TIN MỚI
Sáng 14/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 13 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà
Theo báo cáo, sau 10 năm triển khai Nghị quyết 13, nhiều chương trình, dự án công trình kết cấu hạ tầng, nhất là trong giao thông, năng lượng, thuỷ lợi, thông tin đã được đầu tư, đi vào khai thác. Hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn đã có những thay đổi vượt bậc, hiện đại hóa một bước, theo hướng đồng bộ.
Cùng với đó, hạ tầng đô thị thay đổi nhanh chóng, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM với sự hình thành của các trục hướng tâm, đường vành đai, nút giao lập thể giao lộ lớn, tuyến tránh đô thị, tuyến đường sắt đô thị… Tuy nhiên, đại diện các bộ, ngành, địa phương cũng thẳng thắn cho rằng, chưa có chính sách đột phá để huy động các nguồn lực nhà nước, nguồn lực xã hội , nguồn lực từ tài nguyên để thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung cho biết, quá trình thực hiện Nghị quyết 13 các bộ ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến việc bố trí vốn cho các dự án hạ tầng trọng tâm. Bên cạnh đó, do bối cảnh tăng trưởng thấp nên khả năng tích lũy để đầu tư cho hạ tầng suy giảm, rơi vào tình trạng thiếu nguồn lực.
Nêu thực trạng, yếu kém của hệ thống kết cấu hạ tầng mà Nghị quyết 13 nêu ra ‘vẫn còn nguyên giá trị’, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, nguyên nhân do tư duy phát triển kết cấu hạ tầng chậm đổi mới, thiếu tính liên thông, thiếu khả năng tích hợp, đồng bộ, thống nhất, tầm nhìn dài hạn của các công trình, dự án.
Trong thời gian tới, ông Trần Hồng Hà yêu cầu phải có quan điểm mới, tư duy mới, nhiệm vụ mới để phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, tích hợp hiện đại, đi trước và mở ra không gian phát triển mới. Trong đó, nguồn lực nhà nước tập trung cho những công trình hạ tầng thiết yếu, đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt vốn đầu tư tư.
Cơ chế, chính sách trong phát triển kết cấu hạ tầng phải đi trước về tư duy, tầm nhìn quy hoạch; đa dạng các hình thức huy động nguồn lực xã hội như đầu tư công quản trị công, đầu tư công quản trị tư; đầu tư tư quản trị công; đầu tư tư quản trị tư… Đồng thời, cải cách triệt để các thủ tục hành chính về đầu tư, đất đai, xây dựng, giao thông, năng lượng… đối với các dự án kết cấu hạ tầng.
Thủ tướng: Sửa Luật Đất đai không cầu toàn, không nóng vội
Link bài gốc: Cải cách triệt để thủ tục hành chính về đất đai, xây dựng
Sáng 14/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 13 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà
Theo báo cáo, sau 10 năm triển khai Nghị quyết 13, nhiều chương trình, dự án công trình kết cấu hạ tầng, nhất là trong giao thông, năng lượng, thuỷ lợi, thông tin đã được đầu tư, đi vào khai thác. Hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn đã có những thay đổi vượt bậc, hiện đại hóa một bước, theo hướng đồng bộ.
Cùng với đó, hạ tầng đô thị thay đổi nhanh chóng, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM với sự hình thành của các trục hướng tâm, đường vành đai, nút giao lập thể giao lộ lớn, tuyến tránh đô thị, tuyến đường sắt đô thị… Tuy nhiên, đại diện các bộ, ngành, địa phương cũng thẳng thắn cho rằng, chưa có chính sách đột phá để huy động các nguồn lực nhà nước, nguồn lực xã hội , nguồn lực từ tài nguyên để thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung cho biết, quá trình thực hiện Nghị quyết 13 các bộ ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến việc bố trí vốn cho các dự án hạ tầng trọng tâm. Bên cạnh đó, do bối cảnh tăng trưởng thấp nên khả năng tích lũy để đầu tư cho hạ tầng suy giảm, rơi vào tình trạng thiếu nguồn lực.
Nêu thực trạng, yếu kém của hệ thống kết cấu hạ tầng mà Nghị quyết 13 nêu ra ‘vẫn còn nguyên giá trị’, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, nguyên nhân do tư duy phát triển kết cấu hạ tầng chậm đổi mới, thiếu tính liên thông, thiếu khả năng tích hợp, đồng bộ, thống nhất, tầm nhìn dài hạn của các công trình, dự án.
Trong thời gian tới, ông Trần Hồng Hà yêu cầu phải có quan điểm mới, tư duy mới, nhiệm vụ mới để phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, tích hợp hiện đại, đi trước và mở ra không gian phát triển mới. Trong đó, nguồn lực nhà nước tập trung cho những công trình hạ tầng thiết yếu, đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt vốn đầu tư tư.
Cơ chế, chính sách trong phát triển kết cấu hạ tầng phải đi trước về tư duy, tầm nhìn quy hoạch; đa dạng các hình thức huy động nguồn lực xã hội như đầu tư công quản trị công, đầu tư công quản trị tư; đầu tư tư quản trị công; đầu tư tư quản trị tư… Đồng thời, cải cách triệt để các thủ tục hành chính về đầu tư, đất đai, xây dựng, giao thông, năng lượng… đối với các dự án kết cấu hạ tầng.
Thủ tướng: Sửa Luật Đất đai không cầu toàn, không nóng vội
Link bài gốc: Cải cách triệt để thủ tục hành chính về đất đai, xây dựng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Chất lượng tài sản ngân hàng: Kỳ vọng cải thiện vào...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Khi về già, thất bại lớn nhất không phải thiếu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Có 100 quả táo nhưng 99 quả có độc, bạn sẽ làm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vinhomes ra mắt đô thị cửa khẩu tiên phong tại Móng Cái
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Có hơn 2,6 tỷ đồng ở tuổi 70, không cho con cái một...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
4 trong số 5 lời tiên tri của người Maya đã ứng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu