TIN MỚI
Ở phân khúc căn hộ, đây là phân khúc có số lượng nguồn cung khá khẩm trên thị trường hơn so với các phân khúc khác. Ngoài Tp.HCM, các dự án căn hộ tại các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai cũng rộ nguồn cung mới trong quý vừa. Theo dự báo của DKRA Vietnam, trong thời gian tới phân khúc căn hộ có thể duy trì mức ổn định, trong đó nguồn cung chủ yếu ở phân khúc trung cấp. Giá có chiều hướng đi lên nhưng không biến động nhiều, giao dịch cũng ở mức ổn định.
Đại diện đơn vị này dự báo, giao dịch thứ cấp duy trì mức thanh khoản khá thấp và tập trung chủ yếu ở những dự án đã bàn giao nhà. Tuy nhiên, không có việc giảm giá thứ cấp trên diện rộng mà chỉ một vài NĐT yếu về tài chính mới chấp nhận cắt lỗ.
Theo dự báo của đơn vị này, trong quý 3 nguồn cung có thể sẽ tăng nhẹ so với quý 2, dao động ở mức 4.000 – 5.000 căn. Sức cầu chung toàn thị trường có thể duy trì xu hướng nhưng không đột biến. Trong đó, khu Đông và khu Nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn cung. Căn hộ hạng A và hạng B tiếp tục dẫn dắt thị trường trong khi nguồn cung căn hộ hạng C vẫn duy trì sự khan hiếm.
Ở phân khúc đất nền: Phân khúc này dự báo sẽ tiếp tục khan hiếm nguồn cung trong các quý tiếp theo. Giá ghi nhận sẽ ít có sự biến động do còn ảnh hưởng bởi dịch, sức mua còn chậm.
Theo các môi giới, từ giờ đến cuối năm tình hình sẽ không có sự đột biến cả về nguồn cung lẫn giao dịch. Sức mua hiện tại còn khựng lại do tâm lý của người mua còn lo lắng về dịch bệnh bùng phát trở lại. Họ vẫn giữ tiền để chờ thị trường tốt hơn.
Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà nhiều NĐT có vốn dày vẫn đi gom đất nền ở một số khu vực có các thông tin tốt về hạ tầng giao thông để mua, chờ sinh lời.
Theo ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận R&D DKRA Vietnam, đất nền dù giao dịch và nguồn cung giảm nhiệt so với cùng kì năm ngoái nhưng đây vẫn là phân khúc được NĐT ưa chuộng. Tuy vậy, với đất nền Tp.HCM hiện mặt bằng giá đã lên quá cao nên nhu cầu có xu hướng dịch chuyển mạnh về khu tỉnh lân cận ven TP.
Phân khúc biệt thự, nhà phố: Theo JLL Việt Nam, ở phân khúc này nguồn cung dự báo sẽ tiếp tục khan hiếm trong giai đoạn tới. Dù giao dịch sẽ không đột biến nhưng các chủ đầu tư vẫn tự tin để tăng giá bán.
Còn theo DKRA, trong quý 3 phân khúc nhà phố, biệt thự có thể giảm nhẹ so với quý 2. Khu Đông tiếp tục dẫn đầu thị trường về nguồn cung của phân khúc này. Sức cầu thị trường có thể duy trì xu hướng hồi phục từ cuối Quý 2 nhưng khó có sự gia tăng đột biến.
BĐS nghỉ dưỡng: Đây là loại hình được dự báo còn gặp khó khăn trong quý tới do sức cầu vẫn chưa hồi phục hẳn.
Tuy nhiên, loại hình này được dự báo sẽ phục hồi trở lại khi mà lượng khách quốc tế quay lại du lịch. BĐS nghỉ dưỡng được dự báo vẫn còn nhiều tiềm năng để khai thác, không chỉ ở các thị trường du lịch truyền thống mà các dự án BĐS có xu hướng tập trung mạnh về các thị trường mới nổi.
Ông Phạm Lâm, CEO DKRA Vietnam cho rằng, với thị trường BĐS hiện nay nên loại bỏ tư duy là cứ thấy chỗ nào sốt là "nhảy vào", mà nên nhìn vào giá trị gia tăng của phân khúc BĐS trong tương lai.
Nói về phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, ông Lâm cho rằng, rõ ràng thanh khoản phân khúc này bị giảm nhưng tôi nghĩ thị trường này giống như mạch nước đang chảy. Chiến lược về du lịch không thay đổi, mục tiêu đến năm 2025 đón 20 triệu lượt khách quốc tế. Như vậy, đây mới là thời điểm phù hợp để mua đầu tư, lựa chọn được sản phẩm tốt. Còn khi thị trường tốt lên thì làm gì có nhiều sự lựa chọn.
Ông Lâm cho rằng, không thể phủ nhận thị trường BĐS đang chậm lại so với thời điểm trước do tác động cùng lúc nhiều yếu tố nhưng nhìn chung, bức tranh BĐS còn khá hấp dẫn, tích cực ở các phân khúc từ căn hộ, đất nền, nhà phố đến BĐS nghỉ dưỡng.
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Các phân khúc BĐS sẽ diễn biến thế nào trong quý 3 tới?
Ở phân khúc căn hộ, đây là phân khúc có số lượng nguồn cung khá khẩm trên thị trường hơn so với các phân khúc khác. Ngoài Tp.HCM, các dự án căn hộ tại các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai cũng rộ nguồn cung mới trong quý vừa. Theo dự báo của DKRA Vietnam, trong thời gian tới phân khúc căn hộ có thể duy trì mức ổn định, trong đó nguồn cung chủ yếu ở phân khúc trung cấp. Giá có chiều hướng đi lên nhưng không biến động nhiều, giao dịch cũng ở mức ổn định.
Đại diện đơn vị này dự báo, giao dịch thứ cấp duy trì mức thanh khoản khá thấp và tập trung chủ yếu ở những dự án đã bàn giao nhà. Tuy nhiên, không có việc giảm giá thứ cấp trên diện rộng mà chỉ một vài NĐT yếu về tài chính mới chấp nhận cắt lỗ.
Theo dự báo của đơn vị này, trong quý 3 nguồn cung có thể sẽ tăng nhẹ so với quý 2, dao động ở mức 4.000 – 5.000 căn. Sức cầu chung toàn thị trường có thể duy trì xu hướng nhưng không đột biến. Trong đó, khu Đông và khu Nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn cung. Căn hộ hạng A và hạng B tiếp tục dẫn dắt thị trường trong khi nguồn cung căn hộ hạng C vẫn duy trì sự khan hiếm.
Ở phân khúc đất nền: Phân khúc này dự báo sẽ tiếp tục khan hiếm nguồn cung trong các quý tiếp theo. Giá ghi nhận sẽ ít có sự biến động do còn ảnh hưởng bởi dịch, sức mua còn chậm.
Theo các môi giới, từ giờ đến cuối năm tình hình sẽ không có sự đột biến cả về nguồn cung lẫn giao dịch. Sức mua hiện tại còn khựng lại do tâm lý của người mua còn lo lắng về dịch bệnh bùng phát trở lại. Họ vẫn giữ tiền để chờ thị trường tốt hơn.
Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà nhiều NĐT có vốn dày vẫn đi gom đất nền ở một số khu vực có các thông tin tốt về hạ tầng giao thông để mua, chờ sinh lời.
Theo ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận R&D DKRA Vietnam, đất nền dù giao dịch và nguồn cung giảm nhiệt so với cùng kì năm ngoái nhưng đây vẫn là phân khúc được NĐT ưa chuộng. Tuy vậy, với đất nền Tp.HCM hiện mặt bằng giá đã lên quá cao nên nhu cầu có xu hướng dịch chuyển mạnh về khu tỉnh lân cận ven TP.
Phân khúc biệt thự, nhà phố: Theo JLL Việt Nam, ở phân khúc này nguồn cung dự báo sẽ tiếp tục khan hiếm trong giai đoạn tới. Dù giao dịch sẽ không đột biến nhưng các chủ đầu tư vẫn tự tin để tăng giá bán.
Còn theo DKRA, trong quý 3 phân khúc nhà phố, biệt thự có thể giảm nhẹ so với quý 2. Khu Đông tiếp tục dẫn đầu thị trường về nguồn cung của phân khúc này. Sức cầu thị trường có thể duy trì xu hướng hồi phục từ cuối Quý 2 nhưng khó có sự gia tăng đột biến.
BĐS nghỉ dưỡng: Đây là loại hình được dự báo còn gặp khó khăn trong quý tới do sức cầu vẫn chưa hồi phục hẳn.
Tuy nhiên, loại hình này được dự báo sẽ phục hồi trở lại khi mà lượng khách quốc tế quay lại du lịch. BĐS nghỉ dưỡng được dự báo vẫn còn nhiều tiềm năng để khai thác, không chỉ ở các thị trường du lịch truyền thống mà các dự án BĐS có xu hướng tập trung mạnh về các thị trường mới nổi.
Ông Phạm Lâm, CEO DKRA Vietnam cho rằng, với thị trường BĐS hiện nay nên loại bỏ tư duy là cứ thấy chỗ nào sốt là "nhảy vào", mà nên nhìn vào giá trị gia tăng của phân khúc BĐS trong tương lai.
Nói về phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, ông Lâm cho rằng, rõ ràng thanh khoản phân khúc này bị giảm nhưng tôi nghĩ thị trường này giống như mạch nước đang chảy. Chiến lược về du lịch không thay đổi, mục tiêu đến năm 2025 đón 20 triệu lượt khách quốc tế. Như vậy, đây mới là thời điểm phù hợp để mua đầu tư, lựa chọn được sản phẩm tốt. Còn khi thị trường tốt lên thì làm gì có nhiều sự lựa chọn.
Ông Lâm cho rằng, không thể phủ nhận thị trường BĐS đang chậm lại so với thời điểm trước do tác động cùng lúc nhiều yếu tố nhưng nhìn chung, bức tranh BĐS còn khá hấp dẫn, tích cực ở các phân khúc từ căn hộ, đất nền, nhà phố đến BĐS nghỉ dưỡng.
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Các phân khúc BĐS sẽ diễn biến thế nào trong quý 3 tới?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bán đất trái thẩm quyền, xóa tư cách Chủ tịch huyện...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TP. Hà Nội xin 'tự quyết' các dự án đầu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Các mẹ có con đam mê sách từ nhỏ 'bật mí'...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Ông lớn" Fe Credit thua lỗ gần 3.000 tỷ trong nửa...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu