Gỏi cá ăn cho mát, không ngờ lại làm tổn thương gan
Theo TS.BS Trần Huy Thọ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương), thói quen ăn đồ ăn tái, sống, đặc biệt là gỏi cá nước ngọt, rau thuỷ sinh dưới nước có thể làm tăng nguy cơ nhiễm sán lá gan. Sán lá gan được chia làm 2 loại: sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ.
Trong đó, sán lá gan nhỏ ký sinh ở đường mật gan. Người nhiễm sán lá gan nhỏ thường có liên quan tới thói quen ăn các loại gỏi cá nước ngọt, nước lợ. Bệnh nhân nhiễm sán lá gan nhỏ thường đến khám từ các vùng Kim Sơn (Ninh Bình), Nga Sơn (Thanh Hoá), Thanh Sơn (Phú Thọ), Hoà Bình… là những vùng có truyền thống ăn các loại gỏi cá.
Gỏi cá (ảnh nguồn: Intrnet)
Rất nhiều bệnh nhân khi tới khám chia sẻ với bác sĩ rằng họ có thói quen ăn gỏi cá vì thấy ngon và mát nhưng không nghĩ sẽ nhiễm sán lá gan.
Khi người ăn phải ấu trùng nang sán chưa được nấu chín thì sau khi ăn, ấu trùng sẽ vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành, ký sinh và gây bệnh ở đường mật.
Đối với sán lá gan nhỏ, sau khi xâm nhập vào nhu mô gan, sán non sẽ phát triển thành sán trưởng thành và đẻ trứng trong các đường dẫn mật, trứng được bài xuất ra ngoài theo phân và xuống nước phát triển theo chu kỳ khép kín rồi lây truyền qua đường ăn cá sống có nang trùng.
“Người nhiễm sán lá gan thường có triệu chứng đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa (kém ăn, bụng ậm ạch khó tiêu); Đôi khi có biểu hiện sạm da, vàng da và dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy theo mức độ của bệnh”, bác sĩ Thọ cho biết.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 3 triệu người ở các nước Thái Lan, Lào, Campuchia, phía Nam Việt Nam nhiễm sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini; trên 19 triệu người ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, phía Bắc Việt Nam nhiễm Clonorchis sinensis.
Ăn rau sống mọc dưới nước
Đối với bệnh sán lá gan lớn, bác sĩ Thọ cho hay bệnh thường xâm nhập vào mô gây ra những tổn thương, áp xe cho gan. Người bị nhiễm bệnh do ăn sống các loại rau mọc dưới nước (rau ngổ, rau rút, rau cần, cải xoong, ngó sen...) hoặc uống nước lã có nhiễm ấu trùng sán.
Người nhiễm sán lá gan lớn thường có các triệu chứng đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức; Tính chất đau không đặc hiệu, có thể âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng. Bệnh nhân mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa...
Ăn rau cải xoong sống có nguy cơ nhiễm sán lá gan (ảnh nguồn: Internet)
Theo WHO, sán lá gan lớn loài Fasciola hepatica phân bố chủ yếu ở Châu Âu (Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ), Nam Mỹ (Achentina, Bôlivia, Ecuado, Pêru), châu Phi (Ai Cập, Etiopia), châu Á (Hàn Quốc, Papua-niu-ghinê, Iran và một số vùng của Nhật Bản). Loài Fasciola gigantica phân bố chủ yếu ở Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam.
Ở Việt Nam cho đến nay bệnh sán lá gan lớn đã xuất hiện ở 47 tỉnh, thành phố; tỷ lệ nhiễm cao nhất ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Để phòng ngừa sán lá gan bác sĩ Thọ khuyến cáo người dân không nên ăn cá chưa nấu chín như: gỏi cá hoặc cá nấu chưa chín dưới mọi hình thức nào; Không ăn rau sống mọc dưới nước, không uống nước lã, không ăn gan sống. Ngoài ra, người dân cần chú ý vệ sinh phòng bệnh: ăn chín, uống chín, không dùng phân người nuôi cá, không phóng uế bừa bãi xuống các nguồn nước.
Link bài gốc: 2 món ăn ‘khoái khẩu’ ngon miệng nhưng vô tình "đục đẽo" lá gan
Theo TS.BS Trần Huy Thọ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương), thói quen ăn đồ ăn tái, sống, đặc biệt là gỏi cá nước ngọt, rau thuỷ sinh dưới nước có thể làm tăng nguy cơ nhiễm sán lá gan. Sán lá gan được chia làm 2 loại: sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ.
Trong đó, sán lá gan nhỏ ký sinh ở đường mật gan. Người nhiễm sán lá gan nhỏ thường có liên quan tới thói quen ăn các loại gỏi cá nước ngọt, nước lợ. Bệnh nhân nhiễm sán lá gan nhỏ thường đến khám từ các vùng Kim Sơn (Ninh Bình), Nga Sơn (Thanh Hoá), Thanh Sơn (Phú Thọ), Hoà Bình… là những vùng có truyền thống ăn các loại gỏi cá.
Gỏi cá (ảnh nguồn: Intrnet)
Rất nhiều bệnh nhân khi tới khám chia sẻ với bác sĩ rằng họ có thói quen ăn gỏi cá vì thấy ngon và mát nhưng không nghĩ sẽ nhiễm sán lá gan.
Khi người ăn phải ấu trùng nang sán chưa được nấu chín thì sau khi ăn, ấu trùng sẽ vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành, ký sinh và gây bệnh ở đường mật.
Đối với sán lá gan nhỏ, sau khi xâm nhập vào nhu mô gan, sán non sẽ phát triển thành sán trưởng thành và đẻ trứng trong các đường dẫn mật, trứng được bài xuất ra ngoài theo phân và xuống nước phát triển theo chu kỳ khép kín rồi lây truyền qua đường ăn cá sống có nang trùng.
“Người nhiễm sán lá gan thường có triệu chứng đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa (kém ăn, bụng ậm ạch khó tiêu); Đôi khi có biểu hiện sạm da, vàng da và dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy theo mức độ của bệnh”, bác sĩ Thọ cho biết.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 3 triệu người ở các nước Thái Lan, Lào, Campuchia, phía Nam Việt Nam nhiễm sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini; trên 19 triệu người ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, phía Bắc Việt Nam nhiễm Clonorchis sinensis.
Ăn rau sống mọc dưới nước
Đối với bệnh sán lá gan lớn, bác sĩ Thọ cho hay bệnh thường xâm nhập vào mô gây ra những tổn thương, áp xe cho gan. Người bị nhiễm bệnh do ăn sống các loại rau mọc dưới nước (rau ngổ, rau rút, rau cần, cải xoong, ngó sen...) hoặc uống nước lã có nhiễm ấu trùng sán.
Người nhiễm sán lá gan lớn thường có các triệu chứng đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức; Tính chất đau không đặc hiệu, có thể âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng. Bệnh nhân mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa...
Ăn rau cải xoong sống có nguy cơ nhiễm sán lá gan (ảnh nguồn: Internet)
Theo WHO, sán lá gan lớn loài Fasciola hepatica phân bố chủ yếu ở Châu Âu (Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ), Nam Mỹ (Achentina, Bôlivia, Ecuado, Pêru), châu Phi (Ai Cập, Etiopia), châu Á (Hàn Quốc, Papua-niu-ghinê, Iran và một số vùng của Nhật Bản). Loài Fasciola gigantica phân bố chủ yếu ở Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam.
Ở Việt Nam cho đến nay bệnh sán lá gan lớn đã xuất hiện ở 47 tỉnh, thành phố; tỷ lệ nhiễm cao nhất ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Để phòng ngừa sán lá gan bác sĩ Thọ khuyến cáo người dân không nên ăn cá chưa nấu chín như: gỏi cá hoặc cá nấu chưa chín dưới mọi hình thức nào; Không ăn rau sống mọc dưới nước, không uống nước lã, không ăn gan sống. Ngoài ra, người dân cần chú ý vệ sinh phòng bệnh: ăn chín, uống chín, không dùng phân người nuôi cá, không phóng uế bừa bãi xuống các nguồn nước.
Link bài gốc: 2 món ăn ‘khoái khẩu’ ngon miệng nhưng vô tình "đục đẽo" lá gan
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, lộ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
“Nguồn cầu ở thực là động lực lớn nhất hỗ trợ thanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dự án nghỉ dưỡng ở Đà Lạt ‘lụt’ tiến độ, 1.200 m2...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu