TIN MỚI
Các doanh nghiệp cho rằng, các văn bản có quy định nhà ở cho công nhân đưa ra định dạng 4 - 6 - 8 người/ một phòng không còn hợp lý. Công nhân rất cần những khoảng không gian riêng, chất lượng sống cao hơn. Đây cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư khi lựa chọn đặt nhà máy tại một KCN nào đó.
Ông Phạm Hồng Điệp, Tổng giám đốc KCN Nam Cầu Kiền (Hải Phòng), đề xuất, cần bổ sung chính sách, quy định nhằm giải quyết các vấn đề cộng đồng khi triển khai các dự án KCN tại địa phương, như: nhà ở xã hội, tuyển dụng lao động, ưu tiên liên kết và sử dụng các dịch vụ tại chỗ. Cần phải cập nhật và xây dựng lại các tiêu chuẩn về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển của xã hội, tránh trường hợp các dự án xây xong không bán được do không đáp ứng được nhu cầu của người lao động.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, nói rằng, Nghị định 49/2021/NĐ-CP sửa đổi có nội dung đáng chú ý. Đó là khi lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phải xác định rõ diện tích đất phù hợp trên địa bàn để xây dựng nhà ở xã hội, thiết chế của công đoàn đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để phục vụ công nhân, người lao động làm việc tại KCN đó. Để triển khai chương trình nhà ở cho công nhân, phải huy động từ nhiều nguồn đầu tư khác nhau, trong khi quỹ đất và rào cản thủ tục vẫn là trở ngại lớn khi đầu tư vào loại hình này.
Đại diện Bộ Xây dựng cho biết, nguồn cung hiện nay đáp ứng chưa đến 30% nhu cầu nhà ở dành cho công nhân. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đầu tư KCN chỉ san lấp mặt bằng và chờ nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, mà chưa quan tâm đúng mức vấn đề phát triển nhà ở, ổn định an sinh xã hội cho công nhân. Trong khi đó, việc bảo đảm về an sinh xã hội trong KCN là yếu tố được quan tâm của những nhà sản xuất lớn khi lựa chọn địa điểm đặt nhà máy.
Bộ Xây dựng đang dự thảo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, trong đó, nhà ở công nhân là một trong những trọng tâm. Bộ Xây dựng đề xuất bổ sung quy định cụ thể về trách nhiệm bố trí quỹ đất phát triển nhà ở cho công nhân gắn với quy hoạch KCN; giao chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN phải có trách nhiệm đầu tư nhà ở cho công nhân thuê theo hình thức ký túc xá theo tỷ lệ nhất định nhằm tăng cung loại hình này.
Bộ Xây dựng: Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp phải bố trí diện tích nhà ở cho công nhân
Tiền phong
Link bài gốc: Bất cập đầu tư nhà ở công nhân
Các doanh nghiệp cho rằng, các văn bản có quy định nhà ở cho công nhân đưa ra định dạng 4 - 6 - 8 người/ một phòng không còn hợp lý. Công nhân rất cần những khoảng không gian riêng, chất lượng sống cao hơn. Đây cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư khi lựa chọn đặt nhà máy tại một KCN nào đó.
Ông Phạm Hồng Điệp, Tổng giám đốc KCN Nam Cầu Kiền (Hải Phòng), đề xuất, cần bổ sung chính sách, quy định nhằm giải quyết các vấn đề cộng đồng khi triển khai các dự án KCN tại địa phương, như: nhà ở xã hội, tuyển dụng lao động, ưu tiên liên kết và sử dụng các dịch vụ tại chỗ. Cần phải cập nhật và xây dựng lại các tiêu chuẩn về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển của xã hội, tránh trường hợp các dự án xây xong không bán được do không đáp ứng được nhu cầu của người lao động.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, nói rằng, Nghị định 49/2021/NĐ-CP sửa đổi có nội dung đáng chú ý. Đó là khi lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phải xác định rõ diện tích đất phù hợp trên địa bàn để xây dựng nhà ở xã hội, thiết chế của công đoàn đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để phục vụ công nhân, người lao động làm việc tại KCN đó. Để triển khai chương trình nhà ở cho công nhân, phải huy động từ nhiều nguồn đầu tư khác nhau, trong khi quỹ đất và rào cản thủ tục vẫn là trở ngại lớn khi đầu tư vào loại hình này.
Đại diện Bộ Xây dựng cho biết, nguồn cung hiện nay đáp ứng chưa đến 30% nhu cầu nhà ở dành cho công nhân. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đầu tư KCN chỉ san lấp mặt bằng và chờ nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, mà chưa quan tâm đúng mức vấn đề phát triển nhà ở, ổn định an sinh xã hội cho công nhân. Trong khi đó, việc bảo đảm về an sinh xã hội trong KCN là yếu tố được quan tâm của những nhà sản xuất lớn khi lựa chọn địa điểm đặt nhà máy.
Bộ Xây dựng đang dự thảo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, trong đó, nhà ở công nhân là một trong những trọng tâm. Bộ Xây dựng đề xuất bổ sung quy định cụ thể về trách nhiệm bố trí quỹ đất phát triển nhà ở cho công nhân gắn với quy hoạch KCN; giao chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN phải có trách nhiệm đầu tư nhà ở cho công nhân thuê theo hình thức ký túc xá theo tỷ lệ nhất định nhằm tăng cung loại hình này.
Bộ Xây dựng: Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp phải bố trí diện tích nhà ở cho công nhân
Tiền phong
Link bài gốc: Bất cập đầu tư nhà ở công nhân
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Giá Vàng trong nước bất ngờ tăng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhìn lại tác động chính sách của Chính phủ 8 tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Con trai mới sinh bị bắt cóc, 16 năm sau, cặp vợ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mua nhà tặng kèm nhà, có nhà là có ô tô đi miễn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu