TIN MỚI
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra cảnh báo mạnh mẽ về sự bùng phát rất nhanh của các bệnh do nhóm arbovirus là sốt xuất huyết, zika, chikungunya, đều có vật chủ trung gian là muỗi.
Trong đó, bệnh sốt xuất huyết do virus dengue (tức bệnh sốt xuất huyết thông thường, phổ biến nhất) được cảnh báo cao nhất. "Khoảng một nửa dân số thế giới hiện đang có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết với ước tính khoảng 100–400 triệu ca nhiễm xảy ra mỗi năm" - văn bản Báo Người Lao Động nhận được từ WHO hôm 6-4 cho biết.
Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết đã gia tăng đáng kể trên khắp thế giới trong những thập kỷ gần đây, với các trường hợp được báo cáo cho WHO đã tăng rất nhanh từ 505.430 vào năm 2000 lên 5,2 triệu vào năm 2019, tức tăng hơn 10 lần chỉ trong vòng 2 thập kỷ.
Theo WHO, điều này là do tác động của biến đổi khí hậu. Lượng mưa cao, nhiệt độ tăng và thậm chí khan hiếm nước tạo điều kiện cho muỗi sinh sản. Ngoài ra, sự gia tăng lưu lượng người và hàng hóa, đô thị hóa song song với nạn phá rừng và các vấn đề nước - vệ sinh môi trường kèm theo cũng thúc đẩy căn bệnh truyền nhiễm này.
Phá rừng và đô thị hóa còn cho phép muỗi thích nghi tốt hơn với môi trường mới và gia tăng nguy cơ lây nhiễm theo vùng địa lý.
Cũng là bệnh do muỗi lan truyền nên zika, chikungunya cũng nằm trong xu thế đó, dù ít phổ biến hơn những không kém phần nguy hiểm, nhất là khi bệnh lan đến các đối tượng nguy cơ.
Chikungunya là một loại vi-rút lây lan qua muỗi Aedes, được tìm thấy ở hầu hết các châu lục và đốt chủ yếu vào ban ngày. Cho đến nay, 115 quốc gia đã báo cáo về sự lây lan của bệnh truyền nhiễm này.
Gần 70% số ca tử vong do chikungunya được báo cáo là người trên 60 tuổi, chủ yếu mang bệnh nền. 20% trường hợp tử vong được báo cáo là ở trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh trong cuộc sinh (khả năng bị lây từ mẹ khi sinh nở khoảng 49%).
Zika chủ yếu gây bệnh nhẹ ở người khỏe mạnh nhưng có thể gây nguy hiểm nếu người nhiễm là thai phụ, làm tăng nguy cơ biến chứng khi sinh cũng như dị tật cho thai nhi.
Giải pháp được WHO khuyến nghị đối với ngành y tế các quốc gia tập trung vào việc giám sát rủi ro, phòng ngừa, chuẩn bị, phát hiện và ứng phó với dịch bệnh, đồng thời xây dựng liên minh các đối tác.
Cha mẹ "sẵn sàng" ở 4 khía cạnh này thường nuôi dạy nên những đứa trẻ tuyệt vời: Đặc biệt là dám để con chịu khổ
Link bài gốc: WHO cảnh báo: Một bệnh truyền nhiễm tăng gấp 10 lần trong 20 năm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra cảnh báo mạnh mẽ về sự bùng phát rất nhanh của các bệnh do nhóm arbovirus là sốt xuất huyết, zika, chikungunya, đều có vật chủ trung gian là muỗi.
Trong đó, bệnh sốt xuất huyết do virus dengue (tức bệnh sốt xuất huyết thông thường, phổ biến nhất) được cảnh báo cao nhất. "Khoảng một nửa dân số thế giới hiện đang có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết với ước tính khoảng 100–400 triệu ca nhiễm xảy ra mỗi năm" - văn bản Báo Người Lao Động nhận được từ WHO hôm 6-4 cho biết.
Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết đã gia tăng đáng kể trên khắp thế giới trong những thập kỷ gần đây, với các trường hợp được báo cáo cho WHO đã tăng rất nhanh từ 505.430 vào năm 2000 lên 5,2 triệu vào năm 2019, tức tăng hơn 10 lần chỉ trong vòng 2 thập kỷ.
Theo WHO, điều này là do tác động của biến đổi khí hậu. Lượng mưa cao, nhiệt độ tăng và thậm chí khan hiếm nước tạo điều kiện cho muỗi sinh sản. Ngoài ra, sự gia tăng lưu lượng người và hàng hóa, đô thị hóa song song với nạn phá rừng và các vấn đề nước - vệ sinh môi trường kèm theo cũng thúc đẩy căn bệnh truyền nhiễm này.
Phá rừng và đô thị hóa còn cho phép muỗi thích nghi tốt hơn với môi trường mới và gia tăng nguy cơ lây nhiễm theo vùng địa lý.
Cũng là bệnh do muỗi lan truyền nên zika, chikungunya cũng nằm trong xu thế đó, dù ít phổ biến hơn những không kém phần nguy hiểm, nhất là khi bệnh lan đến các đối tượng nguy cơ.
Chikungunya là một loại vi-rút lây lan qua muỗi Aedes, được tìm thấy ở hầu hết các châu lục và đốt chủ yếu vào ban ngày. Cho đến nay, 115 quốc gia đã báo cáo về sự lây lan của bệnh truyền nhiễm này.
Gần 70% số ca tử vong do chikungunya được báo cáo là người trên 60 tuổi, chủ yếu mang bệnh nền. 20% trường hợp tử vong được báo cáo là ở trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh trong cuộc sinh (khả năng bị lây từ mẹ khi sinh nở khoảng 49%).
Zika chủ yếu gây bệnh nhẹ ở người khỏe mạnh nhưng có thể gây nguy hiểm nếu người nhiễm là thai phụ, làm tăng nguy cơ biến chứng khi sinh cũng như dị tật cho thai nhi.
Giải pháp được WHO khuyến nghị đối với ngành y tế các quốc gia tập trung vào việc giám sát rủi ro, phòng ngừa, chuẩn bị, phát hiện và ứng phó với dịch bệnh, đồng thời xây dựng liên minh các đối tác.
Cha mẹ "sẵn sàng" ở 4 khía cạnh này thường nuôi dạy nên những đứa trẻ tuyệt vời: Đặc biệt là dám để con chịu khổ
Link bài gốc: WHO cảnh báo: Một bệnh truyền nhiễm tăng gấp 10 lần trong 20 năm
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Đan Lê bất ngờ vì con trai đã cao bằng mẹ, chỉ số...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Loại trái cây 'hại gan' bậc nhất, chứa loại chất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
3 thực phẩm “độc bảng A” chứa chất gây ung thư nhóm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
WHO kêu gọi nên ngừng hoặc hạn chế ăn 6 loại thịt...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
WHO liệt kê những nguy hiểm khi tiêu thụ nhiều nước...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đây là thứ luôn có sẵn trong căn bếp của mỗi gia...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu