TIN MỚI
Trước khi lui về ở ẩn, tránh khỏi cặp mắt dòm ngó của truyền thông, Jack Ma từng là nhân vật "hô mưa gọi gió" trong giới công nghệ Trung Quốc. Vị doanh nhân nhân này không chỉ gây ấn tượng bởi những dự án kinh doanh táo bạo, mà còn bởi tham vọng lưu giữ và truyền thụ di sản của mình cho thế hệ sau.
Jack Ma trăn trở: "Tại sao không tinh lọc nền văn hóa này thông qua một môi trường giáo dục và sư phạm?". Chính vì lẽ đó, khoảng 6 năm về trước, ông và 8 người bạn khác đã quyết định thành lập một cơ sở giáo dục mới dành riêng cho tầng lớp doanh nhân tinh hoa có tên là Hồ Bạn.
Từng được mệnh danh là "Harvard Trung Quốc", chỉ tuyển khoảng 40 người/năm
ĐH Hồ Bạn nằm trên một mảnh đất có diện tích 15 km2, ở ngoại ô thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Nơi đây được mệnh danh là "Trường Kinh tế Harvard của Trung Quốc", hoạt động trên tinh thần "vì thị trường lập tâm, vì thương nhân lập mệnh, học cái mới để cải cách, từ đó mở ra chương mới cho nền kinh tế."
Là nơi tập hợp các gương mặt ưu tú của đất nước, hiển nhiên ĐH Hồ Bạn có quy trình tuyển sinh rất nghiêm ngặt. Ứng viên phải đáp ứng một loạt tiêu chí khắt khe: có hơn 3 năm kinh nghiệm trong kinh doanh, từng lãnh đạo một nhóm hơn 30 người, đã đóng thuế trong 3 năm và đạt doanh thu 30 triệu NDT hoặc 4,6 triệu USD (105 tỷ VNĐ).
Jack Ma
Với điều kiện sàng lọc nghiêm ngặt như vậy, tỷ lệ trúng tuyển đương nhiên là rất thấp. Mỗi năm, chỉ có 30-40 sinh viên được nhận vào trường, tương đương với tỷ lệ là 4% (trong khi tỷ lệ trúng tuyển ĐH Harvard của Mỹ là 4.6 %). Trong đợt tuyển sinh gần đây nhất, ĐH Hồ Bạn chỉ chọn ra được 49 người trong toàn bộ 1.500 hồ sơ.
Vào được trường đã khó, học phí ở đây cũng không hề rẻ. Số tiền học viên phải đóng lên tới 280.000 NDT/người (gần 1 tỷ VNĐ). Trước khi tạm dừng hoạt động vào tháng 4/2021, ngôi trường này đã tuyển sinh được 6 khóa sinh viên. Các cựu học viên bao gồm CEO Sogou Vương Tiểu Xuyên, Chủ tịch tập đoàn gọi xe Didi Jean Liu, founder nền tảng bảo hiểm Water Drop Shen Peng.
Khác với những trường đại học khác, độ tuổi trung bình của sinh viên Đại học Hồ Bạn khá cao, khoảng 40 tuổi. Những người này đã khởi nghiệp ít nhất một hoặc hai lần, tuổi khởi nghiệp trung bình lên đến 10 năm. Có thể nói họ là những người giỏi nhất trong lĩnh vực khởi nghiệp.
Không chỉ gây chú ý bởi quy trình tuyển sinh gắt gao, ĐH Hồ Bạn có khiến ai nấy phải trầm trồ nhờ kiến trúc khuôn đầy ấn tượng. Công trình này có tổng vốn đầu tư khoảng 580 triệu NDT (2.000 tỷ VNĐ), do Diêu Nhân Hỉ - một KTS nổi tiếng Đài Loan - thiết kế và xây dựng.
Khuôn viên ĐH Hồ Bạn chỉ cách trụ sở chính của Alibaba khoảng 20 phút đi xe. Tòa nhà chính của ngôi trường có hình tròn, được bao quanh bởi hồ nước. Không gian thoáng đãng kiểu nhà vườn, tích hợp rất nhiều công nghệ vào trong việc giảng dạy. Nhiều người nhận xét, ngôi trường này giống như một sự kết hợp giữa Apple Store hiện đại và vườn thượng uyển trong cung điện truyền thống.
Câu hỏi phỏng vấn "hack não" do chính Jack Ma đưa ra
Nhà trường tuyển sinh bằng cách gửi thư mời đến các ứng viên xứng đáng, thay vì ngồi chọn lọc hồ sơ. Những người đủ điều kiện sẽ trải qua một vòng thi viết với bộ câu hỏi lên đến 2.000 từ. Ngoài ra, họ còn phải trả lời phỏng vấn theo nhóm và cá nhân.
Điều Jack Ma quan tâm nhất chính là sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị. Do đó, trong buổi phỏng vấn cuối cùng vào trường, các câu hỏi ông đưa ra cũng xoay quanh những chủ đề này.
Chẳng hạn, khi đưa ra chủ đề "một quyết sách khó khăn trong công việc", Jack Ma sẽ chia thành 2 trường hợp, trong đó trường hợp 1 còn kèm theo 3 câu hỏi phụ.
Trường hợp 1: Bạn đã phải đưa ra một quyết định khó khăn trong công việc. Dù đúng hay sai, nó đều ảnh hưởng lớn đến công ty.
1. Điều này đã xảy ra như thế nào?
2. Tại sao nó lại khó khăn đối với bạn?
3. Lựa chọn của bạn là gì?
Câu hỏi này đánh thẳng vào suy nghĩ mỗi người, khiến cho các ứng viên không thể quanh co. Dù sao trước mặt các tiền bối cấp cao nhất, ứng viên cũng chỉ còn cách thành thật. Từ câu trả lời, Jack Ma và những người phỏng vấn khác có thể hiểu sâu hơn về tính cách, phẩm chất và con người của mỗi ứng viên.
Câu hỏi này cũng được lấy từ chính kinh nghiệm của Jack Ma trong thời kỳ bong bóng Internet. Khi đó, để tồn tại, ông đã phải sa thải rất nhiều nhân viên, trong đó có cả nhân tài. Đối với người làm chủ như ông, từ bỏ là lựa chọn duy nhất, càng cố giữ càng nhanh sụp đổ nên phải dứt khoát.
Khi ấy, Jack Ma đã khóc và hỏi bạn bè: "Tôi có phải là người xấu không?"
Do đó, khi đưa ra câu hỏi này, Jack Ma không chủ ý làm cho ứng viên bối rối, mà chỉ muốn đánh giá tư cách và quyết định của họ.
Trường hợp 2: Nếu không phải đưa ra quyết định khó khăn, bạn muốn chia sẻ điều gì nhất?
Câu hỏi này đang kiểm tra khả năng thích ứng của ứng viên. Bạn có thể nói về bất cứ điều gì, nhưng bạn không biết liệu Jack Ma có chấp nhận những gì bạn nói hay không.
Không có đáp án nào là chuẩn xác hoàn toàn, nhưng ứng viên có thể trả lời một cách tổng quát và thành thật nhất. Họ không nên dùng "kỹ xảo", bởi những người phỏng vấn đều là những tay lão luyện, chưa chưa cái gì là chưa thấy, vậy nên đừng mong múa rìu qua mắt thợ.
Cuối cùng, ứng viên sẽ phải trả lời thêm câu hỏi: "Bạn có gì? Bạn muốn gì? Bạn sẵn sàng từ bỏ điều gì?". Jack Ma coi cuộc phỏng vấn này giống như quá trình luyện võ công trong truyện kiếm hiệp: thứ căn bản và cao cấp nhất chính là tu luyện trí tuệ và tâm tính.
Trên thực tế, lập nghiệp chính là tu luyện. Tu luyện đã bắt đầu từ lúc phỏng vấn.
Đi làm rồi vẫn có bài tập về nhà, chỉ dạy về thất bại thay vì thành công
Cứ 2 tháng/lần, các sinh viên sẽ bay đến Hàng Châu để tham dự các lớp học trong khoảng 4 ngày. Do đó, công việc thường ngày của họ ít khi bị xáo trộn.
Dù sinh viên đều là những người có sự nghiệp riêng, nhưng họ vẫn phải làm bài tập về nhà. Jack Ma rất coi trọng vấn đề này: "Ở ĐH Hồ Bạn, sinh viên sẽ có bài tập về nhà. Tôi có quyền không đọc nó, nhưng các bạn có trách nhiệm phải làm. Nếu bạn làm, tôi có thể không bao giờ đọc nó, nhưng nếu bạn không làm khi tôi muốn đọc, bạn sẽ gặp rắc rối!".
Nhập học khó, học phí không hề rẻ, và còn phải bài tập về nhà, tại sao giới tinh hoa từ mọi tầng lớp xã hội lại vẫn muốn nhập học?
ĐH Hồ Bạn chủ yếu giảng dạy về kinh tế nền tảng và kỹ năng xây dựng, hoạch định và tổ chức kinh tế. Chương trình học được thiết kế dựa trên nhu cầu của sinh viên, bao gồm sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị, cơ sở hạ tầng, chiến lược sinh thái, người dùng và sản phẩm, các mối quan hệ phức tạp, vốn và quản trị doanh nghiệp, kỹ năng lãnh đạo, đổi mới tổ chức....
Ngoài ra, các sinh viên còn được dạy về lịch sử khoa học và công nghệ, xã hội và văn minh,... Họ còn có cơ hội tham gia một số khóa học không liên quan đến kinh doanh như nghệ thuật và thể thao, đồng thời lắng nghe các chuyên gia giàu kinh nghiệm đến chia sẻ, tư vấn.
"Trong ngày đầu lên lớp tại Hồ Bạn, chúng tôi còn chẳng biết phải dạy cái gì cho sinh viên", Jack Ma phát biểu buổi lễ khai giảng trường vào năm 2017. "Nhưng chúng tôi không giả dối với sinh viên của mình, chúng tôi chia sẻ điều đó với họ, hãy cùng nhau xây dựng ngôi trường này từ con số không".
Tuy nhiên, ĐH Hồ Bạn không phải là trường đào tạo doanh nhân cách khởi nghiệp mà muốn hướng đến việc cho doanh nghiệp hoạt động lâu dài. Ngôi trường này đều cao đức tính khiêm tốn, không dạy về thành công mà chỉ nói về thất bại.
Jack Ma đã từng nói rằng ĐH Hồ Bạn là trường đại học nghiên cứu về sự thất bại: "Hồ Bạn không phải được lập ra để dạy tất cả mọi người cách thành công, mà là để cho bạn biết những người khác thất bại như thế nào".
Người sáng lập Alibaba cũng hy vọng các doanh nhân sẽ chia sẻ những vấn đề vướng mắc, sai lầm và cách khắc phục chúng. Thông qua việc giải thích các trường hợp thất bại, sinh viên hiểu được cách điều chỉnh tâm lý và cách đối mặt với những thất bại sau này.
Chưa kể, điều quan trọng nhất mỗi sinh viên thu được khi học ở Hồ Bạn, không chỉ là kiến thức, mà còn là cơ hội cọ sát, giao lưu, mở rộng mối quan hệ của mình với giới thượng lưu.
Dù hiện tại Jack Ma đã thôi giữ chức Hiệu trưởng, trường cũng đã đổi tên thành Trung tâm Đổi mới Hồ Bạn và chịu sự giám sát từ Bắc Kinh, nhưng cơ sở giáo dục này vẫn là niềm mơ ước của rất nhiều doanh nhân Trung Quốc.
(Theo Sohu, Zhihu...)
"Thần đồng hội họa" Việt vừa kiếm nửa tỷ đồng từ một bức tranh NFT: 4 tuổi cầm cọ, 12 tuổi mở triển lãm riêng ở New York, 14 tuổi dùng 3 tỷ bán tranh mua máy thở và các thiết bị y tế để ủng hộ
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Bí ẩn bên trong trường doanh nhân toàn tinh hoa Jack Ma từng làm hiệu trưởng: Tỷ lệ trúng tuyển còn cao hơn Harvard, phỏng vấn siêu "hack não", có cả bài tập về nhà
Trước khi lui về ở ẩn, tránh khỏi cặp mắt dòm ngó của truyền thông, Jack Ma từng là nhân vật "hô mưa gọi gió" trong giới công nghệ Trung Quốc. Vị doanh nhân nhân này không chỉ gây ấn tượng bởi những dự án kinh doanh táo bạo, mà còn bởi tham vọng lưu giữ và truyền thụ di sản của mình cho thế hệ sau.
Jack Ma trăn trở: "Tại sao không tinh lọc nền văn hóa này thông qua một môi trường giáo dục và sư phạm?". Chính vì lẽ đó, khoảng 6 năm về trước, ông và 8 người bạn khác đã quyết định thành lập một cơ sở giáo dục mới dành riêng cho tầng lớp doanh nhân tinh hoa có tên là Hồ Bạn.
Từng được mệnh danh là "Harvard Trung Quốc", chỉ tuyển khoảng 40 người/năm
ĐH Hồ Bạn nằm trên một mảnh đất có diện tích 15 km2, ở ngoại ô thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Nơi đây được mệnh danh là "Trường Kinh tế Harvard của Trung Quốc", hoạt động trên tinh thần "vì thị trường lập tâm, vì thương nhân lập mệnh, học cái mới để cải cách, từ đó mở ra chương mới cho nền kinh tế."
Là nơi tập hợp các gương mặt ưu tú của đất nước, hiển nhiên ĐH Hồ Bạn có quy trình tuyển sinh rất nghiêm ngặt. Ứng viên phải đáp ứng một loạt tiêu chí khắt khe: có hơn 3 năm kinh nghiệm trong kinh doanh, từng lãnh đạo một nhóm hơn 30 người, đã đóng thuế trong 3 năm và đạt doanh thu 30 triệu NDT hoặc 4,6 triệu USD (105 tỷ VNĐ).
Jack Ma
Với điều kiện sàng lọc nghiêm ngặt như vậy, tỷ lệ trúng tuyển đương nhiên là rất thấp. Mỗi năm, chỉ có 30-40 sinh viên được nhận vào trường, tương đương với tỷ lệ là 4% (trong khi tỷ lệ trúng tuyển ĐH Harvard của Mỹ là 4.6 %). Trong đợt tuyển sinh gần đây nhất, ĐH Hồ Bạn chỉ chọn ra được 49 người trong toàn bộ 1.500 hồ sơ.
Vào được trường đã khó, học phí ở đây cũng không hề rẻ. Số tiền học viên phải đóng lên tới 280.000 NDT/người (gần 1 tỷ VNĐ). Trước khi tạm dừng hoạt động vào tháng 4/2021, ngôi trường này đã tuyển sinh được 6 khóa sinh viên. Các cựu học viên bao gồm CEO Sogou Vương Tiểu Xuyên, Chủ tịch tập đoàn gọi xe Didi Jean Liu, founder nền tảng bảo hiểm Water Drop Shen Peng.
Khác với những trường đại học khác, độ tuổi trung bình của sinh viên Đại học Hồ Bạn khá cao, khoảng 40 tuổi. Những người này đã khởi nghiệp ít nhất một hoặc hai lần, tuổi khởi nghiệp trung bình lên đến 10 năm. Có thể nói họ là những người giỏi nhất trong lĩnh vực khởi nghiệp.
Không chỉ gây chú ý bởi quy trình tuyển sinh gắt gao, ĐH Hồ Bạn có khiến ai nấy phải trầm trồ nhờ kiến trúc khuôn đầy ấn tượng. Công trình này có tổng vốn đầu tư khoảng 580 triệu NDT (2.000 tỷ VNĐ), do Diêu Nhân Hỉ - một KTS nổi tiếng Đài Loan - thiết kế và xây dựng.
Khuôn viên ĐH Hồ Bạn chỉ cách trụ sở chính của Alibaba khoảng 20 phút đi xe. Tòa nhà chính của ngôi trường có hình tròn, được bao quanh bởi hồ nước. Không gian thoáng đãng kiểu nhà vườn, tích hợp rất nhiều công nghệ vào trong việc giảng dạy. Nhiều người nhận xét, ngôi trường này giống như một sự kết hợp giữa Apple Store hiện đại và vườn thượng uyển trong cung điện truyền thống.
Câu hỏi phỏng vấn "hack não" do chính Jack Ma đưa ra
Nhà trường tuyển sinh bằng cách gửi thư mời đến các ứng viên xứng đáng, thay vì ngồi chọn lọc hồ sơ. Những người đủ điều kiện sẽ trải qua một vòng thi viết với bộ câu hỏi lên đến 2.000 từ. Ngoài ra, họ còn phải trả lời phỏng vấn theo nhóm và cá nhân.
Điều Jack Ma quan tâm nhất chính là sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị. Do đó, trong buổi phỏng vấn cuối cùng vào trường, các câu hỏi ông đưa ra cũng xoay quanh những chủ đề này.
Chẳng hạn, khi đưa ra chủ đề "một quyết sách khó khăn trong công việc", Jack Ma sẽ chia thành 2 trường hợp, trong đó trường hợp 1 còn kèm theo 3 câu hỏi phụ.
Trường hợp 1: Bạn đã phải đưa ra một quyết định khó khăn trong công việc. Dù đúng hay sai, nó đều ảnh hưởng lớn đến công ty.
1. Điều này đã xảy ra như thế nào?
2. Tại sao nó lại khó khăn đối với bạn?
3. Lựa chọn của bạn là gì?
Câu hỏi này đánh thẳng vào suy nghĩ mỗi người, khiến cho các ứng viên không thể quanh co. Dù sao trước mặt các tiền bối cấp cao nhất, ứng viên cũng chỉ còn cách thành thật. Từ câu trả lời, Jack Ma và những người phỏng vấn khác có thể hiểu sâu hơn về tính cách, phẩm chất và con người của mỗi ứng viên.
Câu hỏi này cũng được lấy từ chính kinh nghiệm của Jack Ma trong thời kỳ bong bóng Internet. Khi đó, để tồn tại, ông đã phải sa thải rất nhiều nhân viên, trong đó có cả nhân tài. Đối với người làm chủ như ông, từ bỏ là lựa chọn duy nhất, càng cố giữ càng nhanh sụp đổ nên phải dứt khoát.
Khi ấy, Jack Ma đã khóc và hỏi bạn bè: "Tôi có phải là người xấu không?"
Do đó, khi đưa ra câu hỏi này, Jack Ma không chủ ý làm cho ứng viên bối rối, mà chỉ muốn đánh giá tư cách và quyết định của họ.
Trường hợp 2: Nếu không phải đưa ra quyết định khó khăn, bạn muốn chia sẻ điều gì nhất?
Câu hỏi này đang kiểm tra khả năng thích ứng của ứng viên. Bạn có thể nói về bất cứ điều gì, nhưng bạn không biết liệu Jack Ma có chấp nhận những gì bạn nói hay không.
Không có đáp án nào là chuẩn xác hoàn toàn, nhưng ứng viên có thể trả lời một cách tổng quát và thành thật nhất. Họ không nên dùng "kỹ xảo", bởi những người phỏng vấn đều là những tay lão luyện, chưa chưa cái gì là chưa thấy, vậy nên đừng mong múa rìu qua mắt thợ.
Cuối cùng, ứng viên sẽ phải trả lời thêm câu hỏi: "Bạn có gì? Bạn muốn gì? Bạn sẵn sàng từ bỏ điều gì?". Jack Ma coi cuộc phỏng vấn này giống như quá trình luyện võ công trong truyện kiếm hiệp: thứ căn bản và cao cấp nhất chính là tu luyện trí tuệ và tâm tính.
Trên thực tế, lập nghiệp chính là tu luyện. Tu luyện đã bắt đầu từ lúc phỏng vấn.
Đi làm rồi vẫn có bài tập về nhà, chỉ dạy về thất bại thay vì thành công
Cứ 2 tháng/lần, các sinh viên sẽ bay đến Hàng Châu để tham dự các lớp học trong khoảng 4 ngày. Do đó, công việc thường ngày của họ ít khi bị xáo trộn.
Dù sinh viên đều là những người có sự nghiệp riêng, nhưng họ vẫn phải làm bài tập về nhà. Jack Ma rất coi trọng vấn đề này: "Ở ĐH Hồ Bạn, sinh viên sẽ có bài tập về nhà. Tôi có quyền không đọc nó, nhưng các bạn có trách nhiệm phải làm. Nếu bạn làm, tôi có thể không bao giờ đọc nó, nhưng nếu bạn không làm khi tôi muốn đọc, bạn sẽ gặp rắc rối!".
Nhập học khó, học phí không hề rẻ, và còn phải bài tập về nhà, tại sao giới tinh hoa từ mọi tầng lớp xã hội lại vẫn muốn nhập học?
ĐH Hồ Bạn chủ yếu giảng dạy về kinh tế nền tảng và kỹ năng xây dựng, hoạch định và tổ chức kinh tế. Chương trình học được thiết kế dựa trên nhu cầu của sinh viên, bao gồm sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị, cơ sở hạ tầng, chiến lược sinh thái, người dùng và sản phẩm, các mối quan hệ phức tạp, vốn và quản trị doanh nghiệp, kỹ năng lãnh đạo, đổi mới tổ chức....
Ngoài ra, các sinh viên còn được dạy về lịch sử khoa học và công nghệ, xã hội và văn minh,... Họ còn có cơ hội tham gia một số khóa học không liên quan đến kinh doanh như nghệ thuật và thể thao, đồng thời lắng nghe các chuyên gia giàu kinh nghiệm đến chia sẻ, tư vấn.
"Trong ngày đầu lên lớp tại Hồ Bạn, chúng tôi còn chẳng biết phải dạy cái gì cho sinh viên", Jack Ma phát biểu buổi lễ khai giảng trường vào năm 2017. "Nhưng chúng tôi không giả dối với sinh viên của mình, chúng tôi chia sẻ điều đó với họ, hãy cùng nhau xây dựng ngôi trường này từ con số không".
Tuy nhiên, ĐH Hồ Bạn không phải là trường đào tạo doanh nhân cách khởi nghiệp mà muốn hướng đến việc cho doanh nghiệp hoạt động lâu dài. Ngôi trường này đều cao đức tính khiêm tốn, không dạy về thành công mà chỉ nói về thất bại.
Jack Ma đã từng nói rằng ĐH Hồ Bạn là trường đại học nghiên cứu về sự thất bại: "Hồ Bạn không phải được lập ra để dạy tất cả mọi người cách thành công, mà là để cho bạn biết những người khác thất bại như thế nào".
Người sáng lập Alibaba cũng hy vọng các doanh nhân sẽ chia sẻ những vấn đề vướng mắc, sai lầm và cách khắc phục chúng. Thông qua việc giải thích các trường hợp thất bại, sinh viên hiểu được cách điều chỉnh tâm lý và cách đối mặt với những thất bại sau này.
Chưa kể, điều quan trọng nhất mỗi sinh viên thu được khi học ở Hồ Bạn, không chỉ là kiến thức, mà còn là cơ hội cọ sát, giao lưu, mở rộng mối quan hệ của mình với giới thượng lưu.
Dù hiện tại Jack Ma đã thôi giữ chức Hiệu trưởng, trường cũng đã đổi tên thành Trung tâm Đổi mới Hồ Bạn và chịu sự giám sát từ Bắc Kinh, nhưng cơ sở giáo dục này vẫn là niềm mơ ước của rất nhiều doanh nhân Trung Quốc.
(Theo Sohu, Zhihu...)
"Thần đồng hội họa" Việt vừa kiếm nửa tỷ đồng từ một bức tranh NFT: 4 tuổi cầm cọ, 12 tuổi mở triển lãm riêng ở New York, 14 tuổi dùng 3 tỷ bán tranh mua máy thở và các thiết bị y tế để ủng hộ
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Bí ẩn bên trong trường doanh nhân toàn tinh hoa Jack Ma từng làm hiệu trưởng: Tỷ lệ trúng tuyển còn cao hơn Harvard, phỏng vấn siêu "hack não", có cả bài tập về nhà
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Chiến Lược Kinh Doanh Dịp Cận Tết: Bí Quyết Tăng...
- Thread starter nguyenlap.mkt
- Ngày bắt đầu
Bỏ Túi Bí Kíp Decor Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Đẹp
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bi hài chuyện khách mua ép giá quá rẻ, người bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu