12 mẹo cho những cuộc thương lượng “tất cả cùng có lợi”

benhi2311

New member
10 Tháng tám 2011
157
0
0
34
Thương lượng là quá trình cố gắng tìm ra được giải pháp chung. Việc thỏa hiệp, dàn xếp một giải pháp được cả 2 bên đồng ý, chính là kết quả của 1 buổi thương lượng thành công. Thoả hiệp sẽ giúp tìm được những giải pháp thay thế, khi công việc bị bế tắc. Bạn không thể biết là nó có thỏa mãn người khác hay không, ví dụ như một ý tưởng bạn biết chắc nó sẽ ổn, nhưng người khác lại không thích, sự thay đổi liên quan tơí hệ thống văn phòng, một cuộc đấu đá cần phải kết thúc, việc học cách thương lượng và thỏa hiệp là rất cần thiết đối với sự thành công của chúng ta.

Có thái độ tích cực
Thái độ rất quan trọng. Chúng ta sẽ có cơ hội tốt hơn để đạt được những kết quả liên quan tới lợi ích 2 bên, nếu chúng ta xem việc thương lượng như 1 cơ hội để học hỏi và đạt được kết quả tất cả cùng có lợi.
Gặp mặt trực tiếp
Tìm một không gian thuận lợi và thoải mái để 2 bên có thể trao đổi. Thống nhất thời điểm và khoảng thời gian buổi gặp mặt sẽ diễn ra. Bất cứ khi nào có thể, bạn nên đề nghị thương lượng trực tiếp. Hãy cẩn thật nếu phải thương lượng qua điện thoại hoặc email. Thiếu sự giao tiếp trực tiếp như: biểu cảm gương mặt, âm điệu giọng nói hay nhiều yếu tố khác, có thể phá hỏng cuộc thương lượng.
Định nghĩa rõ để đạt được sự thống nhất 1 vấn đề.
Thống nhất về cách định nghĩa 1 vấn đề, sử dụng từ ngữ đơn giản và chân thật. Nếu 1 tình huống có nhiều cách hiểu, nên tìm cách chia nhỏ vấn đề ra, thương lượng trên từng vấn đề nhỏ đó.
Làm bài tập về nhà – Tìm hiểu rõ đối tác
Hãy bỏ thời gian lên kế hoạch. Chúng ta không chỉ hiểu rõ bản thân, mà còn phải biết được động lực và mốí quan tâm của đôí tác là gì. Hãy xem xét những tình huống trong quá khứ có thể tác động đến cuộc thương lượng. Biết những khoản phải có (không thương lượng được) và những khoản thật tuyệt nếu có (có thể thương lượng được). Nhờ đó, ta có thể xác định được giải pháp tốt nhất, một thỏa hiệp công bằng, hợp lí mà đối tác có thể chấp nhận.
Điều chỉnh mức độ thành thật của bạn.
Xác định mức độ bạn có thể tin tưởng vào đối tác và cách thức làm việc của họ, và hãy tỉnh táo đừng để cảm tính cá nhân tác động đế quá trình thương lượng.
Tìm điểm chung của 2 bên
Hãy tìm kiếm và tạo ra sự tương đồng giữa 2 bên. Bởi sự xung đột thường phóng đại khác biệt và giảm bớt sự tương đồng. Hãy tìm kiếm mục đích, mục tiêu chung, thay thậm chí những tình huống mà cả bên đều không thích. Tập trung vào tương lai, hãy nói về những việc phải làm và cách giải vấn đề phát sinh.
Làm việc dựa trên dữ kiện, không phải cảm xúc.
Xác định vấn đề, không phải quan điểm cá nhân. Tránh phản biện hay bình phẩm ý kiến của người khác. Tránh quá tập trung vào quá khứ, hoặc khích bác người khác. Hãy duy trì một trạng thái thật lí trí và có định hướng rõ ràng. Nó sẽ giúp giảm thiểu yếu tố cá nhân trong xung đột, tách bạch các vấn đề, và tránh được sự bảo thủ.
Hãy thành thật
Đừng xem đây là trò chơi. Hãy thành thật, và xác định điều gì là quan trọng với bạn. Nó cũng tương đương với việc xác định tại sao mục tiêu, mục đích của bạn lại quan trọng?
Cung cấp nhiều giải pháp và số liệu cụ thể.
Sử dụng nhiều chọn lựa và các giải pháp thay thế để chứng minh thiện chí muốn thỏa hiệp của bạn. Cân nhắc việc nhượng bộ vài điều khoản, có thể không đáng gì với bạn, nhưng rất giá trị với người khác. Hãy tạo ra các lựa chọn hấp dẫn với đối tác và cung cấp dữ kiện để thể hiện quan điểm của bạn.
Hãy là 1 chuyên gia giao tiếp
Đặt câu hỏi, lắng nghe, và xác nhận lại những điều bạn nghe để chắc rằng mình hiểu đúng, và hãy thể hiện sự hiểu biết trong những vấn đề mà khách hàng quan tâm. Giảm căng thẳng bằng sự hài hước, hãy cho người khác cơ hội để thể hiện quan điểm bản thân. Đừng chú trọng vào lợi ích hiện tại, hãy chú trọng vào cách mà bạn thương lượng để đạt được các giải pháp, thỏa hiệp chung.
Kết thúc bằng một ghi chú tích cực
Nên có một bản thảo, sử dụng nó để chắc rằng mọi người khi kết thúc buổi thương lượng đều có cảm giác chiến thắng. Trong đó, liệt kê các hành động cụ thể ở từng bước, ai chịu trách nhiệm ở mỗi phần, cách để đánh giá sự thành công, khi nào và cách để đánh giá 1 quyết định. Hãy nhượng bộ trong các tình huống bế tắc, nhưng không quan trọng.
Suy ngẫm về quá trình
Hãy nhìn vào lợi ích của việc học hỏi từ quan điểm của người khác. Mọi người nói rằng, khi vượt qua xung đột và đạt được thỏa thuận, mối quan quan hệ 2 bên sẽ phát triển rất tốt. Suy nghĩ và học hỏi từ các cuộc thương lượng. Nên xác định tiêu chí để đánh giá quá trình và kết quả của cuộc thương lượng.
Bài gốc từ liên kết: http://dacnhantam.com.vn/2011/01/17/12-meo-cho-nhung-cuoc-thuong-luong-“tat-ca-cung-co-loi”/
 

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,113
Bài viết
63,332
Thành viên
86,294
Thành viên mới nhất
noithatdiemnhan1

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN