Theo Bộ Xây dựng, mục đích của Quỹ tín thác bất động sản là huy động vốn nhàn rỗi của các nhà đầu tư nhỏ lẻ thông qua phát hành chứng chỉ quỹ để đầu tư vào lĩnh vực nhà ở
Quỹ tín thác BĐS là mô hình quỹ chuyên đầu tư trong lĩnh vực bất động sản nói chung và nhà ở nói riêng đang được nhiều người đặc biệt quan tâm. Điều này khắc phục được tình trạng vốn cho thị trường nhà ở chỉ trông chờ vào ngân hàng như hiện nay.
Quỹ này được đầu tư 100% vốn vào BĐS và sẽ được ưu đãi về thuế. Quỹ tín thác BĐS được xem là một trong những cách chứng khoán hóa BĐS (thông qua chứng chỉ quỹ), và nhiều người có thể đầu tư vì vốn huy động có thể chỉ từ vài triệu đồng. Người dân sẽ được chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp.
Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho rằng Nhà nước cần có biện pháp kiểm soát để hạn chế những nguy cơ chứng khoán hóa BĐS như quy định cụ thể các tiêu chuẩn về nhân lực, nguồn vốn, quản lý rủi ro...
Còn Quỹ tiết kiệm nhà ở nhằm hỗ trợ cho người có nhu cầu về nhà ở nhưng thu nhập hạn chế. Nguồn vốn sẽ được hình thành từ đóng góp của người lao động từ tiền lương hàng tháng theo tỷ lệ quy định (có những quốc gia quy định ở mức cao từ 10 đến 15%, mức thấp từ 3 đến 5%).
Ví dụ, nếu mức thu là 1% tiền lương tháng của người lao động có hưởng lương thì chỉ tính riêng đối tượng là CBCC (với số lượng khoảng hơn 1.100.000 người và bình quân lương là ba triệu đồng/tháng) thì mỗi năm đối tượng này sẽ đóng khoảng gần 400 tỷ đồng để phục vụ cho đầu tư phát triển nhà ở xã hội.
Quỹ sẽ được dùng để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho người mua hoặc thuê nhà ở vay ưu đãi và người gửi tiền sau 10 đến 15 năm sẽ được mua nhà ở xã hội bằng tiền tiết kiệm. Nếu người gửi không có nhu cầu mua nhà ở thì khi nghỉ hưu sẽ được trả cả gốc lẫn lãi.
Đây là mô hình được hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển áp dụng. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng, với mức lương và giá cả nhà đất hiện hành, thì việc mong muốn mua nhà thông qua Quỹ tiết kiệm nhà ở là không tưởng!
Theo thông lệ quốc tế, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tiêu chuẩn chung về nhà ở của các hộ dân cư được áp dụng phổ biến là chỉ tiêu bình quân về diện tích nhà ở tính trên đầu người (m2 sàn/người). Kết quả điều tra năm 2009 cho thấy, diện tích nhà ở bình quân đầu người của nước ta đạt 16,7 m2 sàn/người, trong đó diện tích bình quân tại khu vực đô thị là 19,2 m2 sàn/người, nông thôn là 15,7 m2 sàn/người.
Mục tiêu đến năm 2015 phấn đấu diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt mức 21,5 m2 sàn/người, trong đó nhà ở đô thị bình quân đạt 26 m2 sàn/người.
Phương Thảo
Land Today
Quỹ này được đầu tư 100% vốn vào BĐS và sẽ được ưu đãi về thuế. Quỹ tín thác BĐS được xem là một trong những cách chứng khoán hóa BĐS (thông qua chứng chỉ quỹ), và nhiều người có thể đầu tư vì vốn huy động có thể chỉ từ vài triệu đồng. Người dân sẽ được chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp.
Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho rằng Nhà nước cần có biện pháp kiểm soát để hạn chế những nguy cơ chứng khoán hóa BĐS như quy định cụ thể các tiêu chuẩn về nhân lực, nguồn vốn, quản lý rủi ro...
Còn Quỹ tiết kiệm nhà ở nhằm hỗ trợ cho người có nhu cầu về nhà ở nhưng thu nhập hạn chế. Nguồn vốn sẽ được hình thành từ đóng góp của người lao động từ tiền lương hàng tháng theo tỷ lệ quy định (có những quốc gia quy định ở mức cao từ 10 đến 15%, mức thấp từ 3 đến 5%).
Ví dụ, nếu mức thu là 1% tiền lương tháng của người lao động có hưởng lương thì chỉ tính riêng đối tượng là CBCC (với số lượng khoảng hơn 1.100.000 người và bình quân lương là ba triệu đồng/tháng) thì mỗi năm đối tượng này sẽ đóng khoảng gần 400 tỷ đồng để phục vụ cho đầu tư phát triển nhà ở xã hội.
Quỹ sẽ được dùng để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho người mua hoặc thuê nhà ở vay ưu đãi và người gửi tiền sau 10 đến 15 năm sẽ được mua nhà ở xã hội bằng tiền tiết kiệm. Nếu người gửi không có nhu cầu mua nhà ở thì khi nghỉ hưu sẽ được trả cả gốc lẫn lãi.
Đây là mô hình được hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển áp dụng. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng, với mức lương và giá cả nhà đất hiện hành, thì việc mong muốn mua nhà thông qua Quỹ tiết kiệm nhà ở là không tưởng!
Theo thông lệ quốc tế, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tiêu chuẩn chung về nhà ở của các hộ dân cư được áp dụng phổ biến là chỉ tiêu bình quân về diện tích nhà ở tính trên đầu người (m2 sàn/người). Kết quả điều tra năm 2009 cho thấy, diện tích nhà ở bình quân đầu người của nước ta đạt 16,7 m2 sàn/người, trong đó diện tích bình quân tại khu vực đô thị là 19,2 m2 sàn/người, nông thôn là 15,7 m2 sàn/người.
Mục tiêu đến năm 2015 phấn đấu diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt mức 21,5 m2 sàn/người, trong đó nhà ở đô thị bình quân đạt 26 m2 sàn/người.
Phương Thảo
Land Today
Bài tương tự bạn quan tâm
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
3 loại rau củ rẻ bèo, càng ăn nhiều mắt càng sáng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Công bố liên danh trúng gói thầu gần 650 tỉ đồng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mua nhà trong ngõ: Sau hoang mang vì dính quy...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đà Nẵng công bố loạt lô đất sẽ được đấu giá vào...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu