TIN MỚI
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà đã trả lời câu hỏi của ĐBQH liên quan đến vấn đề tồn tại của nhà chung cư tại phiên chất vấn sáng 10/11.
Theo Bộ trưởng xây dựng, tính tới hết năm 2019, cả nước có khoảng 4.422 chung cư, trong đó hơn 90% được quản lý vận hành an toàn ổn định và gần 10% có tranh chấp.
Các tranh chấp này gồm: chậm tổ chức hội nghị chung cư, chậm thành lập ban quản trị; đóng góp, bàn giao, quản lý quỹ bảo trì nhà chung cư; xác định sở hữu chung, sở hữu riêng; thu chi tài chính của ban quản trị, giá dịch vụ; cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu; chất lượng công trình...
Bộ trưởng cho rằng nguyên nhân của những tranh chấp này là quy định pháp lý về quản lý và sử dụng nhà chung cư chưa đầy đủ, rõ ràng, ví dụ về cách tính diện tích căn hộ, lôgia, hộp kỹ thuật...
Ngoài ra, một số chủ đầu tư chưa đủ năng lực thực hiện dự án, chưa quan tâm thích đáng tới nghĩa vụ sau bán hàng, không công khai đầy đủ thông tin theo quy định. Một số hợp đồng mua bán căn hộ chung cư chưa tuân thủ đầy đủ quy định và thường có một số điều khoản chưa rõ ràng, thiên về bảo vệ quyền lợi của chủ đầu tư. Bộ trưởng cũng thừa nhận vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý nhà nước về chung cư.
Bộ trưởng nhận định các địa phương cũng có nhiều cố gắng để tăng cường quản lý nhà chung cư. Trong đó, Hà Nội đã chuyển một số trường hợp vi phạm về quản lý quỹ bảo trì nhà chung cư cho cơ quan điều tra để xem xét xử lý."
Bộ Xây dựng ủng hộ các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra, chuyển cơ quan điều tra để xem xét xử lý các chủ đầu tư cố tình vi phạm quy định về quản lý và sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư", Bộ trưởng cho biết.
Bộ trưởng cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục sửa đổi nghị định 99 về hướng dẫn luật nhà ở, để bổ sung các quy định về nhà chung cư, nhất là về kinh phí bảo trì, để rõ ràng hơn về mức thu, phương thức thu và sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư.
Riêng về tranh chấp liên quan quỹ bảo trì, Bộ Xây dựng đã tham mưu và Chính phủ đã ra Nghị định 139 và Nghị định 20, quy định mức xử lý hành chính đối với các vi phạm.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Bộ trưởng xây dựng: Chuyển cơ quan điều tra nếu CĐT cố tình vi phạm phí bảo trì chung cư
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà đã trả lời câu hỏi của ĐBQH liên quan đến vấn đề tồn tại của nhà chung cư tại phiên chất vấn sáng 10/11.
Theo Bộ trưởng xây dựng, tính tới hết năm 2019, cả nước có khoảng 4.422 chung cư, trong đó hơn 90% được quản lý vận hành an toàn ổn định và gần 10% có tranh chấp.
Các tranh chấp này gồm: chậm tổ chức hội nghị chung cư, chậm thành lập ban quản trị; đóng góp, bàn giao, quản lý quỹ bảo trì nhà chung cư; xác định sở hữu chung, sở hữu riêng; thu chi tài chính của ban quản trị, giá dịch vụ; cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu; chất lượng công trình...
Bộ trưởng cho rằng nguyên nhân của những tranh chấp này là quy định pháp lý về quản lý và sử dụng nhà chung cư chưa đầy đủ, rõ ràng, ví dụ về cách tính diện tích căn hộ, lôgia, hộp kỹ thuật...
Ngoài ra, một số chủ đầu tư chưa đủ năng lực thực hiện dự án, chưa quan tâm thích đáng tới nghĩa vụ sau bán hàng, không công khai đầy đủ thông tin theo quy định. Một số hợp đồng mua bán căn hộ chung cư chưa tuân thủ đầy đủ quy định và thường có một số điều khoản chưa rõ ràng, thiên về bảo vệ quyền lợi của chủ đầu tư. Bộ trưởng cũng thừa nhận vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý nhà nước về chung cư.
Bộ trưởng nhận định các địa phương cũng có nhiều cố gắng để tăng cường quản lý nhà chung cư. Trong đó, Hà Nội đã chuyển một số trường hợp vi phạm về quản lý quỹ bảo trì nhà chung cư cho cơ quan điều tra để xem xét xử lý."
Bộ Xây dựng ủng hộ các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra, chuyển cơ quan điều tra để xem xét xử lý các chủ đầu tư cố tình vi phạm quy định về quản lý và sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư", Bộ trưởng cho biết.
Bộ trưởng cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục sửa đổi nghị định 99 về hướng dẫn luật nhà ở, để bổ sung các quy định về nhà chung cư, nhất là về kinh phí bảo trì, để rõ ràng hơn về mức thu, phương thức thu và sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư.
Riêng về tranh chấp liên quan quỹ bảo trì, Bộ Xây dựng đã tham mưu và Chính phủ đã ra Nghị định 139 và Nghị định 20, quy định mức xử lý hành chính đối với các vi phạm.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Bộ trưởng xây dựng: Chuyển cơ quan điều tra nếu CĐT cố tình vi phạm phí bảo trì chung cư
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
3 loại rau củ rẻ bèo, càng ăn nhiều mắt càng sáng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Công bố liên danh trúng gói thầu gần 650 tỉ đồng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mua nhà trong ngõ: Sau hoang mang vì dính quy...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đà Nẵng công bố loạt lô đất sẽ được đấu giá vào...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu