Chi phí dự phòng là gì?
Chi phí dự phòng là một khoản chi phí dự kiến bỏ ra trong tương lai để bù đắp số tiền vượt dự toán (dự trù) ở thời điểm hiện tại cho những phát sinh không lường trước được gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) và chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2).
Trên thực tế, chi phí này có thể sẽ phải bỏ ra nhưng cũng có thể sẽ không sử dụng tới, trong trường hợp giá vật liệu có sự thay đổi (tăng) so với thời điểm gốc, thì sẽ phải bỏ thêm tiền để bù đắp do tăng giá vật liệu, nhân công, máy thi công; ngược lại, khi giá cả đi xuống hoặc giữ nguyên qua các năm thì số tiền này thực tế sẽ không cần sử dụng đến. Tương tự như vậy đối với khối lượng phát sinh, ví dụ trường hợp trong quá trình thi công, phát sinh nhiều hạng mục không như dự kiến ban đầu, khiến khối lượng công việc phải tăng lên, khi đó tổng tiền đầu tư dự án sẽ phải tăng lên theo và ngược lại. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định giá, đối với phương pháp thặng dư thì các yếu tố mang tính giả định, nên sẽ phải dự trù thêm các chi phí này cho những tình huống cụ thể, ví dụ như: Dự án có khối lượng công việc lớn, xây dựng nhiều hạng mục; xây trên nền địa chất phức tạp, thời gian xây dựng toàn dự án kéo dài....
Nhiều thẩm định viên thường xác định thiếu chi phí dự phòng, đặc biệt là chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá, hoặc đưa ra chi phí dự phòng không đảm bảo quy định, do đó, các thẩm định viên cần nắm rõ chi phí dự phòng gồm những chi phí nào? cách thức ứng dụng và cách tính toàn cụ thể ra sao?
Cách xác định chi phí xây dựng dự phòng theo phương pháp xác định từ khối lượng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 06/2016/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành, cụ thể như sau:
Chi phí dự phòng (GDP) được xác định bằng tổng của chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) và chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) theo công thức:
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- kps: tỷ lệ dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, mức tỷ lệ này phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công trình thuộc dự án và Điều kiện địa chất công trình nơi xây dựng công trình và mức tỷ lệ là kps ≤ 10%.
Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng thì kps ≤ 5%.
Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình của dự án, tiến độ phân bổ vốn theo năm, bình quân năm mức độ biến động giá xây dựng công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất, phù hợp với loại công trình, theo khu vực xây dựng và phải tính đến xu hướng biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế. Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau:
(1.6)
Trong đó:
- T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng, T>1 (năm);
- t: số thứ tự năm phân bổ vốn theo kế hoạch thực hiện dự án, t = 1÷T;
- Vt: vốn đầu tư trước dự phòng theo kế hoạch thực hiện trong năm thứ t;
- LVayt: chi phí lãi vay của vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch trong năm thứ t.
- IXDCTbq: Chỉ số giá xây dựng sử dụng tính dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định bằng cách tính bình quân các chỉ số giá xây dựng liên hoàn theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời Điểm tính toán (không tính đến những thời Điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng), được xác định theo công thức sau:
(1.7)
Trong đó:
T: Số năm (năm gần nhất so với thời Điểm tính toán sử dụng để xác định IXDCTbq; T≥3;
In: Chỉ số giá xây dựng năm thứ n được lựa chọn;
In+1: Chỉ số giá xây dựng năm thứ n+1;
± ∆IXDCT: mức biến động bình quân của chỉ số giá xây dựng theo năm xây dựng công trình so với mức độ trượt giá bình quân của năm đã tính và được xác định trên cơ sở dự báo xu hướng biến động của các yếu tố chi phí giá cả trong khu vực và quốc tế bằng kinh nghiệm chuyên gia.
Trên đây là cách xác định chi phí xây dựng dự phòng theo phương pháp xác định từ khối lượng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 06/2016/TT-BXD.
Ví dụ tham khảo về xác định chi phí dự phòng do trượt giá (Tính toán theo suất vốn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2014 đến 2017)
Đơn vị tư vấn đã tổng hợp số liệu về chỉ số giá công trình hạ tầng kỹ thuật như sau:
Vậy IXDCTbq hạ tầng (làm tròn) = 1,002.
Khi tính toán chi phí xây dựng hạ tầng và xây dựng công trình đơn vị tư vấn dụng Suất vốn đầu tư năm 2016 theo quy định tại Quyết định 706/QĐ-BXD ngày 30/06/2017 của Bộ Xây dựng, trong đó tại mục 2, phần I thuyết minh và hướng dẫn dử dụng nêu rõ suất vốn đầu tư chưa bao gồm lãi vay trong thời gian thực hiện đầu tư xây dựng, do đó khi tính chi phí dự phòng trượt giá thì LVayt = 0.
± ∆IXDCT: mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế so với mức trượt giá bình quân năm đã tính. Nhưng thực tế không dự báo được yêu tố này nên ± ∆IXDCT = 0.
Chi phí dự phòng là một khoản chi phí dự kiến bỏ ra trong tương lai để bù đắp số tiền vượt dự toán (dự trù) ở thời điểm hiện tại cho những phát sinh không lường trước được gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) và chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2).
Trên thực tế, chi phí này có thể sẽ phải bỏ ra nhưng cũng có thể sẽ không sử dụng tới, trong trường hợp giá vật liệu có sự thay đổi (tăng) so với thời điểm gốc, thì sẽ phải bỏ thêm tiền để bù đắp do tăng giá vật liệu, nhân công, máy thi công; ngược lại, khi giá cả đi xuống hoặc giữ nguyên qua các năm thì số tiền này thực tế sẽ không cần sử dụng đến. Tương tự như vậy đối với khối lượng phát sinh, ví dụ trường hợp trong quá trình thi công, phát sinh nhiều hạng mục không như dự kiến ban đầu, khiến khối lượng công việc phải tăng lên, khi đó tổng tiền đầu tư dự án sẽ phải tăng lên theo và ngược lại. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định giá, đối với phương pháp thặng dư thì các yếu tố mang tính giả định, nên sẽ phải dự trù thêm các chi phí này cho những tình huống cụ thể, ví dụ như: Dự án có khối lượng công việc lớn, xây dựng nhiều hạng mục; xây trên nền địa chất phức tạp, thời gian xây dựng toàn dự án kéo dài....
Nhiều thẩm định viên thường xác định thiếu chi phí dự phòng, đặc biệt là chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá, hoặc đưa ra chi phí dự phòng không đảm bảo quy định, do đó, các thẩm định viên cần nắm rõ chi phí dự phòng gồm những chi phí nào? cách thức ứng dụng và cách tính toàn cụ thể ra sao?
Cách xác định chi phí xây dựng dự phòng theo phương pháp xác định từ khối lượng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 06/2016/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành, cụ thể như sau:
Chi phí dự phòng (GDP) được xác định bằng tổng của chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) và chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) theo công thức:
GDP = GDP1 + GDP2 (1.4)
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) xác định theo công thức sau:
GDP1 = (GBT, TĐC + GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) x kps (1.5)
Trong đó:
- kps: tỷ lệ dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, mức tỷ lệ này phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công trình thuộc dự án và Điều kiện địa chất công trình nơi xây dựng công trình và mức tỷ lệ là kps ≤ 10%.
Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng thì kps ≤ 5%.
Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình của dự án, tiến độ phân bổ vốn theo năm, bình quân năm mức độ biến động giá xây dựng công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất, phù hợp với loại công trình, theo khu vực xây dựng và phải tính đến xu hướng biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế. Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng, T>1 (năm);
- t: số thứ tự năm phân bổ vốn theo kế hoạch thực hiện dự án, t = 1÷T;
- Vt: vốn đầu tư trước dự phòng theo kế hoạch thực hiện trong năm thứ t;
- LVayt: chi phí lãi vay của vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch trong năm thứ t.
- IXDCTbq: Chỉ số giá xây dựng sử dụng tính dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định bằng cách tính bình quân các chỉ số giá xây dựng liên hoàn theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời Điểm tính toán (không tính đến những thời Điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng), được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
T: Số năm (năm gần nhất so với thời Điểm tính toán sử dụng để xác định IXDCTbq; T≥3;
In: Chỉ số giá xây dựng năm thứ n được lựa chọn;
In+1: Chỉ số giá xây dựng năm thứ n+1;
± ∆IXDCT: mức biến động bình quân của chỉ số giá xây dựng theo năm xây dựng công trình so với mức độ trượt giá bình quân của năm đã tính và được xác định trên cơ sở dự báo xu hướng biến động của các yếu tố chi phí giá cả trong khu vực và quốc tế bằng kinh nghiệm chuyên gia.
Trên đây là cách xác định chi phí xây dựng dự phòng theo phương pháp xác định từ khối lượng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 06/2016/TT-BXD.
Ví dụ tham khảo về xác định chi phí dự phòng do trượt giá (Tính toán theo suất vốn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2014 đến 2017)
Đơn vị tư vấn đã tổng hợp số liệu về chỉ số giá công trình hạ tầng kỹ thuật như sau:
Hạng mục | Năm gốc 2011 | Năm 2014 | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2015/ năm 2014 | Năm 2016/ năm 2015 | Năm 2017/ năm 2016 |
Công trình dân dụng | 100 | |||||||
Công trình trụ sở, cơ quan, văn phòng | 100 | 103,59 | 100,36 | 100,85 | 104,70 | 96,88% | 100,49% | 103,82% |
Công trình năng lượng | ||||||||
Đường dây | 100 | 107,39 | 101,86 | 101,85 | 102,25 | 94,85% | 99,99% | 100,39% |
Trạm biến áp | 100 | 0,00 | ||||||
Công trình đường bộ | 100 | 109,07 | 108,93 | 104,28 | 107,92 | 99,87% | 95,73% | 103,49% |
Công trình hạ tầng kỹ thuật | ||||||||
Công trình mạng cấp nước | 100 | 117,86 | 118,4 | 118,45 | 123,56 | 100,46% | 100,04% | 104,31% |
Công trình mạng thoát nước | 100 | 113,43 | 111,98 | 111 | 115,76 | 98,72% | 99,12% | 104,28% |
Công trình xử lý nước thải | 100 | 109,35 | 103,93 | 106,35 | 110,85 | 95,04% | 102,33% | 104,23% |
Công trình chiếu sáng | 100 | 111,65 | 106,87 | 107 | 111,59 | 95,72% | 100,12% | 104,29% |
Trung bình các hạng mục | 97,36% | 99,69% | 103,55% | |||||
Tỷ lệ trượt giá xây dựng bình quân | 100,20% |
Vậy IXDCTbq hạ tầng (làm tròn) = 1,002.
Khi tính toán chi phí xây dựng hạ tầng và xây dựng công trình đơn vị tư vấn dụng Suất vốn đầu tư năm 2016 theo quy định tại Quyết định 706/QĐ-BXD ngày 30/06/2017 của Bộ Xây dựng, trong đó tại mục 2, phần I thuyết minh và hướng dẫn dử dụng nêu rõ suất vốn đầu tư chưa bao gồm lãi vay trong thời gian thực hiện đầu tư xây dựng, do đó khi tính chi phí dự phòng trượt giá thì LVayt = 0.
± ∆IXDCT: mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế so với mức trượt giá bình quân năm đã tính. Nhưng thực tế không dự báo được yêu tố này nên ± ∆IXDCT = 0.
Bài tương tự bạn quan tâm
Tính toán chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Phương pháp xác định giá đất nhằm chống thất thoát NSNN
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá bất động sản
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những sai sót trong việc áp dụng phương pháp xác...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thảo luận về xác định đơn giá đất cho một số trường...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu