Trong quá trình trưởng thành, để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ, nhiệm vụ của cha mẹ không chỉ đơn thuần là đảm bảo đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và bảo vệ, mà còn có trách nhiệm giáo dục, định hướng, làm gương trong việc hình thành tính cách tốt đẹp để con làm hành trang bước vào đời.
Giáo dục con cái là việc rất quan trọng, thế nhưng không phải cha mẹ nào cũng có phương pháp giáo dục con đúng cách để chúng thành đạt sau này. Một trong những sai lầm trong giáo dục con đó chính là kiểm soát con cái quá mức, sự quan tâm vô tình biến thành "sự độc hại" và vô tình kìm hãm khả năng phát triển của con cái.
Vì vậy, đối với các bậc cha mẹ, việc quản lý con cái cần phải "chiến lược" đúng đắn, biết dừng đúng lúc. Theo đó, cha mẹ càng "mặc kệ", càng cho con tự do ở 3 điểm này thì tương lai càng có triển vọng:
1. Học cách "mặc kệ" khi con không đạt được thành tích như mong muốn
Cha mẹ nào cũng muốn con mình là những đứa trẻ tài giỏi, thông minh hơn người. Vì thế, phụ huynh trong cuộc sống thực tế hiện nay thường hay chạy theo thành tích. Trong đó, người lớn nói chung thường đưa ra những yêu cầu, chuẩn mực khiến con trẻ dường như phải gồng mình lên để đáp ứng sự hoàn hảo trong mắt cha mẹ. Điều này vô tình tạo nên sự áp lực và kìm hãm khả năng sáng tạo, phát triển của con, đòi hỏi con cái phải "định hình" trong một "khuôn phép" mà do chính cha mẹ tạo nên.
Không có cha mẹ nào là hoàn hảo, vì vậy cha mẹ hãy chấp nhận sự không hoàn hảo của các bé, chấp nhận những lúc con không đạt được điểm số cao, chấp nhận để con được "kém cỏi". Thay vì làm quá lớn vấn đề và đay nghiến chỉ trích con. Đôi khi cha mẹ cần học cách"mặc kệ" và phớt lờ đi những lúc trẻ không đạt được thành tích như kỳ vọng.
Cha mẹ thông minh sẽ chọn cách ứng xử chân thành với con khi đối mặt với những tình huống con chưa giỏi và chưa hiểu, con phạm sai lầm hoặc không theo ý muốn của cha mẹ. Hãy nói với con rằng, dù cha mẹ không phải là toàn năng, nhưng cha mẹ sẵn sàng cùng con khám phá những điều con chưa biết, hoặc cùng con vượt qua những bài học khó khăn này. Hãy để con tự do bày tỏ những điều chúng không biết, không hiểu.
Ảnh minh họa
Bằng cách này, cha mẹ không chỉ trở thành người bạn thân thiết đồng hành cùng con, dạy chúng sự chân thực, dám thể hiện, tự tin và bản lĩnh. Qua đó còn cải thiện khoảng cách của mối quan hệ cha mẹ - con cái, khiến cha mẹ - con cái ngày càng khắng khít hơn.
2. Học cách "mặc kệ" khi con mắc những lỗi nhỏ
Khi trẻ mắc lỗi, chỉ cần đó không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, không phải là vấn đề ảnh hưởng đến sự hình thành nhân sinh quan và thế giới quan của con, thì cha mẹ không nên can thiệp và kỷ luật quá nhiều.
Đã là con người thì không thể thoát khỏi việc làm sai và phạm lỗi. Nếu trẻ chỉ phạm một lỗi nhỏ mà cha mẹ lại phóng đại lên nhiều lần, liên tục nhắc đi nhắc lại, trẻ sẽ trở nên tự ti và nhận thức lệch lạc về mức độ nghiêm trọng của lỗi lầm mà chúng phạm phải.
Dần dần, con trở nên lo lắng, tự ti nhiều hơn, trở nên thận trọng, e ngại mỗi khi muốn làm điều gì đó, vì con sợ sẽ mắc lỗi và bị cha mẹ trách mắng.
Nếu tình trạng này kéo dài, con sẽ không còn giữ được sự hồn nhiên, ngây thơ như đúng lứa tuổi của chúng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo và giới hạn sự phát triển về tính cách của con trong tương lai.
3. Học cách "mặc kệ" khi con gặp khó khăn
Con rồi sẽ trưởng thành, lớn lên và rời xa vòng tay ôm ấp của cha mẹ để học tập, lao động hay làm việc. Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, thế nên việc con vấp phải những thất bại, khó khăn là chuyện vô cùng bình thường.
Bởi vì cha mẹ là những người thân thuộc nhất, quan trọng nhất đối với con cái, nên cho dù có chuyện gì, con cái cũng muốn tìm đến cha mẹ để chia sẻ, hoặc tìm lời khuyên để vượt qua những lúc khó khăn trong cuộc đời.
Ảnh minh họa
Lúc này, nếu không thể đưa ra lời khuyên giúp đỡ con, thì cha mẹ cũng không nên "giảng đạo", kiểm soát, mong muốn con làm theo ý mình. Dù cha mẹ chỉ có ý muốn tốt cho con cái, thế nhưng càng nói nhiều, càng chỉ khiến con xa cách cha mẹ hơn mà thôi.
Tốt nhất, cha mẹ hãy im lặng lắng nghe, thỉnh thoảng thể hiện sự quan tâm , để con biết rằng luôn có gia đình ở bên cạnh.
Cha mẹ "vô tâm" ở đây không có nghĩa là bỏ mặc, không quan tâm đến con, mà hãy để chúng tự do phát triển, quản lý đúng lúc và cho con lời khuyên vào những lúc cần thiết.
Cha mẹ cần phải quan tâm, chăm sóc và quản lý con, tuy nhiên nếu kiểm soát con cái quá mức sẽ vô tình trở thành một "liều thuốc độc" hại con của mình. Hãy để con được tự do phát triển để chúng lớn lên trở thành người thành công, tự tin và sáng tạo.
Link bài gốc: 3 thời điểm cha mẹ nên 'mặc kệ', con dễ thành công lớn trong tương lai
Giáo dục con cái là việc rất quan trọng, thế nhưng không phải cha mẹ nào cũng có phương pháp giáo dục con đúng cách để chúng thành đạt sau này. Một trong những sai lầm trong giáo dục con đó chính là kiểm soát con cái quá mức, sự quan tâm vô tình biến thành "sự độc hại" và vô tình kìm hãm khả năng phát triển của con cái.
Vì vậy, đối với các bậc cha mẹ, việc quản lý con cái cần phải "chiến lược" đúng đắn, biết dừng đúng lúc. Theo đó, cha mẹ càng "mặc kệ", càng cho con tự do ở 3 điểm này thì tương lai càng có triển vọng:
1. Học cách "mặc kệ" khi con không đạt được thành tích như mong muốn
Cha mẹ nào cũng muốn con mình là những đứa trẻ tài giỏi, thông minh hơn người. Vì thế, phụ huynh trong cuộc sống thực tế hiện nay thường hay chạy theo thành tích. Trong đó, người lớn nói chung thường đưa ra những yêu cầu, chuẩn mực khiến con trẻ dường như phải gồng mình lên để đáp ứng sự hoàn hảo trong mắt cha mẹ. Điều này vô tình tạo nên sự áp lực và kìm hãm khả năng sáng tạo, phát triển của con, đòi hỏi con cái phải "định hình" trong một "khuôn phép" mà do chính cha mẹ tạo nên.
Không có cha mẹ nào là hoàn hảo, vì vậy cha mẹ hãy chấp nhận sự không hoàn hảo của các bé, chấp nhận những lúc con không đạt được điểm số cao, chấp nhận để con được "kém cỏi". Thay vì làm quá lớn vấn đề và đay nghiến chỉ trích con. Đôi khi cha mẹ cần học cách"mặc kệ" và phớt lờ đi những lúc trẻ không đạt được thành tích như kỳ vọng.
Cha mẹ thông minh sẽ chọn cách ứng xử chân thành với con khi đối mặt với những tình huống con chưa giỏi và chưa hiểu, con phạm sai lầm hoặc không theo ý muốn của cha mẹ. Hãy nói với con rằng, dù cha mẹ không phải là toàn năng, nhưng cha mẹ sẵn sàng cùng con khám phá những điều con chưa biết, hoặc cùng con vượt qua những bài học khó khăn này. Hãy để con tự do bày tỏ những điều chúng không biết, không hiểu.
Ảnh minh họa
Bằng cách này, cha mẹ không chỉ trở thành người bạn thân thiết đồng hành cùng con, dạy chúng sự chân thực, dám thể hiện, tự tin và bản lĩnh. Qua đó còn cải thiện khoảng cách của mối quan hệ cha mẹ - con cái, khiến cha mẹ - con cái ngày càng khắng khít hơn.
2. Học cách "mặc kệ" khi con mắc những lỗi nhỏ
Khi trẻ mắc lỗi, chỉ cần đó không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, không phải là vấn đề ảnh hưởng đến sự hình thành nhân sinh quan và thế giới quan của con, thì cha mẹ không nên can thiệp và kỷ luật quá nhiều.
Đã là con người thì không thể thoát khỏi việc làm sai và phạm lỗi. Nếu trẻ chỉ phạm một lỗi nhỏ mà cha mẹ lại phóng đại lên nhiều lần, liên tục nhắc đi nhắc lại, trẻ sẽ trở nên tự ti và nhận thức lệch lạc về mức độ nghiêm trọng của lỗi lầm mà chúng phạm phải.
Dần dần, con trở nên lo lắng, tự ti nhiều hơn, trở nên thận trọng, e ngại mỗi khi muốn làm điều gì đó, vì con sợ sẽ mắc lỗi và bị cha mẹ trách mắng.
Nếu tình trạng này kéo dài, con sẽ không còn giữ được sự hồn nhiên, ngây thơ như đúng lứa tuổi của chúng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo và giới hạn sự phát triển về tính cách của con trong tương lai.
3. Học cách "mặc kệ" khi con gặp khó khăn
Con rồi sẽ trưởng thành, lớn lên và rời xa vòng tay ôm ấp của cha mẹ để học tập, lao động hay làm việc. Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, thế nên việc con vấp phải những thất bại, khó khăn là chuyện vô cùng bình thường.
Bởi vì cha mẹ là những người thân thuộc nhất, quan trọng nhất đối với con cái, nên cho dù có chuyện gì, con cái cũng muốn tìm đến cha mẹ để chia sẻ, hoặc tìm lời khuyên để vượt qua những lúc khó khăn trong cuộc đời.
Ảnh minh họa
Lúc này, nếu không thể đưa ra lời khuyên giúp đỡ con, thì cha mẹ cũng không nên "giảng đạo", kiểm soát, mong muốn con làm theo ý mình. Dù cha mẹ chỉ có ý muốn tốt cho con cái, thế nhưng càng nói nhiều, càng chỉ khiến con xa cách cha mẹ hơn mà thôi.
Tốt nhất, cha mẹ hãy im lặng lắng nghe, thỉnh thoảng thể hiện sự quan tâm , để con biết rằng luôn có gia đình ở bên cạnh.
Cha mẹ "vô tâm" ở đây không có nghĩa là bỏ mặc, không quan tâm đến con, mà hãy để chúng tự do phát triển, quản lý đúng lúc và cho con lời khuyên vào những lúc cần thiết.
Cha mẹ cần phải quan tâm, chăm sóc và quản lý con, tuy nhiên nếu kiểm soát con cái quá mức sẽ vô tình trở thành một "liều thuốc độc" hại con của mình. Hãy để con được tự do phát triển để chúng lớn lên trở thành người thành công, tự tin và sáng tạo.
Link bài gốc: 3 thời điểm cha mẹ nên 'mặc kệ', con dễ thành công lớn trong tương lai
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Nên Phun Môi Màu Nào Ở Độ Tuổi 35-40?
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Top 3 Cách Xu Hướng Marketing Facebook
- Thread starter nguyenlap.mkt
- Ngày bắt đầu
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu 38.000 trẻ em phát hiện: Ngoại hình và...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Dọn đường" đón nhà đầu tư chiến lược nước ngoài...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng không được 'ép' nhân viên bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu