nữ duyên dáng.

Người phụ nữ đầu tiên trong cuộc đời cô bé vẫn là mẹ. Bởi thế hãy ủng hộ mối quan hệ giữa hai mẹ con bằng hành động và lời nói của mình. Bạn đừng tỏ ra khó chịu, gắt gỏng hay ngăn cản con gái gặp mẹ.

Giao tiếp với con

Để làm tốt việc này, hãy tìm hiểu về lứa tuổi con. Những sách, tạp chí mà tuổi con hay đọc sẽ rất có ích cho bạn trong việc nắm bắt tâm lý cô bé, vì vậy đừng bỏ sót số nào. Thậm chí nên đọc ngay khi mua về, trước cả khi con bạn cầm đến nó.

Trước những câu hỏi của con đừng trả lời duy nhất một từ “có” hoặc “không” mà nên kéo dài cuộc đối thoại thêm nữa để cha con có thể đồng cảm.

Trao đổi với con thường xuyên giúp bạn hiểu được trái tim cô bé muốn gì và không ngỡ ngàng khi con chuyển từ bé nhóc sang thiếu nữ.

Dám ước mơ

Cùng con ước mơ sẽ mở ra toàn cảnh chân trời mới. Đó cũng là cách bạn cầu nguyện cho con một tương lai tươi sáng.

Người Do Thái có 5 cách chúc phúc: qua cử chỉ âu yếm, qua lời nói, nhấn mạnh các giá trị, gắn bó với người được chúc phúc hoặc vẽ nên một tương lai thật đặc biệt cho người này. Bạn đã bao giờ chúc phúc cho con theo cách đó chưa?

Thử nghe con gái rượu nói về mơ ước tương lai của cô bé. Hình dung của cô về chàng hoàng tử của mình như thế nào? Liệu cô bé có trở thành một người mẹ tốt không? Con gái bạn sẽ là bác sĩ trong tương lai, cô giáo, luật sư hay nhà thiết kế?

Trái tim có nhiều ngăn, mỗi ngăn là một mơ ước. Mở cánh cửa mơ ước vì thế cũng là một cách mở cửa trái tim.

Đừng bao giờ nói giấc mơ của con là “không tưởng” hay “thật ngu ngốc”. Mơ ước không bị trói buộc bởi xiềng xích của hiện thực. Hãy để ước mơ, hoài bão là đôi cánh đưa con đến tương lai.

Người phụ nữ trong thiếu nữ

Một người cha có con gái 15 tuổi tâm sự:

Con bé nói với tôi: “Con có cậu bạn trai. Tên cậu ấy là… Cậu ấy ngỏ ý hỏi liệu con có muốn chơi với cậu ấy, khiêu vũ cùng cậu ấy và… cưới cậu ấy không. Liệu con có thể làm vậy không bố?”

“Thế con muốn làm vậy không?” Tôi nhìn sâu vào mắt con bé. Có cái gì đó kiên định lạ thường. Con bé hình như đang trở thành thiếu nữ.

Vài tháng sau cháu đến dự dạ hội ở trường. Ở đó con bé khiêu vũ với một chàng trai trẻ, và anh ta hôn nó. Tôi nghe tụi nhỏ kháo nhau như vậy, chứ con bé thì chưa nói với tôi.

Tôi chủ động hỏi: “Bố nghe nói con đã hôn một anh chàng” - “Không, bố ạ. Anh ta hôn con” - “Có quan trọng gì. Vấn đề là hai đứa chạm môi” - “Không bố, quan trọng chứ. Anh ấy hôn con!”.

- “Thế sao con không đấm vào mặt gã đó?” - “Bố, bởi vì… ”, con bé ngập ngừng, “… con cũng thấy thích”.

Bạn có nghe tiếng người cha thở dài khi nhìn đứa con gái bé nhỏ của mình đang lớn? Rồi cha sẽ vượt qua vấn đề này, nhưng đó là chuyện của 5 năm nữa.

“Thực tế tôi không quá lo lắng như vẻ bên ngoài. Tôi nghĩ rằng mình vừa nhìn thấy một người phụ nữ tương lai trong đứa con gái bé bỏng. Và tôi mong gặp con bé khi ấy biết chừng nào.

Chỉ còn hai lời nói văng vẳng trong tâm trí tôi: “Anh đã làm tốt lắm, người đầy tớ trung thành tận tụy” và “Cám ơn bố. Con yêu bố rất nhiều”.



Huyền Trang /Theo Troublewith


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
34
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Ứng xử của cha mẹ với trẻ dậy thì sớm




Khi dậy thì sớm, trẻ rất sợ hãi vì thấy mình không được "bình thường" như các bạn. Nếu thiếu sự hướng dẫn, chia sẻ của cha mẹ, trẻ dễ hụt hẫng về tâm lý và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý sau này.

Dưới đây là những ý kiến trao đổi về vấn đề này của Tiến sĩ tâm lý Đinh Phương Duy, Hội Tâm lý Giáo dục TP HCM.

Chất lượng sống được nâng cao, trẻ dậy thì sớm

Theo tài liệu của tổ chức UNICEF, hiện nay, tuổi dậy thì của trẻ em Việt Nam sớm hơn rất nhiều, không còn "nữ thập tam, nam thập lục" nữa mà hạ xuống: nữ 11, nam 14; cá biệt có trẻ dậy thì sớm hơn nữa: nam 11, 12 tuổi, nữ 9-10 tuổi.

Tiến sĩ tâm lý Đinh Phương Duy cho biết, nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm là mức sống nâng cao, chất lượng dinh dưỡng được cải thiện, trẻ tiếp xúc với nhiều thông tin, phim ảnh, quan hệ xã hội cũng đa dạng hơn; đặc biệt còn do trẻ tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng nhân tạo (màn hình vi tính), hoá chất (xà bông, dầu thơm)... Tất cả đã kích hoạt bộ não dẫn đến hoạt động sinh lý sớm hơn.

Trẻ dậy thì sớm thể hiện qua việc tăng trưởng chiều cao nhanh, tăng cân, vỡ giọng (nam khàn, nữ tiếng cao hơn), mọc lông ở nách và vùng kín, ngực nở, nữ có kinh nguyệt, có thể có thai. Trẻ nam xuất tinh, thủ dâm. Tính nết của trẻ cũng thay đổi thất thường, dễ quên, hay nổi nóng, ngang bướng, muốn làm người lớn và chống lại người lớn...

Cha mẹ cần quan tâm, hướng dẫn, chăm sóc

Theo ông Duy, khi dậy thì sớm, trẻ rất sợ hãi vì thấy mình không được "bình thường" như các bạn. Trong thời gian này, nếu thiếu sự hướng dẫn chu đáo, chia sẻ của cha mẹ thì trẻ dễ hụt hẫng về tâm lý và có thể có những cách xử lý chưa đúng, đôi khi ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý sau này.

Các bậc cha mẹ hãy nghe lời tâm sự của các em: "Ngực tôi bắt đầu nhô ra khi tôi học lớp 5. Lúc đó, tôi sợ lắm, cứ ép chặt nó lại" hay một bé trai rất mặc cảm vì "cái ấy" của mình cứ dựng đứng lên khi nói chuyện với bạn gái trong lớp.

Do không được giải thích của người lớn, các em mang mặc cảm những khác lạ đó là tội lỗi. Cha mẹ hãy giải thích cho con hiểu, đó là những hiện tượng tự nhiên trong đời người, ai cũng phải trải qua và nó chứng tỏ con bắt đầu lớn. Các cháu cần được cha mẹ tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá thể thục, thể thao, xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh.

Gia đình cần tổ chức nếp sống lành mạnh

Các nhà tâm lý cũng khẳng định, trong gia đình cần tổ chức sinh hoạt văn hoá lành mạnh: thu xếp nhà cửa ngăn nắp; áo lót, quần lót nên cẩn thận; phòng tắm có cửa; người lớn tránh thay quần áo trước mặt trẻ. Đặc biệt, cha mẹ khi quan hệ vợ chồng phải tránh để con cái nhìn thấy. Tất cả những việc này tưởng chừng như đơn giản nhưng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, nhất là trẻ đang trong giai đoạn phát triển sinh lý, rất tò mò, muốn tìm hiểu về bản thân và những người khác giới.

Cung cấp cho trẻ kỹ năng tự phòng vệ để tránh bị lạm dụng

Theo Tiến sĩ Đinh Phương Duy, trẻ dậy thì sớm cần được cha mẹ hướng dẫn những kỹ năng phòng vệ. Phòng vệ không chỉ đối với người lạ mà cả người thân quen, đặc biệt là với những người mà trẻ phải chịu ảnh hưởng quyền lực như cha mẹ, chú bác, cô cậu dì, thầy cô giáo.

Ông cũng lưu ý, các bậc phụ huynh cần giúp con phân biệt các hành vi đáng ngờ (ôm, sờ mó vùng nhạy cảm như cổ, ngực, eo, mông, vùng kín). Trẻ cần được người lớn xác định đâu là lằn ranh giao tiếp giữa hai con người, giữa vai vế lớn nhỏ.

Ngoài ra, nên giải thích cho trẻ biết thế nào là hành vi quấy rối tình dục, xâm hại tình dục để trẻ hiểu là mình có quyền được phản kháng những hành vi đó, bất kể người kia là cha chú hay thầy cô. Trẻ phải biết nói không và tránh xa người đó. Không có gì xấu hổ khi la lớn, thông báo vấn đề với người lớn khác mà mình tin cậy như cha mẹ, thầy cô, công an. Thêm vào đó, cha mẹ cũng cần giáo dục con cảnh giác ngay với người cùng giới, vì bệnh đồng tính đang diễn biến khá phức tạp trong xã hội.

Cuối cùng, cha mẹ cần lắng nghe để biết diễn biến tâm lý của con trong hoàn cảnh cụ thể, qua đó, phát hiện những dấu hiệu khác thường để đồng hành với con.

Theo Phụ nữ


 

News

New Jobs

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,232
Bài viết
63,451
Thành viên
86,403
Thành viên mới nhất
HaLD

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN