Không chỉ nhà phố khu trung tâm hay vùng ven Tp.HCM liên tục trả mặt bằng, mà các mặt bằng bán lẻ tại các khu trung tâm thương mại cũng “thê thảm” không kém.
Mới đây, “thực mục” tại khu trung tâm thương mại trên đường Lê Văn Việt, quận 9 (cũ, nay là Tp.Thủ Đức, Tp.HCM) nhận thấy, khá nhiều mặt bằng kinh doanh quán ăn đóng cửa im lìm, dù một tháng trước đó vẫn hoạt động.
Tại khối đế một số dự án chung cư, tình trạng mặt bằng bán lẻ treo biển cho thuê ngày càng nhiều. Đáng nói, nếu trước đó, đa số mặt bằng liên quan đến kinh doanh thời trang, chăn ga gối nệm… trả mặt bằng thì hiện các quán ăn – phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày cũng trả mặt bằng liên tục.
Có những mặt bằng chỉ hoạt động được vài tháng rồi đóng cửa. Ảnh: Hạ Vy
Ghi nhận cho thấy, hơn chục căn shophouse khối đế của một dự án chung cư 8 block tọa lạc trên đường Mai Chí Thọ, Tp.Thủ Đức hiện dừng hoạt động kinh doanh, treo biển cho thuê lại hoặc sang cửa hàng, bán shop. Những căn hộ khối đế bị bỏ trống này nằm gần nhau.
Cách đó vài tháng, một số khách thuê dọn về các căn shophouse dự án này kinh doanh nhiều mặt hàng như ẩm thực, quán cà phê, văn phòng môi giới bất động sản, nội thất nhưng mỗi đợt chỉ trụ được vài tháng lại đổi chủ. Tình trạng khách cũ rút đi, khách thuê mới đến bán buôn vài tháng cũng trả mặt bằng diễn ra từ cuối năm ngoái đến quý 1/2023, hiện tại các dãy shophouse gần như bỏ trống.
Bức tranh mặt bằng bán lẻ hiện khá ảm đạm. Do kinh doanh ế ẩm, không gánh nổi chi phí mặt bằng trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều người buộc phải trả mặt bằng.
Chia sẻ mới đây, đại diện Savills Việt Nam cho biết, mặt bằng bán lẻ tại Tp.HCM có lượng tiêu thụ, thấp nhất kể từ quý 4/2022. Trước bối cảnh nhiều khách thuê trả mặt bằng, các chủ dự án đã chuyển đổi công năng từ trung tâm thương mại thành tòa nhà văn phòng cho thuê.
Tỉ lệ mặt bằng bán lẻ đóng cửa ngày càng nhiều. Ảnh:Hạ Vy
“Những dự án có quy mô nhỏ thường khá vất vả trong việc thu hút được khách thuê đa dạng cũng như có thể duy trì được lượng khách thuê. Đa số các dự án này nằm trong các khu vực dân cư mới xa trung tâm với mô hình kinh doanh gói gọn trong một số dịch vụ như F&B, cửa hàng tiện lợi, chăm sóc tóc… Đây là những khách thuê thường không có khả năng chi trả giá thuê cao. Do đó, những mô hình này đa số không hiệu quả về mặt tài chính dành cho chủ đầu tư”, đại diện Savills đánh giá.
Mặt bằng trung tâm thương mại, shophouse khối đế chung cư bị ế và bỏ trống là tình trạng phổ biến trong thời gian gần đây do nhiều nguyên nhân.
Có nhiều mặt bằng không đặt ở vị trí thuận tiện cho hoạt động kinh doanh. Một số mặt bằng xa trung tâm, không có sự phát triển hạ tầng hoặc không có mật độ dân cư đủ lớn để hỗ trợ hoạt động kinh doanh.
Cùng với đó, với tình hình kinh tế khó khăn, đa số người dân ở chung cư cắt giảm chi tiêu, các mặt hàng truyền thống bị cạnh tranh với dịch vụ bán hàng online.
Bên cạnh đó, sự tập trung quá nhiều vào các ngành nghề tương tự đã làm mất đi sự hấp dẫn và không đảm bảo sự đa dạng của khu vực. Người tiêu dùng trở nên nhàm chán và không có động lực để mua sắm ở shophouse hoặc trung tâm thương mại.
Link bài gốc: Xót xa khung cảnh “khác lạ” của khu trung tâm thương mại: Mặt bằng ăn uống cũng trả liên tục vì kinh doanh ế ẩm
Mới đây, “thực mục” tại khu trung tâm thương mại trên đường Lê Văn Việt, quận 9 (cũ, nay là Tp.Thủ Đức, Tp.HCM) nhận thấy, khá nhiều mặt bằng kinh doanh quán ăn đóng cửa im lìm, dù một tháng trước đó vẫn hoạt động.
Tại khối đế một số dự án chung cư, tình trạng mặt bằng bán lẻ treo biển cho thuê ngày càng nhiều. Đáng nói, nếu trước đó, đa số mặt bằng liên quan đến kinh doanh thời trang, chăn ga gối nệm… trả mặt bằng thì hiện các quán ăn – phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày cũng trả mặt bằng liên tục.
Có những mặt bằng chỉ hoạt động được vài tháng rồi đóng cửa. Ảnh: Hạ Vy
Ghi nhận cho thấy, hơn chục căn shophouse khối đế của một dự án chung cư 8 block tọa lạc trên đường Mai Chí Thọ, Tp.Thủ Đức hiện dừng hoạt động kinh doanh, treo biển cho thuê lại hoặc sang cửa hàng, bán shop. Những căn hộ khối đế bị bỏ trống này nằm gần nhau.
Cách đó vài tháng, một số khách thuê dọn về các căn shophouse dự án này kinh doanh nhiều mặt hàng như ẩm thực, quán cà phê, văn phòng môi giới bất động sản, nội thất nhưng mỗi đợt chỉ trụ được vài tháng lại đổi chủ. Tình trạng khách cũ rút đi, khách thuê mới đến bán buôn vài tháng cũng trả mặt bằng diễn ra từ cuối năm ngoái đến quý 1/2023, hiện tại các dãy shophouse gần như bỏ trống.
Bức tranh mặt bằng bán lẻ hiện khá ảm đạm. Do kinh doanh ế ẩm, không gánh nổi chi phí mặt bằng trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều người buộc phải trả mặt bằng.
Chia sẻ mới đây, đại diện Savills Việt Nam cho biết, mặt bằng bán lẻ tại Tp.HCM có lượng tiêu thụ, thấp nhất kể từ quý 4/2022. Trước bối cảnh nhiều khách thuê trả mặt bằng, các chủ dự án đã chuyển đổi công năng từ trung tâm thương mại thành tòa nhà văn phòng cho thuê.
Tỉ lệ mặt bằng bán lẻ đóng cửa ngày càng nhiều. Ảnh:Hạ Vy
“Những dự án có quy mô nhỏ thường khá vất vả trong việc thu hút được khách thuê đa dạng cũng như có thể duy trì được lượng khách thuê. Đa số các dự án này nằm trong các khu vực dân cư mới xa trung tâm với mô hình kinh doanh gói gọn trong một số dịch vụ như F&B, cửa hàng tiện lợi, chăm sóc tóc… Đây là những khách thuê thường không có khả năng chi trả giá thuê cao. Do đó, những mô hình này đa số không hiệu quả về mặt tài chính dành cho chủ đầu tư”, đại diện Savills đánh giá.
Mặt bằng trung tâm thương mại, shophouse khối đế chung cư bị ế và bỏ trống là tình trạng phổ biến trong thời gian gần đây do nhiều nguyên nhân.
Có nhiều mặt bằng không đặt ở vị trí thuận tiện cho hoạt động kinh doanh. Một số mặt bằng xa trung tâm, không có sự phát triển hạ tầng hoặc không có mật độ dân cư đủ lớn để hỗ trợ hoạt động kinh doanh.
Cùng với đó, với tình hình kinh tế khó khăn, đa số người dân ở chung cư cắt giảm chi tiêu, các mặt hàng truyền thống bị cạnh tranh với dịch vụ bán hàng online.
Bên cạnh đó, sự tập trung quá nhiều vào các ngành nghề tương tự đã làm mất đi sự hấp dẫn và không đảm bảo sự đa dạng của khu vực. Người tiêu dùng trở nên nhàm chán và không có động lực để mua sắm ở shophouse hoặc trung tâm thương mại.
Link bài gốc: Xót xa khung cảnh “khác lạ” của khu trung tâm thương mại: Mặt bằng ăn uống cũng trả liên tục vì kinh doanh ế ẩm
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Xót xa nhiều mặt bằng giá rẻ rao thuê chỉ 3 triệu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nữ sinh đạt 27,25 điểm gặp khó trên con đường vào...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
U70 "dốc túi" gần 20 triệu đồng/tháng giúp con trai...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Xót xa tình cảnh bố mẹ ca nương Tú Thanh ở nước...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nữ giám đốc bị sa thải nhưng ngày nào cũng mặc đẹp...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người cha dành hàng tỷ đồng cho người giúp việc...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu