Tuổi thọ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm môi trường sống, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống , di truyền, thậm chí cả tính cách. Sau khi bước vào độ tuổi 50, dù là nam hay nữ, chức năng của các cơ quan khác nhau trong cơ thể bắt đầu suy giảm dần. Đây chính là thời điểm dễ mắc các bệnh mãn tính khác nhau.
Sau khi bước vào giai đoạn trung niên và cao tuổi, cần làm công tác dưỡng sinh toàn diện để bảo vệ cơ thể, kéo dài tuổi thọ. Ảnh: AdobeStock
Vì vậy, theo quan điểm lâm sàng, sau khi bước vào trung niên và cao tuổi, cần phải làm công tác bảo dưỡng toàn diện để bảo vệ cơ thể, đặc biệt là ba bộ phận này nếu muốn sống thọ.
1. Nuôi dưỡng gan
Dưỡng gan là dưỡng mệnh. Ảnh: Internet
Sau 50 tuổi cần chú ý kiêng rượu, bồi bổ gan mật. Đây là điều nên ưu tiên hàng đầu để cơ thể đảm bảo được sự ổn định.
Đông y có câu nói nổi tiếng: "Dưỡng gan là dưỡng mệnh". Sau tuổi 50, bạn càng phải chú ý bảo vệ gan, nhất là những người uống rượu bia lâu năm, bởi vì rượu bia có thể khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng.
Chức năng chính của gan là trao đổi chất, giải độc và chuyển hóa sinh học. Hầu hết tất cả các chất độc do cơ thể con người tạo ra đều cần gan chuyển hóa. Chức năng biến đổi sinh học của gan cũng liên quan đến tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, cân bằng nội tiết, đông máu. Một khi gan bị bệnh, cơ thể cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vì vậy, sau khi bước qua tuổi trung niên, mọi người nên học cách bảo dưỡng gan, chẳng hạn như duy trì thói quen và quy tắc ăn uống lành mạnh , thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bỏ rượu bia, không ăn thực phẩm bị mốc, ôi thiu...
Thường xuyên ăn một số thực phẩm giàu vitamin C, thực phẩm có thể giúp giải độc gan và trao đổi chất, chẳng hạn như cam quýt, cà chua, chà là tươi... Những loại thực phẩm này có tác dụng dưỡng âm, không chỉ bảo vệ gan mà còn thúc đẩy quá trình sửa chữa và tái tạo của tế bào gan. Tuy nhiên, đừng ăn quá nhiều, nếu không sẽ làm tổn thương dạ dày.
2. Bảo dưỡng tim mạch và mạch máu não
Trái tim là trung tâm của cơ thể con người, vì vậy sức khỏe của trái tim cũng là chìa khóa của sức khỏe con người. Ảnh: Aboluowang
Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, mạch máu sẽ dần bị lão hóa và cứng lại. Do đó, sau tuổi 50, các bệnh tim mạch, mạch máu não xuất hiện nhiều và phổ biến hơn gây ra tình trạng mệt mỏi, căng thẳng kéo dài. Ngoài ra, tâm trạng không tốt có thể gây ra những tổn thương nhất định cho tim.
4 nỗi sợ của tim mà bạn nên tránh kịp thời
- Sợ mệt mỏi: Mệt mỏi có thể gây nhồi máu cơ tim, thậm chí suy tim. Do vậy, bạn nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, không để cho cơ thể rơi vào trạng thái quá mệt mỏi.
- Sợ huyết áp tăng cao: Điều này làm tăng khả năng tử vong ở bệnh nhân tim mạch vành. Giữ sự ổn định huyết áp là điều quan trọng.
- Sợ buồn, bi quan lâu ngày: Đây là yếu tố dễ khiến cho bạn bị bệnh tim, tỷ lệ tử vong cao gấp đôi so với những người có thái độ sống lạc quan.
- Sợ đổ mồ hôi: Mồ hôi là chất lỏng của tim, đổ mồ hôi nhiều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch. Do vậy, khi có các vấn đề về mồ hôi ra nhiều, bạn nên tìm cách kiểm soát.
Vì vậy, ở độ tuổi này, cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe tim mạch. Giữ chế độ ăn nhẹ, chủ động kiểm soát cân nặng, hợp tác với bác sĩ điều trị khi bệnh xuất hiện, ngủ đủ giấc, thái độ lạc quan, vui vẻ… đều góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch và mạch máu não.
3. Bảo vệ dạ dày
Bệnh lý về dạ dày rất phổ biến, khoảng 25% dân số đang phải đối mặt với những rối loạn này bởi lối sống hiện đại.
Con người hiện đại phải đối diện với rất nhiều áp lực trong cuộc sống. Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều người ăn uống không đúng giờ giấc, bỏ bữa... dẫn đến dạ dày bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra những cơn đau thắt. Mặc dù những thói quen này không gây bệnh khi ta còn trẻ nhưng vào tuổi xế chiều nguy cơ mắc ung thư dạ dày rất cao.
Trọng tâm của chế độ ăn kiêng là duy trì nguyên tắc ăn nhạt, kết hợp giữa chất béo và chất xơ. Ảnh: AdobeStock
Vì vậy, sau khi bước vào độ tuổi này, bạn nên chú ý đến sức khỏe đường tiêu hóa, có thể thường xuyên thực hiện nội soi kiểm tra đường ruột, dạ dày theo khuyến cáo của bác sĩ. Ngoài ra, việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng rất cần thiết. Điều cốt yếu là duy trì chế độ ăn nhạt, ăn uống điều độ, bổ sung chất béo và chất xơ hợp lý.
Hơn thế nữa, căng thẳng cũng được xem là nguyên nhân làm tăng thêm tình trạng đau dạ dày. Kinh nghiệm của nhiều bác sĩ cho thấy, bệnh đau dạ dày thường trở nặng hơn khi bệnh nhân phải lo nghĩ nhiều. Một số bác sĩ nhận xét, phần lớn bệnh nhân đau dạ dày là những người trầm lặng, có gì hay để trong lòng mà không chịu nói ra. Nếu bạn thuộc type người này, lại đang đau dạ dày, hãy cố thay đổi tính tình. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.
Những lúc phải lo nghĩ hay buồn phiền, bạn hãy nghĩ đến cái dạ dày. Thất tình, đụng chạm trong công sở, không vui vẻ trong gia đình, khủng hoảng tiền bạc… là những vấn đề có thể dẫn bạn đến bệnh đau dạ dày kinh niên.
Tránh ăn uống khi đang cảm thấy căng thẳng, bực dọc. Nên giữ cho không khí bữa ăn hàng ngày vui vẻ và thoải mái. Ảnh: AdobeStock
Trên thực tế, không có con đường nào tắt để bảo vệ các cơ quan trong cơ thể. Dù là người trung niên, cao tuổi hay thanh thiếu niên thì nền tảng của một sức khỏe tốt là phải có thói quen sinh hoạt và ăn uống điều độ.
Ngược lại, nếu có những thói quen không lành mạnh trong một thời gian dài, dù bắt đầu cải thiện sau khi bước vào tuổi trung niên và tuổi già thì chúng đã là nguyên nhân dẫn đến các bệnh mãn tính. Vì vậy, việc tránh xa những thói quen không tốt cho sức khỏe dù ở độ tuổi nào hiện nay là điều vô cùng cần thiết.
Theo SecretChina
Link bài gốc: 3 bộ phận quý giá nhất của cơ thể cần đặc biệt bảo vệ: Nhiều người không biết mà hủy hoại, thảo nào sức khỏe xuống dốc không phanh
Sau khi bước vào giai đoạn trung niên và cao tuổi, cần làm công tác dưỡng sinh toàn diện để bảo vệ cơ thể, kéo dài tuổi thọ. Ảnh: AdobeStock
Vì vậy, theo quan điểm lâm sàng, sau khi bước vào trung niên và cao tuổi, cần phải làm công tác bảo dưỡng toàn diện để bảo vệ cơ thể, đặc biệt là ba bộ phận này nếu muốn sống thọ.
1. Nuôi dưỡng gan
Dưỡng gan là dưỡng mệnh. Ảnh: Internet
Sau 50 tuổi cần chú ý kiêng rượu, bồi bổ gan mật. Đây là điều nên ưu tiên hàng đầu để cơ thể đảm bảo được sự ổn định.
Đông y có câu nói nổi tiếng: "Dưỡng gan là dưỡng mệnh". Sau tuổi 50, bạn càng phải chú ý bảo vệ gan, nhất là những người uống rượu bia lâu năm, bởi vì rượu bia có thể khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng.
Chức năng chính của gan là trao đổi chất, giải độc và chuyển hóa sinh học. Hầu hết tất cả các chất độc do cơ thể con người tạo ra đều cần gan chuyển hóa. Chức năng biến đổi sinh học của gan cũng liên quan đến tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, cân bằng nội tiết, đông máu. Một khi gan bị bệnh, cơ thể cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vì vậy, sau khi bước qua tuổi trung niên, mọi người nên học cách bảo dưỡng gan, chẳng hạn như duy trì thói quen và quy tắc ăn uống lành mạnh , thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bỏ rượu bia, không ăn thực phẩm bị mốc, ôi thiu...
Thường xuyên ăn một số thực phẩm giàu vitamin C, thực phẩm có thể giúp giải độc gan và trao đổi chất, chẳng hạn như cam quýt, cà chua, chà là tươi... Những loại thực phẩm này có tác dụng dưỡng âm, không chỉ bảo vệ gan mà còn thúc đẩy quá trình sửa chữa và tái tạo của tế bào gan. Tuy nhiên, đừng ăn quá nhiều, nếu không sẽ làm tổn thương dạ dày.
2. Bảo dưỡng tim mạch và mạch máu não
Trái tim là trung tâm của cơ thể con người, vì vậy sức khỏe của trái tim cũng là chìa khóa của sức khỏe con người. Ảnh: Aboluowang
Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, mạch máu sẽ dần bị lão hóa và cứng lại. Do đó, sau tuổi 50, các bệnh tim mạch, mạch máu não xuất hiện nhiều và phổ biến hơn gây ra tình trạng mệt mỏi, căng thẳng kéo dài. Ngoài ra, tâm trạng không tốt có thể gây ra những tổn thương nhất định cho tim.
4 nỗi sợ của tim mà bạn nên tránh kịp thời
- Sợ mệt mỏi: Mệt mỏi có thể gây nhồi máu cơ tim, thậm chí suy tim. Do vậy, bạn nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, không để cho cơ thể rơi vào trạng thái quá mệt mỏi.
- Sợ huyết áp tăng cao: Điều này làm tăng khả năng tử vong ở bệnh nhân tim mạch vành. Giữ sự ổn định huyết áp là điều quan trọng.
- Sợ buồn, bi quan lâu ngày: Đây là yếu tố dễ khiến cho bạn bị bệnh tim, tỷ lệ tử vong cao gấp đôi so với những người có thái độ sống lạc quan.
- Sợ đổ mồ hôi: Mồ hôi là chất lỏng của tim, đổ mồ hôi nhiều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch. Do vậy, khi có các vấn đề về mồ hôi ra nhiều, bạn nên tìm cách kiểm soát.
Vì vậy, ở độ tuổi này, cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe tim mạch. Giữ chế độ ăn nhẹ, chủ động kiểm soát cân nặng, hợp tác với bác sĩ điều trị khi bệnh xuất hiện, ngủ đủ giấc, thái độ lạc quan, vui vẻ… đều góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch và mạch máu não.
3. Bảo vệ dạ dày
Bệnh lý về dạ dày rất phổ biến, khoảng 25% dân số đang phải đối mặt với những rối loạn này bởi lối sống hiện đại.
Con người hiện đại phải đối diện với rất nhiều áp lực trong cuộc sống. Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều người ăn uống không đúng giờ giấc, bỏ bữa... dẫn đến dạ dày bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra những cơn đau thắt. Mặc dù những thói quen này không gây bệnh khi ta còn trẻ nhưng vào tuổi xế chiều nguy cơ mắc ung thư dạ dày rất cao.
Trọng tâm của chế độ ăn kiêng là duy trì nguyên tắc ăn nhạt, kết hợp giữa chất béo và chất xơ. Ảnh: AdobeStock
Vì vậy, sau khi bước vào độ tuổi này, bạn nên chú ý đến sức khỏe đường tiêu hóa, có thể thường xuyên thực hiện nội soi kiểm tra đường ruột, dạ dày theo khuyến cáo của bác sĩ. Ngoài ra, việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng rất cần thiết. Điều cốt yếu là duy trì chế độ ăn nhạt, ăn uống điều độ, bổ sung chất béo và chất xơ hợp lý.
Hơn thế nữa, căng thẳng cũng được xem là nguyên nhân làm tăng thêm tình trạng đau dạ dày. Kinh nghiệm của nhiều bác sĩ cho thấy, bệnh đau dạ dày thường trở nặng hơn khi bệnh nhân phải lo nghĩ nhiều. Một số bác sĩ nhận xét, phần lớn bệnh nhân đau dạ dày là những người trầm lặng, có gì hay để trong lòng mà không chịu nói ra. Nếu bạn thuộc type người này, lại đang đau dạ dày, hãy cố thay đổi tính tình. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.
Những lúc phải lo nghĩ hay buồn phiền, bạn hãy nghĩ đến cái dạ dày. Thất tình, đụng chạm trong công sở, không vui vẻ trong gia đình, khủng hoảng tiền bạc… là những vấn đề có thể dẫn bạn đến bệnh đau dạ dày kinh niên.
Tránh ăn uống khi đang cảm thấy căng thẳng, bực dọc. Nên giữ cho không khí bữa ăn hàng ngày vui vẻ và thoải mái. Ảnh: AdobeStock
Trên thực tế, không có con đường nào tắt để bảo vệ các cơ quan trong cơ thể. Dù là người trung niên, cao tuổi hay thanh thiếu niên thì nền tảng của một sức khỏe tốt là phải có thói quen sinh hoạt và ăn uống điều độ.
Ngược lại, nếu có những thói quen không lành mạnh trong một thời gian dài, dù bắt đầu cải thiện sau khi bước vào tuổi trung niên và tuổi già thì chúng đã là nguyên nhân dẫn đến các bệnh mãn tính. Vì vậy, việc tránh xa những thói quen không tốt cho sức khỏe dù ở độ tuổi nào hiện nay là điều vô cùng cần thiết.
Theo SecretChina
Muốn sống thọ, hãy bảo vệ 3 bộ phận này trên cơ thể
Cơ thể con người là một cỗ máy mà bộ phận nào trong đó cũng vô cùng cần thiết, quan trọng, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, 3 bộ phận này, nếu không bảo vệ tốt thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều bộ phận khác, đến sức khỏe tổng thể, thậm chí là tính mạng.
cafef.vn
Link bài gốc: 3 bộ phận quý giá nhất của cơ thể cần đặc biệt bảo vệ: Nhiều người không biết mà hủy hoại, thảo nào sức khỏe xuống dốc không phanh
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Nên Phun Môi Màu Nào Ở Độ Tuổi 35-40?
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Top 3 Cách Xu Hướng Marketing Facebook
- Thread starter nguyenlap.mkt
- Ngày bắt đầu
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu 38.000 trẻ em phát hiện: Ngoại hình và...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Dọn đường" đón nhà đầu tư chiến lược nước ngoài...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng không được 'ép' nhân viên bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu