TIN MỚI
Khung cảnh thưa thớt và xám xịt. Tro bụi từ từ trôi xuống từ bầu trời. Khói ở khắp mọi nơi. Âm thanh từ vô số vụ nổ vang lên. Có lẽ một thiên thạch đã va vào Trái đất, hoặc chiến tranh hạt nhân đã xảy ra.
Đây là cách mà nhiều bộ phim hậu tận thế khắc họa cái kết giả tưởng của nhân loại. Thế nhưng, nếu sự diệt vong của loài người lại là một khung cảnh kém chất điện ảnh, mà là một hiện thực đáng sợ thì sao?
"Vũ trụ 25": Xã hội hoàn hảo dành cho loài chuột
“Vũ trụ 25” là một nghiên cứu được tiến hành từ năm 1954 đến năm 1972 bởi John B. Calhoun - một nhà nghiên cứu hành vi và đạo đức người Mỹ. Ông tuyên bố rằng sự bùng nổ dân số của loại chuột chính là hình mẫu cho một tương lai ảm đạm mà con người có thể gánh chịu sau này.
Hợp tác cùng Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Calhoun đã tạo ra một “thành phố chuột” với những điều kiện hoàn hảo để tiến hành nghiên cứu. Tại thành phố không tưởng này, chuột được cung cấp một nguồn thức ăn dư thừa và một khu nhà nhiều tầng để ở. Chúng có một cuộc sống vô lo vô nghĩ, không bị kẻ thù đe dọa, chẳng khác nào đang sống trên thiên đường.
John B. Calhoun - tác giả của thí nghiệm "Vũ trụ 25" trên loài chuột. (Ảnh:Animal Populations: Nature’s Checks and Balances, 1983.)
Calhoun đã dành nhiều năm trời để hoàn thiện phương pháp nghiên cứu và lặp lại thí nghiệm này 25 lần ở các mức độ khác nhau. Đây chính là lý do tại sao thí nghiệm này lại tên là “Vũ trụ 25”. Calhoun đã thực hiện một số thí nghiệm tương tự từ năm 1940 để xem liệu một xã hội “hoàn hảo” có phát triển lâu dài không. Tuy nhiên, kết quả luôn chỉ có một.
Trong thí nghiệm cuối cùng này, Calhoun xây dựng “thành phố chuột” trong một thùng sắt rộng 650cm2 và cao 137cm. Chuột có thể leo trèo, nhưng không thể thoát ra bên ngoài. Mỗi bức tường sẽ có 16 đường ống mắt lưới xếp dọc để làm cầu thang cho chuột. 4 hành lang mở ra phía khu vực cầu thang, dẫn tới 4 cái lồng. Thành phố này có tổng cộng 256 lồng, mỗi lồng chứa 15 con chuột.
Calhoun thiết kế để không gian này có thể chứa được tới 3.840 con chuột. Dù vậy, khi dân số chạm ngưỡng 2.200 con, chuột bắt đầu giảm dần số lượng và bộc lộ những hành vi bất thường, gây hấn lẫn nhau. Calhoun gọi đây là “sự tha hóa hành vi”, xảy ra khi dân số quá đông gây căng thẳng cho xã hội, kéo theo những hoạt động tiêu cực và bất thường.
Sơ đồ "Thành phố chuột" trong những thí nghiệm ban đầu của Calhoun. (Ảnh: John B. Calhoun)
Chuyện gì đã xảy ra tại "Vũ trụ 25"?
Ban đầu, thí nghiệm thành công và những con chuột này sống hòa thuận với nhau trong vòng 1 năm. Từ 8 con ban đầu, thành phố chuột đã sinh sôi nảy nở lên tới 620 thành viên. Chúng được chăm sóc cẩn thận, luôn có đủ thức ăn và nước uống khi cần. Nơi ở của chuột cũng được dọn dẹp sạch sẽ và đảm bảo an toàn để con cái sinh sản.
Tuy nhiên, mọi thứ bắt đầu trục trặc từ ngày thứ 315. Đầu tiên là tốc độ tăng trưởng dân số giảm. Trước đây, số lượng chuột trong thành phố sẽ tăng gấp đôi sau 55 ngày, nhưng giờ đây chúng phải mất tới 145 ngày để làm được điều đó. Điều này thực sự khó hiểu vì thành phố có đủ điều kiện để nuôi sống thêm 3.000 con chuột nữa.
Calhoun ngồi trong "Thành phố chuột" vào năm 1970. (Ảnh: Yoichi R Okamoto)
Bên cạnh đó, Calhoun cũng để ý sự thay đổi hành vi đột ngột ở cả con cái lẫn con đực. Các mối quan hệ xã hội của chúng dần dần đổ vỡ. Không có lý do gì để bảo vệ lãnh thổ và nguồn thức ăn (vì chúng đã vốn dồi dào), đám chuột đực trở nên chán nản và lập nhóm để tấn công những con khác một cách vô lý. Đám chuột cái bắt đầu bỏ bê con cái, thậm chí còn tấn công chúng. Tỷ lệ tử vong của con non lên tới 90%. Cuối cùng, lũ chuột ngừng sinh sản.
Trước đó, một số con chuột đực bắt đầu giao phối với bất cứ con chuột nào xung quanh, dù là đực hay cái. Rất nhiều con chuột tìm cách giết và ăn thịt đồng loại, dù thức ăn vẫn thừa mứa. Chuột mẹ thì bỏ rơi chuột con. Đám chuột co cụm lại thành từng nhóm 50 con trở lên, sống trong những căn phòng vốn chỉ đủ cho 15 con. Trong khi ấy, những căn phòng khác cách đó vài cm thì chẳng có con nào.
Một "cư dân" trong "Thành phố Chuột". (Ảnh: Animal Populations: Nature’s Checks and Balances, 1983.
Điều thú vị nhất là một nhóm gồm cả chuột cái và chuột đực tự tách mình khỏi xã hội để sống cùng nhau trên những tầng cao hơn. Calhoun gọi chúng là “Những kẻ xinh đẹp”. Đám chuột này chẳng làm gì ngoài việc ăn, ngủ và chải chuốt. Do không phải đánh nhau với những con khác, chúng có bộ lông mượt hơn và không có sẹo. Chúng dường như chẳng còn quan tâm đến các mối quan hệ xã hội ý nghĩa, từ chối tương tác hay giao phối với đồng loại.
Lần cuối cùng chuột trong “Vũ trụ 25” sinh con là vào ngày thứ 600. Kể từ đó, số lượng chuột dần giảm xuống. Kể cả khi dân số chạm mức báo động, chúng vẫn từ chối sinh sản hoặc giao tiếp với nhau.
Vài tháng sau, toàn bộ đàn chuột đều chết. Calhoun cho rằng, dù đã sống sót thêm vài tháng nữa, nhưng chúng thực ra đã chết từ ngày 315 - thời điểm mọi mối quan hệ xã hội trong đàn đổ vỡ.
Ông viết: “Tinh thần chúng đã chết. Chúng không còn khả năng thực hiện các hành vi phức tạp để để tồn tại. Sống trong bối cảnh đó, chúng sẽ chết”.
Đàn chuột đã đánh mất mục đích sống kể từ ngày thứ 315. (Ảnh: Animal Populations: Nature’s Checks and Balances, 1983.
Sau 25 lần tiến hành thí nghiệm về “xã hội hoàn hảo của loài chuột”, Calhoun luôn nhận về một kết quả tương tự nhau.
- Đàn chuột sẽ giao phối và sinh sản với số lượng lớn.
- Cuối cùng, tốc độ tăng trưởng dân số sẽ chững lại
- Đàn chuột bắt đầu xuất hiện những hành vi thù địch hoặc chống đối xã hội
- Dân số sẽ giảm dần và dẫn tới tuyệt chủng
"Vũ trụ 25" là lời cảnh tỉnh về cái kết của loài người
Theo Calhoun, cái chết của loài chuột trong “Vũ trụ 25” bao gồm 2 giai đoạn. “Cái chết đầu tiên” diễn ra khi chúng tồn tại mà mất đi các mục đích sống (ham muốn giao phối, nuôi dạy con cái, hoặc thiết lập vai trò trong xã hội). “Cái chết thứ hai” được đánh dấu bằng cái chết về mặt thể xác, dẫn tới sự tuyệt chủng của “Vũ trụ 25”.
Calhoun coi thí nghiệm của mình là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhân loại. Ông tin rằng dân số quá đông sẽ dẫn tới sự sụp đổ xã hội và tuyệt chủng loài người. “Tôi nhắc rất nhiều tới chuột, nhưng lại vô cùng lo lắng cho loài người, về khả năng chữa lành, về cuộc sống và về sự tiến hóa của chúng ta”, ông viết.
Nhiều người khác lại phủ nhận công trình của Calhoun, cho rằng kết quả này không thể so sánh được với những gì đang xảy ra trong xã hội loài người. Dù sao thì con người cũng phức tạp và có ý thức hơn loài chuột.
"Thành phố chuột" nhìn từ bên ngoài. (Ảnh: Animal Populations: Nature’s Checks and Balances, 1983.
Nhà tâm lý học người Mỹ Carl Rogers từng nhận xét về thí nghiệm này:
“Sự tương đồng với hành vi của con người thật là đáng sợ.
Ở con người, chúng ta chứng kiến những mối quan hệ gia đình tồi tệ, sự thiếu quan tâm, sự xa lánh hoàn toàn, sự thờ ơ tới mức cho phép người ta đứng xem một vụ giết người mà không thèm gọi cảnh sát”.
Để giúp xã hội loài người không rơi vào thảm cảnh “tha hóa xã hội”, Calhoun dành một phần của sự nghiệp còn lại để khám phá các hình thức tiến bộ khác nhau của con người. Calhoun tin rằng thiết kế của các thành phố cũng phần nào ảnh hưởng tới cách mà con người tương tác với nhau. Nếu tập trung vào việc quy hoạch thành phố, nhân loại có thể tránh được sự tha hóa hành vi đáng sợ như ở loài chuột.
***
Đã hơn 6 thập kỷ trôi qua kể từ khi Calhoun tiến hành thí nghiệm “Vũ trụ 25” nhưng công trình này vẫn khiến nhiều người phải đặt câu hỏi về khả năng sụp đổ xã hội lý tưởng. Tuy nhiên, chúng ta có thể phần nào yên tâm rằng con người không giống như loài chuột. Dù sao, con người cũng có khoa học, công nghệ và dược phẩm để chữa lành bản thân và khám phá những môi trường mới.
(Theo Medium, Today I Found Out, Cabinet Magazine)
Chiêu lừa đảo nguy hiểm nhất lịch sử "Ponzi" không bắt nguồn từ người đàn ông nó mang tên, mà là một phụ nữ: Cơn ác mộng của các chị em thế kỷ 19
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: "Vũ trụ 25" - thành phố "hoàn hảo" dành cho loài chuột: Thí nghiệm như hồi chuông cảnh tỉnh cho nhân loại, cảnh báo một tương lai mà không một ai muốn nó xảy ra
Khung cảnh thưa thớt và xám xịt. Tro bụi từ từ trôi xuống từ bầu trời. Khói ở khắp mọi nơi. Âm thanh từ vô số vụ nổ vang lên. Có lẽ một thiên thạch đã va vào Trái đất, hoặc chiến tranh hạt nhân đã xảy ra.
Đây là cách mà nhiều bộ phim hậu tận thế khắc họa cái kết giả tưởng của nhân loại. Thế nhưng, nếu sự diệt vong của loài người lại là một khung cảnh kém chất điện ảnh, mà là một hiện thực đáng sợ thì sao?
"Vũ trụ 25": Xã hội hoàn hảo dành cho loài chuột
“Vũ trụ 25” là một nghiên cứu được tiến hành từ năm 1954 đến năm 1972 bởi John B. Calhoun - một nhà nghiên cứu hành vi và đạo đức người Mỹ. Ông tuyên bố rằng sự bùng nổ dân số của loại chuột chính là hình mẫu cho một tương lai ảm đạm mà con người có thể gánh chịu sau này.
Hợp tác cùng Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Calhoun đã tạo ra một “thành phố chuột” với những điều kiện hoàn hảo để tiến hành nghiên cứu. Tại thành phố không tưởng này, chuột được cung cấp một nguồn thức ăn dư thừa và một khu nhà nhiều tầng để ở. Chúng có một cuộc sống vô lo vô nghĩ, không bị kẻ thù đe dọa, chẳng khác nào đang sống trên thiên đường.
John B. Calhoun - tác giả của thí nghiệm "Vũ trụ 25" trên loài chuột. (Ảnh:Animal Populations: Nature’s Checks and Balances, 1983.)
Calhoun đã dành nhiều năm trời để hoàn thiện phương pháp nghiên cứu và lặp lại thí nghiệm này 25 lần ở các mức độ khác nhau. Đây chính là lý do tại sao thí nghiệm này lại tên là “Vũ trụ 25”. Calhoun đã thực hiện một số thí nghiệm tương tự từ năm 1940 để xem liệu một xã hội “hoàn hảo” có phát triển lâu dài không. Tuy nhiên, kết quả luôn chỉ có một.
Trong thí nghiệm cuối cùng này, Calhoun xây dựng “thành phố chuột” trong một thùng sắt rộng 650cm2 và cao 137cm. Chuột có thể leo trèo, nhưng không thể thoát ra bên ngoài. Mỗi bức tường sẽ có 16 đường ống mắt lưới xếp dọc để làm cầu thang cho chuột. 4 hành lang mở ra phía khu vực cầu thang, dẫn tới 4 cái lồng. Thành phố này có tổng cộng 256 lồng, mỗi lồng chứa 15 con chuột.
Calhoun thiết kế để không gian này có thể chứa được tới 3.840 con chuột. Dù vậy, khi dân số chạm ngưỡng 2.200 con, chuột bắt đầu giảm dần số lượng và bộc lộ những hành vi bất thường, gây hấn lẫn nhau. Calhoun gọi đây là “sự tha hóa hành vi”, xảy ra khi dân số quá đông gây căng thẳng cho xã hội, kéo theo những hoạt động tiêu cực và bất thường.
Sơ đồ "Thành phố chuột" trong những thí nghiệm ban đầu của Calhoun. (Ảnh: John B. Calhoun)
Chuyện gì đã xảy ra tại "Vũ trụ 25"?
Ban đầu, thí nghiệm thành công và những con chuột này sống hòa thuận với nhau trong vòng 1 năm. Từ 8 con ban đầu, thành phố chuột đã sinh sôi nảy nở lên tới 620 thành viên. Chúng được chăm sóc cẩn thận, luôn có đủ thức ăn và nước uống khi cần. Nơi ở của chuột cũng được dọn dẹp sạch sẽ và đảm bảo an toàn để con cái sinh sản.
Tuy nhiên, mọi thứ bắt đầu trục trặc từ ngày thứ 315. Đầu tiên là tốc độ tăng trưởng dân số giảm. Trước đây, số lượng chuột trong thành phố sẽ tăng gấp đôi sau 55 ngày, nhưng giờ đây chúng phải mất tới 145 ngày để làm được điều đó. Điều này thực sự khó hiểu vì thành phố có đủ điều kiện để nuôi sống thêm 3.000 con chuột nữa.
Calhoun ngồi trong "Thành phố chuột" vào năm 1970. (Ảnh: Yoichi R Okamoto)
Bên cạnh đó, Calhoun cũng để ý sự thay đổi hành vi đột ngột ở cả con cái lẫn con đực. Các mối quan hệ xã hội của chúng dần dần đổ vỡ. Không có lý do gì để bảo vệ lãnh thổ và nguồn thức ăn (vì chúng đã vốn dồi dào), đám chuột đực trở nên chán nản và lập nhóm để tấn công những con khác một cách vô lý. Đám chuột cái bắt đầu bỏ bê con cái, thậm chí còn tấn công chúng. Tỷ lệ tử vong của con non lên tới 90%. Cuối cùng, lũ chuột ngừng sinh sản.
Trước đó, một số con chuột đực bắt đầu giao phối với bất cứ con chuột nào xung quanh, dù là đực hay cái. Rất nhiều con chuột tìm cách giết và ăn thịt đồng loại, dù thức ăn vẫn thừa mứa. Chuột mẹ thì bỏ rơi chuột con. Đám chuột co cụm lại thành từng nhóm 50 con trở lên, sống trong những căn phòng vốn chỉ đủ cho 15 con. Trong khi ấy, những căn phòng khác cách đó vài cm thì chẳng có con nào.
Một "cư dân" trong "Thành phố Chuột". (Ảnh: Animal Populations: Nature’s Checks and Balances, 1983.
Điều thú vị nhất là một nhóm gồm cả chuột cái và chuột đực tự tách mình khỏi xã hội để sống cùng nhau trên những tầng cao hơn. Calhoun gọi chúng là “Những kẻ xinh đẹp”. Đám chuột này chẳng làm gì ngoài việc ăn, ngủ và chải chuốt. Do không phải đánh nhau với những con khác, chúng có bộ lông mượt hơn và không có sẹo. Chúng dường như chẳng còn quan tâm đến các mối quan hệ xã hội ý nghĩa, từ chối tương tác hay giao phối với đồng loại.
Lần cuối cùng chuột trong “Vũ trụ 25” sinh con là vào ngày thứ 600. Kể từ đó, số lượng chuột dần giảm xuống. Kể cả khi dân số chạm mức báo động, chúng vẫn từ chối sinh sản hoặc giao tiếp với nhau.
Vài tháng sau, toàn bộ đàn chuột đều chết. Calhoun cho rằng, dù đã sống sót thêm vài tháng nữa, nhưng chúng thực ra đã chết từ ngày 315 - thời điểm mọi mối quan hệ xã hội trong đàn đổ vỡ.
Ông viết: “Tinh thần chúng đã chết. Chúng không còn khả năng thực hiện các hành vi phức tạp để để tồn tại. Sống trong bối cảnh đó, chúng sẽ chết”.
Đàn chuột đã đánh mất mục đích sống kể từ ngày thứ 315. (Ảnh: Animal Populations: Nature’s Checks and Balances, 1983.
Sau 25 lần tiến hành thí nghiệm về “xã hội hoàn hảo của loài chuột”, Calhoun luôn nhận về một kết quả tương tự nhau.
- Đàn chuột sẽ giao phối và sinh sản với số lượng lớn.
- Cuối cùng, tốc độ tăng trưởng dân số sẽ chững lại
- Đàn chuột bắt đầu xuất hiện những hành vi thù địch hoặc chống đối xã hội
- Dân số sẽ giảm dần và dẫn tới tuyệt chủng
"Vũ trụ 25" là lời cảnh tỉnh về cái kết của loài người
Theo Calhoun, cái chết của loài chuột trong “Vũ trụ 25” bao gồm 2 giai đoạn. “Cái chết đầu tiên” diễn ra khi chúng tồn tại mà mất đi các mục đích sống (ham muốn giao phối, nuôi dạy con cái, hoặc thiết lập vai trò trong xã hội). “Cái chết thứ hai” được đánh dấu bằng cái chết về mặt thể xác, dẫn tới sự tuyệt chủng của “Vũ trụ 25”.
Calhoun coi thí nghiệm của mình là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhân loại. Ông tin rằng dân số quá đông sẽ dẫn tới sự sụp đổ xã hội và tuyệt chủng loài người. “Tôi nhắc rất nhiều tới chuột, nhưng lại vô cùng lo lắng cho loài người, về khả năng chữa lành, về cuộc sống và về sự tiến hóa của chúng ta”, ông viết.
Nhiều người khác lại phủ nhận công trình của Calhoun, cho rằng kết quả này không thể so sánh được với những gì đang xảy ra trong xã hội loài người. Dù sao thì con người cũng phức tạp và có ý thức hơn loài chuột.
"Thành phố chuột" nhìn từ bên ngoài. (Ảnh: Animal Populations: Nature’s Checks and Balances, 1983.
Nhà tâm lý học người Mỹ Carl Rogers từng nhận xét về thí nghiệm này:
“Sự tương đồng với hành vi của con người thật là đáng sợ.
Ở con người, chúng ta chứng kiến những mối quan hệ gia đình tồi tệ, sự thiếu quan tâm, sự xa lánh hoàn toàn, sự thờ ơ tới mức cho phép người ta đứng xem một vụ giết người mà không thèm gọi cảnh sát”.
Để giúp xã hội loài người không rơi vào thảm cảnh “tha hóa xã hội”, Calhoun dành một phần của sự nghiệp còn lại để khám phá các hình thức tiến bộ khác nhau của con người. Calhoun tin rằng thiết kế của các thành phố cũng phần nào ảnh hưởng tới cách mà con người tương tác với nhau. Nếu tập trung vào việc quy hoạch thành phố, nhân loại có thể tránh được sự tha hóa hành vi đáng sợ như ở loài chuột.
***
Đã hơn 6 thập kỷ trôi qua kể từ khi Calhoun tiến hành thí nghiệm “Vũ trụ 25” nhưng công trình này vẫn khiến nhiều người phải đặt câu hỏi về khả năng sụp đổ xã hội lý tưởng. Tuy nhiên, chúng ta có thể phần nào yên tâm rằng con người không giống như loài chuột. Dù sao, con người cũng có khoa học, công nghệ và dược phẩm để chữa lành bản thân và khám phá những môi trường mới.
(Theo Medium, Today I Found Out, Cabinet Magazine)
Chiêu lừa đảo nguy hiểm nhất lịch sử "Ponzi" không bắt nguồn từ người đàn ông nó mang tên, mà là một phụ nữ: Cơn ác mộng của các chị em thế kỷ 19
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: "Vũ trụ 25" - thành phố "hoàn hảo" dành cho loài chuột: Thí nghiệm như hồi chuông cảnh tỉnh cho nhân loại, cảnh báo một tương lai mà không một ai muốn nó xảy ra
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Loại quả dân dã là "vua vitamin C", ở chợ Việt chỉ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Loại quả là "vua trái cây" nhưng 4 kiểu người này...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Vua dầu mỏ Mỹ" chỉ ra 2 loại người thông minh nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
7 bộ phận của con lợn "vừa bẩn vừa độc", ưa thích...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một phân khúc bất động sản được cho sẽ "vượt khủng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đời thăng trầm của "vua bánh mì" cắt 500m2 đất để...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu