Jeannie Rice là một trong những người phụ nữ cao tuổi chạy marathon nhanh nhất hành tinh khi đã phá nhiều kỷ lục thế giới. Bà đã chạy trọn bộ 6 giải marathon lớn nhất thế giới - Abbott World Marathon Majors. Các giải chạy này diễn ra tại 6 thành phố lớn: Tokyo, Boston, London, Berlin, Chicago và New York. Hoàn thành được 6 giải marathon này là điều mơ ước của tất cả runner trên thế giới.
Trong đó, đáng chú ý nhất là vào tháng 10/2018, khi 70 tuổi, bà Jeannie Rice khiến cộng đồng chạy bộ bất ngờ khi thiết lập kỷ lục thế giới với thời gian 3 giờ 27 phút 50 giây tại Chicago Marathon (cự ly 42km), nhóm tuổi 70 - 74. Gần 1 năm sau bà tự phá kỷ lục của chính mình với thành tích 3 giờ 24 phút 48 giây ở cự ly 42km
Chân dung runner Jeannie Rice. Ảnh: RM
Jeannie Rice là người Mỹ gốc Hàn Quốc. Bà bắt đầu đến Mỹ sinh sống vào năm 19 tuổi và bắt đầu chạy bộ ở tuổi 35 với mục tiêu ban đầu là giảm cân. Dần dần Rice bà ngày càng thấy đam mê bộ môn. Ở giải marathon đầu tiên, bà chỉ mất 3 giờ 45 phút để hoàn thành. Vậy đâu là bí quyết giúp “cụ bà không phổi” vẫn khỏe mạnh và có thể lực tốt ở tuổi 75?
Một trong những bí quyết để chạy nhanh và lập kỷ lục thế giới của bà Rice là... chạy nhiều. Bà chạy bộ cả 7 ngày trong tuần, trung bình mỗi buổi khoảng 15km. Bà dành 3 buổi (thứ 2 - 4 - 6) chạy nhẹ, thứ 3 và thứ 5 chạy các bài kĩ thuật để cải thiện tốc độ.
Cuối tuần, nữ runner 75 tuổi sẽ có những bài tập chạy dài từ 21km đến 35km. “Tôi không có nhiều đối thủ ở cùng nhóm tuổi. Vì thế, tôi thường đặt mục tiêu phá kỷ lục của chính mình", bà Jeannie Rice chia sẻ.
"Chạy bộ đã trở thành một phần trong cuộc đời tôi. Mọi người thức dậy và đi làm, trẻ em thức dậy và đến trường, còn tôi thức dậy và chạy bộ", bà nói. Jeannie Rice tiết lộ bà thường viết các mốc kỷ lục thế giới cho nhóm tuổi lên giấy, dán lên tủ lạnh và theo đuổi chúng.
Thành tích ấn tượng của người phụ nữ 75 tuổi. Ảnh: NH
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao Anh chỉ ra rằng việc chạy bộ mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe và giảm tỷ lệ tử vong hay mắc các bệnh ung thư ở bất cứ thời điểm nào trong đời người. Nghiên cứu này được thực hiện trên 230.000 người, được chia thành 6 nhóm và tiến hành theo dõi trong khoảng thời gian từ 5,5 và 35 năm.
Bên cạnh đó, bộ môn chạy có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm, giúp tăng lưu thông máu lên não, kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ tử vong vì tim mạch, đột quỵ và ngăn ngừa nhiều bệnh khác.
“Có những huấn luyện viên đã liên hệ với tôi nhưng thường họ đưa giá cao và những yêu cầu khác mà tôi không phù hợp. Tôi không thực sự tuân theo một lịch trình mà chỉ yếu luyện tập theo cách bản thân cảm thấy thích và hiệu quả với mình. Tôi cũng lắng nghe ý kiến của bạn bè và mọi người xung quanh để cải thiện.”, Jeannie Rice nói.
Hàng ngày, bà thường bắt đầu buổi tập vào lúc 5h30 sáng. Trong sự nghiệp chạy bộ của mình, bà Rice đã từng tham gia hơn 100 giải marathon. Mỗi năm, bà tham gia các giải cự ly "ngắn" như 5km, 10km để thay cho các bài tập chạy tốc độ.
Không giống như nhiều người thường tập các môn khác để bổ trợ, bà chỉ thích chạy. “Cụ bà không phổi” hiếm khi chấn thương, có lẽ bởi một phần bà thường xuyên thay giày chạy. Gia tài chạy bộ của bà Rice là tủ giày có tới 30 đôi giày chạy đủ để dùng cả tháng.
Trước mỗi buổi chạy, Jeannie Rice thường ăn một quả chuối với nửa thìa bơ đậu phộng và cà phê. Sau buổi tập, bà thường ăn bánh mì và trái bơ. Hồi trẻ, bà Rice không thích thịt đỏ nhưng hiện bà thỉnh thoảng ăn thịt sau các giải marathon. Cá hồi là món khoái khẩu của bà.
Ảnh minh họa
Chủ nhân của nhiều kỷ lục thế giới khá nghiêm ngặt theo từng bữa để bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể.“Bữa sáng của tôi thường là bột yến mạch với trái cây và các loại hạt. Vào bữa trưa và tối, tôi thưởng thức món salad xanh với một số loại hải sản hoặc cá. Tôi không bao giờ ăn đồ ngọt nhưng tôi thích phô mai và các loại hạt. Các chất bổ sung duy nhất tôi dùng là canxi với vitamin D, B12 và magie”, bà chia sẻ.
Các loại hạt được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng tốt cho tim mạch, giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú và tiểu đường. Trong khi đó, việc ăn một lượng phô mai vừa đủ mang lại một loạt lợi ích cho sức khỏe như tăng cường xương chắc khỏe, kiểm soát mức huyết áp, tăng cường mạch máu. Gía trị dinh dưỡng của cá hồi cũng được đánh giá cao, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, não bộ và cải thiện tâm trạng.
Theo Running Magazine
Link bài gốc: Bí quyết khoẻ mạnh của cụ bà 75 tuổi chạy 15km/ngày
Trong đó, đáng chú ý nhất là vào tháng 10/2018, khi 70 tuổi, bà Jeannie Rice khiến cộng đồng chạy bộ bất ngờ khi thiết lập kỷ lục thế giới với thời gian 3 giờ 27 phút 50 giây tại Chicago Marathon (cự ly 42km), nhóm tuổi 70 - 74. Gần 1 năm sau bà tự phá kỷ lục của chính mình với thành tích 3 giờ 24 phút 48 giây ở cự ly 42km
Chân dung runner Jeannie Rice. Ảnh: RM
Jeannie Rice là người Mỹ gốc Hàn Quốc. Bà bắt đầu đến Mỹ sinh sống vào năm 19 tuổi và bắt đầu chạy bộ ở tuổi 35 với mục tiêu ban đầu là giảm cân. Dần dần Rice bà ngày càng thấy đam mê bộ môn. Ở giải marathon đầu tiên, bà chỉ mất 3 giờ 45 phút để hoàn thành. Vậy đâu là bí quyết giúp “cụ bà không phổi” vẫn khỏe mạnh và có thể lực tốt ở tuổi 75?
1. Chạy thật nhiều
Một trong những bí quyết để chạy nhanh và lập kỷ lục thế giới của bà Rice là... chạy nhiều. Bà chạy bộ cả 7 ngày trong tuần, trung bình mỗi buổi khoảng 15km. Bà dành 3 buổi (thứ 2 - 4 - 6) chạy nhẹ, thứ 3 và thứ 5 chạy các bài kĩ thuật để cải thiện tốc độ.
Cuối tuần, nữ runner 75 tuổi sẽ có những bài tập chạy dài từ 21km đến 35km. “Tôi không có nhiều đối thủ ở cùng nhóm tuổi. Vì thế, tôi thường đặt mục tiêu phá kỷ lục của chính mình", bà Jeannie Rice chia sẻ.
"Chạy bộ đã trở thành một phần trong cuộc đời tôi. Mọi người thức dậy và đi làm, trẻ em thức dậy và đến trường, còn tôi thức dậy và chạy bộ", bà nói. Jeannie Rice tiết lộ bà thường viết các mốc kỷ lục thế giới cho nhóm tuổi lên giấy, dán lên tủ lạnh và theo đuổi chúng.
Thành tích ấn tượng của người phụ nữ 75 tuổi. Ảnh: NH
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao Anh chỉ ra rằng việc chạy bộ mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe và giảm tỷ lệ tử vong hay mắc các bệnh ung thư ở bất cứ thời điểm nào trong đời người. Nghiên cứu này được thực hiện trên 230.000 người, được chia thành 6 nhóm và tiến hành theo dõi trong khoảng thời gian từ 5,5 và 35 năm.
Bên cạnh đó, bộ môn chạy có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm, giúp tăng lưu thông máu lên não, kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ tử vong vì tim mạch, đột quỵ và ngăn ngừa nhiều bệnh khác.
2. Tự là huấn luyện viên cho chính mình
“Có những huấn luyện viên đã liên hệ với tôi nhưng thường họ đưa giá cao và những yêu cầu khác mà tôi không phù hợp. Tôi không thực sự tuân theo một lịch trình mà chỉ yếu luyện tập theo cách bản thân cảm thấy thích và hiệu quả với mình. Tôi cũng lắng nghe ý kiến của bạn bè và mọi người xung quanh để cải thiện.”, Jeannie Rice nói.
Hàng ngày, bà thường bắt đầu buổi tập vào lúc 5h30 sáng. Trong sự nghiệp chạy bộ của mình, bà Rice đã từng tham gia hơn 100 giải marathon. Mỗi năm, bà tham gia các giải cự ly "ngắn" như 5km, 10km để thay cho các bài tập chạy tốc độ.
Không giống như nhiều người thường tập các môn khác để bổ trợ, bà chỉ thích chạy. “Cụ bà không phổi” hiếm khi chấn thương, có lẽ bởi một phần bà thường xuyên thay giày chạy. Gia tài chạy bộ của bà Rice là tủ giày có tới 30 đôi giày chạy đủ để dùng cả tháng.
3. Chế độ ăn uống nghiêm ngặt, không đồ ngọt
Trước mỗi buổi chạy, Jeannie Rice thường ăn một quả chuối với nửa thìa bơ đậu phộng và cà phê. Sau buổi tập, bà thường ăn bánh mì và trái bơ. Hồi trẻ, bà Rice không thích thịt đỏ nhưng hiện bà thỉnh thoảng ăn thịt sau các giải marathon. Cá hồi là món khoái khẩu của bà.
Ảnh minh họa
Chủ nhân của nhiều kỷ lục thế giới khá nghiêm ngặt theo từng bữa để bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể.“Bữa sáng của tôi thường là bột yến mạch với trái cây và các loại hạt. Vào bữa trưa và tối, tôi thưởng thức món salad xanh với một số loại hải sản hoặc cá. Tôi không bao giờ ăn đồ ngọt nhưng tôi thích phô mai và các loại hạt. Các chất bổ sung duy nhất tôi dùng là canxi với vitamin D, B12 và magie”, bà chia sẻ.
Các loại hạt được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng tốt cho tim mạch, giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú và tiểu đường. Trong khi đó, việc ăn một lượng phô mai vừa đủ mang lại một loạt lợi ích cho sức khỏe như tăng cường xương chắc khỏe, kiểm soát mức huyết áp, tăng cường mạch máu. Gía trị dinh dưỡng của cá hồi cũng được đánh giá cao, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, não bộ và cải thiện tâm trạng.
Theo Running Magazine
Link bài gốc: Bí quyết khoẻ mạnh của cụ bà 75 tuổi chạy 15km/ngày
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Bỏ Túi Bí Kíp Decor Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Đẹp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bi hài chuyện khách mua ép giá quá rẻ, người bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dự án nghỉ dưỡng ở Đà Lạt ‘lụt’ tiến độ, 1.200 m2...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu