TIN MỚI
Nhà triết học Hi Lạp cổ đại Democritos từng nói: "Ngôn từ là cái bóng của hành động." Lời nói sẽ đại diện cho nhân cách của một con người. Người nói vô tình, người nghe hữu ý. Một câu nói vô tình có thể sẽ làm tổn thương một tâm hồn. Nhưng chúng ta mãi mãi không biết sức sát thương của câu nói đó lớn đến chừng nào. Vì vậy, chúng ta phải luôn suy nghĩ kĩ càng trước khi nói bất cứ điều gì, đặc biệt là đừng nói những lời sắc tựa như dao dưới đây.
Nói lời châm biếm, chế giễu người khác
Người Trung Quốc có câu: "Vết dao dâm dễ lành, lời nói ác khó tiêu tan." Vết thương do tác động của ngoại vật có thể lành dần theo thời gian, nhưng vết thương do lời nói ác gây ra sẽ khắc sâu suốt đời.
Việc châm biếm hay chế giễu một ai đó chính là đang chà đạp lên tôn nghiêm của người đó. Trong cuốn biên niên sử "Tự trị thông giám" có viết:
Trong lúc dùng bữa, Khấu Chuẩn không cẩn thận để thức ăn còn sót dính trên mặt. Đinh Vị nhìn thấy liền đứng dậy lau sạch cho ông. Nhưng Khấu Chuẩn lại buông lời chế giễu Đinh Vị đường đường là đại thần triều đình lại phải lau mặt hộ ông ta ư? Đinh Vị nghe xong thì đỏ mặt xấu hổ. Lời nói của Khẩu Chuẩn ngoài mặt là bông đùa nhưng thực chất là châm biếm chế giễu Đinh Vị.
Từ đó về sau, Định Vị bắt đầu đối đầu với Khấu Chuẩn. Ông đi kết thân với những đại thần từng có hiềm khích với Khấu Chuẩn. Bon họ lập ra kế hoạch để kéo Khấu Chuẩn xuống nên luôn nói xấu ông trước mặt hoàng đế. Sau này, hoàng đế cũng nhận thấy Khấu Chuẩn ác khẩu hay làm tổn thương người khác nên quyết định giáng chức ông. Cuối cùng, ông bị đày đến vùng Lôi Châu.
Khổng Tử nói: "Phàm là điều mình không thích, cớ sao phải ép người khác làm." Lời nói mình thấy khó nghe, thì người ta cũng vậy." Họa sĩ người Áo Egon Schiele từng nói: "Không tôn trọng người khác chính là không tôn trọng chính mình đầu tiên." Lời châm biếm khiến người ta ôm hận trong lòng. Một câu tôn trọng mới lấy được thiện cảm của người đời.
Không nói lời chế giễu châm biếm không chỉ là sự tôn trọng người khác mà còn là biểu hiện của một thái độ sống tốt. Bất kể ở nơi đâu hay vào lúc nào, khi nói chuyện với người khác, sự tôn trọng và chắc chắn không chỉ khiến đối phương ấm lòng mà còn làm cho chúng ta xích lại gần nhau hơn.
Nói lời độc miệng với người thân cận
Cuộc sống vốn không thiếu những lúc làm ta phải tức giận. Nhưng khi tức giận lên thì thật khó để chúng ta có thể khống chế nổi cảm xúc của bản thân, từ đó hay nói ra những lời không nên nói.
Người nói vốn chỉ là không suy nghĩ kĩ càng nên buột miệng nói ra mà không quan tâm đến cảm nhận của người nghe. Đợi đến khi biết mình đã làm tổn thương người ta, thì vết thương đó có lẽ đã hằn sâu trong trái tim của đối phương rồi.
Có người con trai bị liệt hai chân. Tâm lý anh ta không ổn định, thường hay nổi nóng và nói lời khó nghe với chính mẹ của mình. Có lần, người mẹ muốn đưa con trai đi ngắm hoa. Bà ấy đã phải dùng thái độ van nài thì cậu con trai mới chịu đi. Người mẹ vui mừng khôn xiết, liền đứng dậy để đi chuẩn bị đồ. Người con nghe thấy thế, liền chê mẹ vẽ chuyện, đi có mấy bước chân mà cũng phải chuẩn bị. Mẹ anh đành nhìn sắc mặt của con trai mà nhẹ nhàng cười cho qua chuyện. Lúc ấy, câu con trai kia vốn không biết và không hiểu được nỗi khổ tâm của người mẹ. Người mẹ cũng vì thế mà tổn thương, nhưng lại không oán trách vì nghĩ do con đang mang bệnh nên vậy. Cho đến người mẹ qua đời, cậu ta mới cảm thấy hối hận vì những lời mình đã nói với mẹ trước đây.
Chúng ta luôn có thói quen trút lên đầu những người yêu thương mình nhất nhưng lời nói khó nghe nhất. Bởi vì đã quá hiểu nhau, nên chúng ta cứ nhằm vào điểm yếu của nhau mà tấn công. Và rồi, nó không khác gì một sự đả kích mà chúng ta dành cho đối phương.
Tuân Tử nói: "Lời nói thiện ấm tựa như tấm áo bông, lời nói ác đau tựa như vết dao đâm". Lời nói gió bay, nhưng vết cắt nó để lại trong tim mỗi người là không thể nguôi ngoai. Cho dù có tức giận đến đâu, cũng đừng bao giờ nói lời làm tổn thương người thân. Nó không chỉ làm tổn thương họ mà còn phá hoại mối quan hệ giữa hai bên.
Tâm sự với những người không hiểu bạn
Khi bản thân phải chịu ấm ức, có người hỏi bạn: "Làm sao thế?’. Lúc bạn sắp buột miệng nói ra những điều ấy, thì bạn chợt dừng lại và nghĩ có lẽ vẫn nên giữ trong lòng thì tốt hơn. Cuối cùng, bạn đành giả vờ gãi đầu, làm bộ như chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Không phải là không nói muốn ra, mà chỉ là không tìm được người hiểu mình để nói.
Tiểu Ly gần đầy gặp phải nhiều chuyện bộn bề trong cuộc sống. Ngày cuối tuần, cô rủ hai người bạn đến nhà mình tụ tập ăn uống. Mọi người vừa ăn vừa kể chuyện của bản thân. Đến lượt Tiểu Ly kể chuyện của mình, cô không kìm lòng được mà khóc thật to trước mặt hai người. Một người bạn vốn không hiểu cô nên nói: "Những chuyện này làm gì đến nỗi? Ai mà chẳng phải gặp khó khăn, đừng yếu đuối như vậy!". Tiểu Ly nghe xong đành cố ý tỏ ra là mình ổn đáp: "Không sao, chỉ trách mình khống chế cảm xúc không tốt, thật ngại quá!"
Đến lúc kết thúc, một người khác cố tình nán lại để an ủi Tiểu Ly. Người đó biết dạo gần đây Tiểu Ly sống không dễ dàng gì, bảo cô cứ nói ra đi cho dễ chịu đừng cố giữ trong lòng. Tiểu Ly liền bộc bạch hết những khó khăn gần đây. Người kia vừa lắng nghe lại vừa hết lòng động viên cô.
Con người ta luôn có những phiền não mà luôn cần phải được trút bầu tâm sự. Tâm sự với người không hiểu, cái ta nhận được chính là trách móc. Tâm sự với người hiểu ta, thứ ta nhận được chính là đồng cảm và động viên.
Người hiểu bạn sẽ nhìn thấu những thay đổi trong tâm tư bạn, mang đến cho bạn sự ấm ấp để xoa dịu đi những vết thương. Cho dù bạn đã tuyệt vọng đến đâu cũng đừng đi tìm người không hiểu mình để mà tâm sự. Bời vì họ sẽ không bao giờ mất công đi hiểu bạn mà sẽ đứng trên góc độ của bản thân để phán xét vấn đề.
"Ngôn từ chính là phương pháp hóa giải phiền não hiệu quả nhất cho con người" (Nhà triết học Minander)
Sức mạnh của ngôn từ vốn không thể coi thường. Đôi khi, những câu nói buột miệng của chúng ta lại có thể đẩy đối phương đến bên bờ vực thẳm. Bạn có thể kéo người ta lại nhưng cũng có thể đẩy người ta ra xa. Lời buồn nên nói với đúng người thì bản thân mới không bị tổn thương. Và hãy nhớ rằng luôn có những câu nói mà cả đời này không nên nói ra dù chỉ một lần.
"Chọn bạn mà chơi, chọn người mà tin": Nhận diện 5 kiểu người bạn nhất định sẽ gặp trên đường đời, kết giao đúng người mới đạt được thành công
Báo Dân sinh
Link bài gốc: 3 kiểu "uốn lưỡi 7 lần" cũng không được phép nói ra: Lỡ miệng một lần, hối hận cả đời
Nhà triết học Hi Lạp cổ đại Democritos từng nói: "Ngôn từ là cái bóng của hành động." Lời nói sẽ đại diện cho nhân cách của một con người. Người nói vô tình, người nghe hữu ý. Một câu nói vô tình có thể sẽ làm tổn thương một tâm hồn. Nhưng chúng ta mãi mãi không biết sức sát thương của câu nói đó lớn đến chừng nào. Vì vậy, chúng ta phải luôn suy nghĩ kĩ càng trước khi nói bất cứ điều gì, đặc biệt là đừng nói những lời sắc tựa như dao dưới đây.
Nói lời châm biếm, chế giễu người khác
Người Trung Quốc có câu: "Vết dao dâm dễ lành, lời nói ác khó tiêu tan." Vết thương do tác động của ngoại vật có thể lành dần theo thời gian, nhưng vết thương do lời nói ác gây ra sẽ khắc sâu suốt đời.
Việc châm biếm hay chế giễu một ai đó chính là đang chà đạp lên tôn nghiêm của người đó. Trong cuốn biên niên sử "Tự trị thông giám" có viết:
Trong lúc dùng bữa, Khấu Chuẩn không cẩn thận để thức ăn còn sót dính trên mặt. Đinh Vị nhìn thấy liền đứng dậy lau sạch cho ông. Nhưng Khấu Chuẩn lại buông lời chế giễu Đinh Vị đường đường là đại thần triều đình lại phải lau mặt hộ ông ta ư? Đinh Vị nghe xong thì đỏ mặt xấu hổ. Lời nói của Khẩu Chuẩn ngoài mặt là bông đùa nhưng thực chất là châm biếm chế giễu Đinh Vị.
Từ đó về sau, Định Vị bắt đầu đối đầu với Khấu Chuẩn. Ông đi kết thân với những đại thần từng có hiềm khích với Khấu Chuẩn. Bon họ lập ra kế hoạch để kéo Khấu Chuẩn xuống nên luôn nói xấu ông trước mặt hoàng đế. Sau này, hoàng đế cũng nhận thấy Khấu Chuẩn ác khẩu hay làm tổn thương người khác nên quyết định giáng chức ông. Cuối cùng, ông bị đày đến vùng Lôi Châu.
Khổng Tử nói: "Phàm là điều mình không thích, cớ sao phải ép người khác làm." Lời nói mình thấy khó nghe, thì người ta cũng vậy." Họa sĩ người Áo Egon Schiele từng nói: "Không tôn trọng người khác chính là không tôn trọng chính mình đầu tiên." Lời châm biếm khiến người ta ôm hận trong lòng. Một câu tôn trọng mới lấy được thiện cảm của người đời.
Không nói lời chế giễu châm biếm không chỉ là sự tôn trọng người khác mà còn là biểu hiện của một thái độ sống tốt. Bất kể ở nơi đâu hay vào lúc nào, khi nói chuyện với người khác, sự tôn trọng và chắc chắn không chỉ khiến đối phương ấm lòng mà còn làm cho chúng ta xích lại gần nhau hơn.
Nói lời độc miệng với người thân cận
Cuộc sống vốn không thiếu những lúc làm ta phải tức giận. Nhưng khi tức giận lên thì thật khó để chúng ta có thể khống chế nổi cảm xúc của bản thân, từ đó hay nói ra những lời không nên nói.
Người nói vốn chỉ là không suy nghĩ kĩ càng nên buột miệng nói ra mà không quan tâm đến cảm nhận của người nghe. Đợi đến khi biết mình đã làm tổn thương người ta, thì vết thương đó có lẽ đã hằn sâu trong trái tim của đối phương rồi.
Có người con trai bị liệt hai chân. Tâm lý anh ta không ổn định, thường hay nổi nóng và nói lời khó nghe với chính mẹ của mình. Có lần, người mẹ muốn đưa con trai đi ngắm hoa. Bà ấy đã phải dùng thái độ van nài thì cậu con trai mới chịu đi. Người mẹ vui mừng khôn xiết, liền đứng dậy để đi chuẩn bị đồ. Người con nghe thấy thế, liền chê mẹ vẽ chuyện, đi có mấy bước chân mà cũng phải chuẩn bị. Mẹ anh đành nhìn sắc mặt của con trai mà nhẹ nhàng cười cho qua chuyện. Lúc ấy, câu con trai kia vốn không biết và không hiểu được nỗi khổ tâm của người mẹ. Người mẹ cũng vì thế mà tổn thương, nhưng lại không oán trách vì nghĩ do con đang mang bệnh nên vậy. Cho đến người mẹ qua đời, cậu ta mới cảm thấy hối hận vì những lời mình đã nói với mẹ trước đây.
Chúng ta luôn có thói quen trút lên đầu những người yêu thương mình nhất nhưng lời nói khó nghe nhất. Bởi vì đã quá hiểu nhau, nên chúng ta cứ nhằm vào điểm yếu của nhau mà tấn công. Và rồi, nó không khác gì một sự đả kích mà chúng ta dành cho đối phương.
Tuân Tử nói: "Lời nói thiện ấm tựa như tấm áo bông, lời nói ác đau tựa như vết dao đâm". Lời nói gió bay, nhưng vết cắt nó để lại trong tim mỗi người là không thể nguôi ngoai. Cho dù có tức giận đến đâu, cũng đừng bao giờ nói lời làm tổn thương người thân. Nó không chỉ làm tổn thương họ mà còn phá hoại mối quan hệ giữa hai bên.
Tâm sự với những người không hiểu bạn
Khi bản thân phải chịu ấm ức, có người hỏi bạn: "Làm sao thế?’. Lúc bạn sắp buột miệng nói ra những điều ấy, thì bạn chợt dừng lại và nghĩ có lẽ vẫn nên giữ trong lòng thì tốt hơn. Cuối cùng, bạn đành giả vờ gãi đầu, làm bộ như chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Không phải là không nói muốn ra, mà chỉ là không tìm được người hiểu mình để nói.
Tiểu Ly gần đầy gặp phải nhiều chuyện bộn bề trong cuộc sống. Ngày cuối tuần, cô rủ hai người bạn đến nhà mình tụ tập ăn uống. Mọi người vừa ăn vừa kể chuyện của bản thân. Đến lượt Tiểu Ly kể chuyện của mình, cô không kìm lòng được mà khóc thật to trước mặt hai người. Một người bạn vốn không hiểu cô nên nói: "Những chuyện này làm gì đến nỗi? Ai mà chẳng phải gặp khó khăn, đừng yếu đuối như vậy!". Tiểu Ly nghe xong đành cố ý tỏ ra là mình ổn đáp: "Không sao, chỉ trách mình khống chế cảm xúc không tốt, thật ngại quá!"
Đến lúc kết thúc, một người khác cố tình nán lại để an ủi Tiểu Ly. Người đó biết dạo gần đây Tiểu Ly sống không dễ dàng gì, bảo cô cứ nói ra đi cho dễ chịu đừng cố giữ trong lòng. Tiểu Ly liền bộc bạch hết những khó khăn gần đây. Người kia vừa lắng nghe lại vừa hết lòng động viên cô.
Con người ta luôn có những phiền não mà luôn cần phải được trút bầu tâm sự. Tâm sự với người không hiểu, cái ta nhận được chính là trách móc. Tâm sự với người hiểu ta, thứ ta nhận được chính là đồng cảm và động viên.
Người hiểu bạn sẽ nhìn thấu những thay đổi trong tâm tư bạn, mang đến cho bạn sự ấm ấp để xoa dịu đi những vết thương. Cho dù bạn đã tuyệt vọng đến đâu cũng đừng đi tìm người không hiểu mình để mà tâm sự. Bời vì họ sẽ không bao giờ mất công đi hiểu bạn mà sẽ đứng trên góc độ của bản thân để phán xét vấn đề.
"Ngôn từ chính là phương pháp hóa giải phiền não hiệu quả nhất cho con người" (Nhà triết học Minander)
Sức mạnh của ngôn từ vốn không thể coi thường. Đôi khi, những câu nói buột miệng của chúng ta lại có thể đẩy đối phương đến bên bờ vực thẳm. Bạn có thể kéo người ta lại nhưng cũng có thể đẩy người ta ra xa. Lời buồn nên nói với đúng người thì bản thân mới không bị tổn thương. Và hãy nhớ rằng luôn có những câu nói mà cả đời này không nên nói ra dù chỉ một lần.
"Chọn bạn mà chơi, chọn người mà tin": Nhận diện 5 kiểu người bạn nhất định sẽ gặp trên đường đời, kết giao đúng người mới đạt được thành công
Báo Dân sinh
Link bài gốc: 3 kiểu "uốn lưỡi 7 lần" cũng không được phép nói ra: Lỡ miệng một lần, hối hận cả đời
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu 38.000 trẻ em phát hiện: Ngoại hình và...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Dọn đường" đón nhà đầu tư chiến lược nước ngoài...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng không được 'ép' nhân viên bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Nguồn cầu ở thực là động lực lớn nhất hỗ trợ thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu