KT-XH 3 "ổ bệnh" ẩn náu trong gian bếp của mọi gia đình, nếu không khẩn trương xử lý thì bạn và người thân đều có thể mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
TIN MỚI

Có câu nói "bệnh từ miệng mà ra", ý muốn khẳng định rất nhiều bệnh tật có liên quan đến chế độ ăn uống hàng ngày.

Theo QQ, phòng bếp là nơi bảo quản thực phẩm và là chỗ để chế biến thức ăn, nhưng ngược lại chúng cũng có thể là nơi sinh sôi nảy nở các mầm mống bệnh tật, đặc biệt là nguy cơ ung thư cao. Vì vậy, hãy cố gắng giữ cho phòng bếp được sạch, sẽ, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh, bạn cần kịp thời xử lý 3 món đồ dưới đây vì chúng có khả năng sản sinh ra chất độc gây bệnh cho cả gia đình bạn.

3 ổ bệnh ẩn náu trong gian bếp của mọi gia đình, nếu không khẩn trương xử lý thì bạn và người thân đều có thể mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm - Ảnh 1.


Hãy cố gắng giữ cho phòng bếp được sạch, sẽ, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh...

1. Chiếc tủ lạnh đã cũ, bẩn


Không ít bà nội trợ đánh giá rằng tủ lạnh là thứ an toàn nhất trong phòng bếp vì môi trường của chúng luôn thấp, vi khuẩn chẳng thể nào tồn tại được, chẳng thế mà họ yên tâm cất thịt, trứng, rau, đồ ăn dở, thậm chí mỹ phẩm vào đây. Tuy nhiên, nghiên cứu được thực hiện bởi Tổ chức An toàn và Sức khỏe cộng đồng NSF (Mỹ) cho thấy, tủ lạnh là một trong những đồ đạc bẩn hàng đầu trong gian bếp, chúng chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các ngăn để rau, thịt.

Ngoài ra, theo một báo cáo của "Hội đồng sức khỏe toàn cầu" cho thấy mỗi cm vuông trong tủ lạnh có chứa trung bình 11,4 triệu vi khuẩn, thậm chí tủ lạnh còn bẩn hơn nhà vệ sinh. Vi khuẩn trong tủ lạnh đến từ nguồn thực phẩm sống như thịt, rau củ, trứng... đó có thể là Salmonella, Listeria, Escherichia coli, Staphylococcus aureus... có thể gây ngộ độc thực phẩm .

3 ổ bệnh ẩn náu trong gian bếp của mọi gia đình, nếu không khẩn trương xử lý thì bạn và người thân đều có thể mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm - Ảnh 2.


Vi khuẩn trong tủ lạnh đến từ nguồn thực phẩm sống như thịt, rau củ, trứng...

Nguy hiểm hơn khi tủ lạnh cũ không được vệ sinh đều đặn, nhiều loại nấm mốc không thể nhìn thấy bằng mắt thường sẽ sinh sôi, ví dụ như aflaxiton - đây là chất gây ung thư bậc nhất.

Giải pháp:

- Khi dùng tủ lạnh, bạn nên phân loại từng thực phẩm một (ví dụ cá và thịt để riêng), sau đó để chúng trong các hộp bảo quản riêng biệt.

- Dọn dẹp tủ lạnh ít nhất 1 lần trong mỗi tuần để đảm bảo sự sạch sẽ và gọn gàng của tủ. Mỗi lần dọn dẹp tủ, bạn có thể dùng chanh hoặc giấm để tẩy nấm mốc.

2. Thớt gỗ cũ


Thớt là vật dụng không thể thiếu để chế biến thực phẩm, hầu hết các gia đình sẽ chỉ có một chiếc thớt duy nhất để thái thực phẩm chín và sống. Tuy nhiên sau quá trình sử dụng, thịt sống, các loại cá... có thể để lại vi khuẩn salmonella, ký sinh trùng.. trên thớt, sau đó có thể làm nhiễm bẩn thực phẩm khác.

Việc sử dụng thớt gỗ lâu năm trong điều kiện thiếu vệ sinh cũng có thể khiến thớt dễ bị mốc, một trong những độc tố nguy hiểm đó là chất gây ung thư aflatoxin.

3 ổ bệnh ẩn náu trong gian bếp của mọi gia đình, nếu không khẩn trương xử lý thì bạn và người thân đều có thể mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm - Ảnh 3.


Cách vệ sinh thớt đúng nhất được các chuyên gia khuyên làm vẫn là dùng 2 loại thớt riêng biệt cho đồ sống và đồ chín.

Giải pháp:

- Theo trang Expert Home Tips, cách hiệu quả nhất để tiêu diệt vi khuẩn trên thớt sau khi sơ chế thịt cá là ngâm thớt, nhất là thớt gỗ, vào thuốc tẩy chuyên dụng cho đồ bếp.

- Theo trang Huffington Post, nếu dùng thớt sơ chế rau củ quả, các bà nội trợ có thể làm sạch bằng cách nhúng thớt vào nước nóng sau đó dùng nước rửa chén chà trên bề mặt trong vài phút.

Tuy nhiên, cách vệ sinh thớt đúng nhất được các chuyên gia khuyên làm vẫn là dùng 2 loại thớt riêng biệt cho đồ sống và đồ chín. Bạn cần thay thớt gỗ định kỳ sau 6 – 8 tháng/lần để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cả gia đình.

3 ổ bệnh ẩn náu trong gian bếp của mọi gia đình, nếu không khẩn trương xử lý thì bạn và người thân đều có thể mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm - Ảnh 4.

3. Chai nhựa đựng dầu ăn


Hầu hết các chai dầu ăn trên thị trường đều được sản xuất với chất liệu nhựa. Tuy nhiên khi nhựa để cạnh bếp ga, bếp củi sẽ làm tăng tốc độ phân hủy của dầu và tốc độ phân hủy của chai nhựa, chất dẻo có thể được hòa tan trong dầu ăn và nguy hiểm cho người sử dụng.

Việc lưu trữ dầu ăn quá lâu trong chai cũng là một thói quên tai hại. Theo nghiên cứu của một nhóm khoa học Bắc Kinh (Trung Quốc), sau khi dùng giấy thử tiến hành so sánh tình trạng dầu ăn mới mở ra và dầu ăn đã để lâu trong chai, hoặc dầu ăn còn sót lại trong chai.

3 ổ bệnh ẩn náu trong gian bếp của mọi gia đình, nếu không khẩn trương xử lý thì bạn và người thân đều có thể mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm - Ảnh 5.


Kết quả cho thấy dầu ăn mới mở ra cho màu nhạt, trong khi dầu đã để lâu hoặc còn sót lại trong chai đựng sẽ bị đổi màu rõ rệt. Điều này chỉ ra rằng, dầu để lâu và dầu còn lại trong chai đã bị oxi hóa nhiều hơn và ôi hơn dầu mới. Các loại dầu để lâu thường sẽ bị phân hủy hết các axit béo tự do, sau khi tiếp xúc với không khí sẽ tạo ra một số chất độc, gây ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.

* Giải pháp:

- Sử dụng bình thủy tinh để đựng dầu ăn.

- Không nên để dầu ăn cạnh bếp nấu.

- Không nên tích trữ nhiều dầu ăn trong nhà.

- Nên vệ sinh chai đựng dầu ăn 1 tháng/lần.

WHO cảnh báo 4 loại thực phẩm nhiều người yêu thích nhưng thường xuyên sử dụng sẽ khiến ung thư luôn cận kề: Số 1 là thứ từ trẻ tới già đều mê!

Trí Thức Trẻ

Link bài gốc: 3 "ổ bệnh" ẩn náu trong gian bếp của mọi gia đình, nếu không khẩn trương xử lý thì bạn và người thân đều có thể mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,383
Bài viết
63,604
Thành viên
86,466
Thành viên mới nhất
ok9destinycom

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN