TIN MỚI
Nhiều nhà băng đã gần vạch đích
Một nửa chặng đường 2021 đã đi qua với rất nhiều khó khăn, thử thách mà ở đó, đại dịch COVID-19 tác động sâu sắc đến hầu khắp các lĩnh vực của nền kinh tế.
Dù vậy, ngành ngành ngân hàng vẫn có kết quả khá khả quan khi phần lớn thành viên đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng tốt, thậm chí có thành viên đã cán đích kế hoạch lợi nhuận năm chỉ trong 6 tháng.
Saigonbank là một ví dụ. Báo cáo tài chính quý 2/2021 mới công bố của ngân hàng cho biết, 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Saigonbank đạt 136 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, ngân hàng chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay ở mức 130 tỷ đồng. Theo đó, mới chỉ qua 6 tháng nhưng ngân hàng đã hoàn thành vượt kế hoạch cả năm 2021. Đây cũng là ngân hàng đầu tiên cán đích kế hoạch lợi nhuận trong năm nay.
Trong khi đó, MSB cũng đang tiến đến rất gần đích khi hoàn thành được tới 95,1% kế hoạch năm chỉ trong 6 tháng. Cụ thể, sau 2 quý, ngân hàng này ghi nhận lợi nhuận trước thuế 3.119 tỷ đồng, gấp tới hơn 3 lần cùng kỳ. Trong đó, thu nhập từ lãi tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng với nhu cầu tín dụng trong 6 tháng đầu năm duy trì ổn định. Tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng 15% so với đầu năm đạt hơn 91 nghìn tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của MSB cũng có sự bứt phá mạnh mẽ, đạt gần 2.400 tỷ đồng.
Ngoài ra, việc xử lý nợ xấu hiệu quả cũng là yếu tố quan trọng, tạo luân chuyển vốn, tăng lãi bất thường cho các ngân hàng. Kienlongbank là một ví dụ điển hình.
Nhờ giải quyết được khoản nợ xấu tồn đọng với dư nợ có khả năng mất vốn liên quan lên đến gần 1.900 tỷ đồng hồi đầu năm nên kết thúc 6 tháng đầu năm, Kienlongbank đạt lợi nhuận trước thuế 805,70 tỷ đồng, tăng tới 409,26% so với cùng kỳ. Với kết quả này, ngân hàng đã hoàn thành 80,57% kế hoạch lợi nhuận năm 2021.
Tương tự, nhiều thành viên khác như Argibank, NamABank, VietinBank, SeABank hay LienVietPostBank cũng chỉ cần nửa năm để hoàn 2/3 chỉ tiêu lợi nhuận năm.
Ở chiều ngược lại, một số ngân hàng vẫn chưa đi được một nửa quãng đường như Eximbank (mới hoàn thành 25,8% kế hoạch), VietBank (29,6%), OCB (48,4%)…
Xét về con số tuyệt đối, Vietcombank vẫn đang dẫn đầu hệ thống với mức lợi nhuận ghi nhận trong 6 tháng đầu năm lên tới 13.570 tỷ đồng, tăng trưởng 23,6% so với cùng kỳ, hoàn thành 53% kế hoạch năm.
Trong khi đó, Techcombank - một đại diện từ khối ngân hàng thương mại tư nhân tiếp tục vượt qua các “ông lớn” VietinBank và BIDV để trở thành ngân hàng đạt lợi nhuận cao thứ 2 hệ thống sau 6 tháng, với 11.536 tỷ đồng, tăng trưởng 71,2% so với cùng kỳ và hoàn thành 58,3% kế hoạch năm.
VietinBank đứng thứ ba với lợi nhuận trước thuế 10.850 tỷ đồng,tăng trưởng 45% so với cùng kỳ, hoàn thành 64,6% kế hoạch. Trong khi đó, dù chưa công bố báo cáo tài chính hợp nhất, nhưng một “ông lớn” có vốn nhà nước khác là Agribank cũng đạt kết quả khả quan với 9.464 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế riêng lẻ sau 6 tháng, cao thứ tư trong hệ thống.
Với kết quả này, Agribank đã hoàn thành 69,4% kế hoạch lợi nhuận của cả năm (13.640 tỷ đồng).
Con số có “khủng” như công bố?
Như trên, kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng được đánh giá là mảng sáng hiếm hoi trong bức tranh chung không mấy sáng sủa của cả nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, theo giới phân tích, kết quả trên báo cáo tài chính vẫn chưa phản ánh đầy đủ lợi nhuận của các nhà băng.
Để tạo điều kiện cho ngân hàng có thể cho vay hỗ trợ doanh nghiệp thì Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01, Thông tư 03 về cơ cấu nợ, không chuyển nhóm nợ, nhờ đó các ngân hàng chưa phải trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ với các khoản nợ xấu được tái cơ cấu.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng – Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, nhờ chính sách này, lợi nhuận của các ngân hàng chưa được phản ánh một cách đầy đủ.
“Theo tôi biết, số nợ cơ cấu theo Thông tư 01/2020 và Thông tư 03/2021 hiện nay là 347 nghìn tỷ đồng. Nhưng con số này khả năng sẽ còn lớn hơn. Chỉ cần ước chừng 30% biến thành nợ xấu thì khoản nợ xấu cũng là rất lớn, áp lực theo đó cũng rất lớn.
Chính vì áp lực này mà các chuyên gia phân tích đánh giá ngân hàng có lợi nhuận cao một phần chưa đánh giá đúng các rủi ro. Nếu phải trích đầy đủ thì mức lợi nhuận đó sẽ không còn được như vậy”, ông Hùng nói.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cũng cho rằng, chính sách về tái cơ cấu nợ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19 khiến cho tình trạng nợ xấu của các ngân hàng chưa được đánh giá chính xác trên các báo cáo tài chính gần nhất. Một khi con số nợ xấu bị lộ rõ, các khoản chi phí dự phòng tăng mạnh sẽ ăn mòn lợi nhuận ngân hàng trong thời gian tới.
Bizlive
Link bài gốc: Các nhà băng đang ở đâu so với vạch đích kế hoạch 2021, lợi nhuận có “khủng” như công bố?
Nhiều nhà băng đã gần vạch đích
Một nửa chặng đường 2021 đã đi qua với rất nhiều khó khăn, thử thách mà ở đó, đại dịch COVID-19 tác động sâu sắc đến hầu khắp các lĩnh vực của nền kinh tế.
Dù vậy, ngành ngành ngân hàng vẫn có kết quả khá khả quan khi phần lớn thành viên đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng tốt, thậm chí có thành viên đã cán đích kế hoạch lợi nhuận năm chỉ trong 6 tháng.
Saigonbank là một ví dụ. Báo cáo tài chính quý 2/2021 mới công bố của ngân hàng cho biết, 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Saigonbank đạt 136 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, ngân hàng chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay ở mức 130 tỷ đồng. Theo đó, mới chỉ qua 6 tháng nhưng ngân hàng đã hoàn thành vượt kế hoạch cả năm 2021. Đây cũng là ngân hàng đầu tiên cán đích kế hoạch lợi nhuận trong năm nay.
Trong khi đó, MSB cũng đang tiến đến rất gần đích khi hoàn thành được tới 95,1% kế hoạch năm chỉ trong 6 tháng. Cụ thể, sau 2 quý, ngân hàng này ghi nhận lợi nhuận trước thuế 3.119 tỷ đồng, gấp tới hơn 3 lần cùng kỳ. Trong đó, thu nhập từ lãi tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng với nhu cầu tín dụng trong 6 tháng đầu năm duy trì ổn định. Tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng 15% so với đầu năm đạt hơn 91 nghìn tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của MSB cũng có sự bứt phá mạnh mẽ, đạt gần 2.400 tỷ đồng.
Ngoài ra, việc xử lý nợ xấu hiệu quả cũng là yếu tố quan trọng, tạo luân chuyển vốn, tăng lãi bất thường cho các ngân hàng. Kienlongbank là một ví dụ điển hình.
Nhờ giải quyết được khoản nợ xấu tồn đọng với dư nợ có khả năng mất vốn liên quan lên đến gần 1.900 tỷ đồng hồi đầu năm nên kết thúc 6 tháng đầu năm, Kienlongbank đạt lợi nhuận trước thuế 805,70 tỷ đồng, tăng tới 409,26% so với cùng kỳ. Với kết quả này, ngân hàng đã hoàn thành 80,57% kế hoạch lợi nhuận năm 2021.
Tương tự, nhiều thành viên khác như Argibank, NamABank, VietinBank, SeABank hay LienVietPostBank cũng chỉ cần nửa năm để hoàn 2/3 chỉ tiêu lợi nhuận năm.
Ở chiều ngược lại, một số ngân hàng vẫn chưa đi được một nửa quãng đường như Eximbank (mới hoàn thành 25,8% kế hoạch), VietBank (29,6%), OCB (48,4%)…
Xét về con số tuyệt đối, Vietcombank vẫn đang dẫn đầu hệ thống với mức lợi nhuận ghi nhận trong 6 tháng đầu năm lên tới 13.570 tỷ đồng, tăng trưởng 23,6% so với cùng kỳ, hoàn thành 53% kế hoạch năm.
Trong khi đó, Techcombank - một đại diện từ khối ngân hàng thương mại tư nhân tiếp tục vượt qua các “ông lớn” VietinBank và BIDV để trở thành ngân hàng đạt lợi nhuận cao thứ 2 hệ thống sau 6 tháng, với 11.536 tỷ đồng, tăng trưởng 71,2% so với cùng kỳ và hoàn thành 58,3% kế hoạch năm.
VietinBank đứng thứ ba với lợi nhuận trước thuế 10.850 tỷ đồng,tăng trưởng 45% so với cùng kỳ, hoàn thành 64,6% kế hoạch. Trong khi đó, dù chưa công bố báo cáo tài chính hợp nhất, nhưng một “ông lớn” có vốn nhà nước khác là Agribank cũng đạt kết quả khả quan với 9.464 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế riêng lẻ sau 6 tháng, cao thứ tư trong hệ thống.
Với kết quả này, Agribank đã hoàn thành 69,4% kế hoạch lợi nhuận của cả năm (13.640 tỷ đồng).
Con số có “khủng” như công bố?
Như trên, kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng được đánh giá là mảng sáng hiếm hoi trong bức tranh chung không mấy sáng sủa của cả nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, theo giới phân tích, kết quả trên báo cáo tài chính vẫn chưa phản ánh đầy đủ lợi nhuận của các nhà băng.
Để tạo điều kiện cho ngân hàng có thể cho vay hỗ trợ doanh nghiệp thì Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01, Thông tư 03 về cơ cấu nợ, không chuyển nhóm nợ, nhờ đó các ngân hàng chưa phải trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ với các khoản nợ xấu được tái cơ cấu.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng – Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, nhờ chính sách này, lợi nhuận của các ngân hàng chưa được phản ánh một cách đầy đủ.
“Theo tôi biết, số nợ cơ cấu theo Thông tư 01/2020 và Thông tư 03/2021 hiện nay là 347 nghìn tỷ đồng. Nhưng con số này khả năng sẽ còn lớn hơn. Chỉ cần ước chừng 30% biến thành nợ xấu thì khoản nợ xấu cũng là rất lớn, áp lực theo đó cũng rất lớn.
Chính vì áp lực này mà các chuyên gia phân tích đánh giá ngân hàng có lợi nhuận cao một phần chưa đánh giá đúng các rủi ro. Nếu phải trích đầy đủ thì mức lợi nhuận đó sẽ không còn được như vậy”, ông Hùng nói.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cũng cho rằng, chính sách về tái cơ cấu nợ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19 khiến cho tình trạng nợ xấu của các ngân hàng chưa được đánh giá chính xác trên các báo cáo tài chính gần nhất. Một khi con số nợ xấu bị lộ rõ, các khoản chi phí dự phòng tăng mạnh sẽ ăn mòn lợi nhuận ngân hàng trong thời gian tới.
Bizlive
Link bài gốc: Các nhà băng đang ở đâu so với vạch đích kế hoạch 2021, lợi nhuận có “khủng” như công bố?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Top 3 Cách Xu Hướng Marketing Facebook
- Thread starter nguyenlap.mkt
- Ngày bắt đầu
Loại quả mùa thu được mệnh danh là “trái cây của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bán đất trái thẩm quyền, xóa tư cách Chủ tịch huyện...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TP. Hà Nội xin 'tự quyết' các dự án đầu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Các mẹ có con đam mê sách từ nhỏ 'bật mí'...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu