TIN MỚI
Theo mục tiêu phát triển kinh tế của Hà Tĩnh đến năm 2025, tỉnh này phấn đấu GRDP bình quân đầu người cao hơn các tỉnh Bắc Trung Bộ. Tới năm 2030, trở thành tỉnh khá của cả nước với GRDP bình quân gần 7.000USD, nâng lên 17.700USD vào năm 2045 và 26.000USD vào năm 2050; tầm nhìn 2050, tỉ lệ đô thị hóa đạt khoảng 70%.
Hà Tĩnh hướng đến 4 lĩnh vực kinh tế trọng điểm, đó là công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng; nông, lâm nghiệp và thủy sản; thương mại - dịch vụ và du lịch; dịch vụ logistics.
Hình thành 3 trung tâm đô thị
Với 3 trung tâm đô thị được quy hoạch phát triển gồm: Trung tâm đô thị xung quanh thành phố Hà Tĩnh, trong đó thành phố Hà Tĩnh là hạt nhân; trung tâm đô thị phía Bắc là thị xã Hồng Lĩnh; trung tâm đô thị phía Nam là thị xã Kỳ Anh. Thành phố Hà Tĩnh là đô thị trung tâm, và các đô thị vệ tinh xung quanh gồm: thị trấn Thạch Hà, thị trấn Cẩm Xuyên và thị trấn Lộc Hà. Trung tâm đô thị này sẽ trở thành trung tâm thương mại - du lịch, trung tâm khoa học - đào tạo của tỉnh.
Trung tâm đô thị phía Bắc là thị xã Hồng Lĩnh gắn với thị trấn Tiên Điền, thị trấn Xuân An và vùng phụ cận. Không gian phát triển Trung tâm đô thị theo hướng bờ Nam sông Lam, cùng với các đô thị vệ tinh để kết nối với thành phố Vinh. Trung tâm đô thị này sẽ trở thành trung tâm công nghiệp nhẹ và du lịch phía Bắc của tỉnh.
Trong những năm gần đây, nhiều ông lớn BĐS đổ về đây tìm kiếm cơ hội đầu tư. Nhiều dự án BĐS quy mô lớn từ hàng nghìn đến chục nghìn tỷ đồng được xúc tiến đầu tư. Sự xuất hiện của hàng loạt các tên tuổi lớn như Vingroup, T&T, FLC,…đang tạo nên làn sóng kéo nhiều đại gia BĐS khác cũng đổ bộ về Hà Tĩnh "làm tổ". Theo chương trình xúc tiến đầu tư 2021 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh này sẽ kêu gọi đầu tư 71 dự án với nhiều lĩnh vực với tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD.
Trong số đó, nhiều dự án BĐS quy mô lớn được kêu gọi đầu tư như: Khu đô thị sinh thái, du lịch, vui chơi giải trí Đảo Xuân Giang 2 và vùng ven sông Lam (25.000 tỷ đồng); Khu du lịch và sân golf tại huyện Lộc Hà (quy mô 200 ha, vốn 200 tỷ đồng); Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng khách sạn 5 sao tại thị trấn Thiên Cầm (1.000 tỷ đồng).
Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng khách sạn 5 sao tại thị trấn Lộc Hà (1.000 tỷ đồng), Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng khách sạn 5 sao xã Xuân Thành (1.000 tỷ đồng); Khu du lịch ven biển Kỳ Nam huyện Kỳ Anh (4.000 tỷ đồng),...
Lĩnh vực công nghiệp có các dự án và nhu cầu vốn như: Hạ tầng KCN Gia Lách tại huyện Nghi Xuân (300 ha, 1.000 tỷ đồng); Hạ tầng KCN phía Tây TP Hà Tĩnh (1.000 - 1.500 ha, 7.000 - 10.500 tỷ đồng); KCN đô thị và dịch vụ tại xã Hồng Lĩnh và huyện Can Lộc (2.000 ha, 25.000 tỷ đồng),...
Lĩnh vực phát triển đô thị có các dự án và nhu cầu vốn như: Khu đô thị mới và công viên trung tâm tại TP Hà Tĩnh (300 ha, 10.000 tỷ đồng); Khu đô thị mới Hàm Nghi tại TP Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà (150 ha, 25.000 tỷ đồng). Khu đô thị du lịch sinh thái Thiên Cầm huyện Cẩm Xuyên (180 ha, 5.000 tỷ đồng); Khu đô thị thương mại và dịch vụ Văn Yên tại TP Hà Tĩnh (70 ha, 3.000 tỷ đồng); Công viên trung tâm và khu đô thị Lam Hồng Garden Park City tại TP Hà Tĩnh (50 ha, 3.000 tỷ đồng),...
Được biết, dự án Công viên trung tâm và khu đô thị Lam Hồng Garden Park City tại TP Hà Tĩnh do CTCP Crystal Bay (thành viên thuộc Tập đoàn Crysal Bay) xây dựng phương án tư vấn. Dự án có tổng diện tích hơn 218 ha.
Với Quần thể sân golf, trung tâm hội nghị, khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp tại thị trấn Thiên Cầm, dự án này cũng do một doanh nghiệp lớn đầu tư.
Hàng loạt ông lớn BĐS đổ bộ
Với tiềm năng phát triển đô thị và hạ tầng lớn trong tương lai, dễ hiểu khi Hà Tĩnh đang quy tụ nhiều đại gia địa ốc. Không phải ngẫu nhiên mà Vingroup lại tiên phong phát triển nhiều dự án ở nơi đây. Có thể kể đến như khu nhà ở, văn phòng, thương mạiVincom Hà Tĩnh trên đường Hàm Nghi và Hà Huy Tập (Tp Hà Tĩnh) 1.700 tỷ đã hoàn thành, hay dự án đang làm chủ đầu tư Vinhomes New Centre cũng trên đường Hàm Nghi quy mô 3ha; Hay dự án Vinpearl Cửa Sót tại Lộc Hà; Ngoài ra, mới đây Vinhomes còn đề xuất khảo sát, nghiên cứu quy hoạch nhà máy sản xuất ô tô và linh kiện kết hợp cảng biển rộng 2.000 ha tại Khu kinh tế Vũng Áng cùng khu logistics và khách sạn.
Không chỉ Vingroup, nhiều tập đoàn lớn khác cũng đã và đang hiện diện đầu tư ở Hà Tĩnh. Mới đây nhất, doanh nghiệp của đại gia Đức cá tầm cũng muốn làm khu đô thị du lịch 4.000 tỷ ở Hà Tĩnh. Cụ thể, Công ty CP Đầu tư xây dựng Vịnh Nha Trang vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh xin chấp thuận chủ trương nghiên cứu khảo sát, lập quy hoạch xây dựng dự án đầu tư Khu đô thị du lịch Kỳ Nam, tại xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh theo phương thức đầu tư thông qua thành lập tổ chức kinh tế trên địa bàn.
Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị Kỳ Nam của công ty đại gia Đức "cá Tầm" làm chủ đầu tư tại Hà Tĩnh.
Được biết dự án có tổng mức đầu tư 4.000 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất 330ha. Vị trí khu đất phía Bắc và phía Tây giáp quốc lộ 1 và quốc lộ 1 cũ; phía Nam giáp quốc lộ 1 cũ và ranh giới khu đất P14; phía Đông giáp biển Đông.
Trước đề xuất của Công ty Vịnh Nha Trang, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản giao Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị, địa phương và các cơ quan liên quan để kiểm tra, soát xét cụ thể đề xuất của nhà đầu tư; tham mưu phương án xử lý, báo cáo UBND tỉnh.
Trước đó, vào tháng 7/2020 Tập đoàn FLC đã có văn bản đề nghị được tài trợ kinh phí lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị, du lịch sinh thái Thiên Cầm (giai đoạn 1) tại thị trấn Thiên Cầm. Còn nhớ hồi đầu t
háng 11/2017 Tập đoàn T&T cũng đề xuất đầu tư Khu đô thị sinh thái, du lịch, vui chơi giải trí vùng ven sông Lam xã Xuân Giang. Đến tháng 2/2018, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có ý kiến chỉ đạo giao các bộ, ngành liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ dự án quy định pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đầu tháng 3/2021 , sau khi phê duyệt chủ trương đầu tư vào cuối tháng 10 năm ngoái, dự án khu đô thị mới hai bên đường Ngô Quyền tại Tp Hà Tĩnh bắt đầu mở hồ sơ đăng ký thực hiện. Dự án này có tới 3 doanh nghiệp nộp hồ sơ gồm: Công ty cổ phần Đầu tư đô thị Nam Việt, Công ty Cổ phần Kosy và Công ty TNHH Xây dựng và Đầu tư bất động sản Thăng Long.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Vingroup, T&T, FLC…cùng loạt đại gia khác đổ về đây, bất động sản nơi này ngày càng sôi động
Theo mục tiêu phát triển kinh tế của Hà Tĩnh đến năm 2025, tỉnh này phấn đấu GRDP bình quân đầu người cao hơn các tỉnh Bắc Trung Bộ. Tới năm 2030, trở thành tỉnh khá của cả nước với GRDP bình quân gần 7.000USD, nâng lên 17.700USD vào năm 2045 và 26.000USD vào năm 2050; tầm nhìn 2050, tỉ lệ đô thị hóa đạt khoảng 70%.
Hà Tĩnh hướng đến 4 lĩnh vực kinh tế trọng điểm, đó là công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng; nông, lâm nghiệp và thủy sản; thương mại - dịch vụ và du lịch; dịch vụ logistics.
Hình thành 3 trung tâm đô thị
Với 3 trung tâm đô thị được quy hoạch phát triển gồm: Trung tâm đô thị xung quanh thành phố Hà Tĩnh, trong đó thành phố Hà Tĩnh là hạt nhân; trung tâm đô thị phía Bắc là thị xã Hồng Lĩnh; trung tâm đô thị phía Nam là thị xã Kỳ Anh. Thành phố Hà Tĩnh là đô thị trung tâm, và các đô thị vệ tinh xung quanh gồm: thị trấn Thạch Hà, thị trấn Cẩm Xuyên và thị trấn Lộc Hà. Trung tâm đô thị này sẽ trở thành trung tâm thương mại - du lịch, trung tâm khoa học - đào tạo của tỉnh.
Trung tâm đô thị phía Bắc là thị xã Hồng Lĩnh gắn với thị trấn Tiên Điền, thị trấn Xuân An và vùng phụ cận. Không gian phát triển Trung tâm đô thị theo hướng bờ Nam sông Lam, cùng với các đô thị vệ tinh để kết nối với thành phố Vinh. Trung tâm đô thị này sẽ trở thành trung tâm công nghiệp nhẹ và du lịch phía Bắc của tỉnh.
Trong những năm gần đây, nhiều ông lớn BĐS đổ về đây tìm kiếm cơ hội đầu tư. Nhiều dự án BĐS quy mô lớn từ hàng nghìn đến chục nghìn tỷ đồng được xúc tiến đầu tư. Sự xuất hiện của hàng loạt các tên tuổi lớn như Vingroup, T&T, FLC,…đang tạo nên làn sóng kéo nhiều đại gia BĐS khác cũng đổ bộ về Hà Tĩnh "làm tổ". Theo chương trình xúc tiến đầu tư 2021 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh này sẽ kêu gọi đầu tư 71 dự án với nhiều lĩnh vực với tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD.
Trong số đó, nhiều dự án BĐS quy mô lớn được kêu gọi đầu tư như: Khu đô thị sinh thái, du lịch, vui chơi giải trí Đảo Xuân Giang 2 và vùng ven sông Lam (25.000 tỷ đồng); Khu du lịch và sân golf tại huyện Lộc Hà (quy mô 200 ha, vốn 200 tỷ đồng); Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng khách sạn 5 sao tại thị trấn Thiên Cầm (1.000 tỷ đồng).
Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng khách sạn 5 sao tại thị trấn Lộc Hà (1.000 tỷ đồng), Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng khách sạn 5 sao xã Xuân Thành (1.000 tỷ đồng); Khu du lịch ven biển Kỳ Nam huyện Kỳ Anh (4.000 tỷ đồng),...
Lĩnh vực công nghiệp có các dự án và nhu cầu vốn như: Hạ tầng KCN Gia Lách tại huyện Nghi Xuân (300 ha, 1.000 tỷ đồng); Hạ tầng KCN phía Tây TP Hà Tĩnh (1.000 - 1.500 ha, 7.000 - 10.500 tỷ đồng); KCN đô thị và dịch vụ tại xã Hồng Lĩnh và huyện Can Lộc (2.000 ha, 25.000 tỷ đồng),...
Lĩnh vực phát triển đô thị có các dự án và nhu cầu vốn như: Khu đô thị mới và công viên trung tâm tại TP Hà Tĩnh (300 ha, 10.000 tỷ đồng); Khu đô thị mới Hàm Nghi tại TP Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà (150 ha, 25.000 tỷ đồng). Khu đô thị du lịch sinh thái Thiên Cầm huyện Cẩm Xuyên (180 ha, 5.000 tỷ đồng); Khu đô thị thương mại và dịch vụ Văn Yên tại TP Hà Tĩnh (70 ha, 3.000 tỷ đồng); Công viên trung tâm và khu đô thị Lam Hồng Garden Park City tại TP Hà Tĩnh (50 ha, 3.000 tỷ đồng),...
Được biết, dự án Công viên trung tâm và khu đô thị Lam Hồng Garden Park City tại TP Hà Tĩnh do CTCP Crystal Bay (thành viên thuộc Tập đoàn Crysal Bay) xây dựng phương án tư vấn. Dự án có tổng diện tích hơn 218 ha.
Với Quần thể sân golf, trung tâm hội nghị, khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp tại thị trấn Thiên Cầm, dự án này cũng do một doanh nghiệp lớn đầu tư.
Hàng loạt ông lớn BĐS đổ bộ
Với tiềm năng phát triển đô thị và hạ tầng lớn trong tương lai, dễ hiểu khi Hà Tĩnh đang quy tụ nhiều đại gia địa ốc. Không phải ngẫu nhiên mà Vingroup lại tiên phong phát triển nhiều dự án ở nơi đây. Có thể kể đến như khu nhà ở, văn phòng, thương mạiVincom Hà Tĩnh trên đường Hàm Nghi và Hà Huy Tập (Tp Hà Tĩnh) 1.700 tỷ đã hoàn thành, hay dự án đang làm chủ đầu tư Vinhomes New Centre cũng trên đường Hàm Nghi quy mô 3ha; Hay dự án Vinpearl Cửa Sót tại Lộc Hà; Ngoài ra, mới đây Vinhomes còn đề xuất khảo sát, nghiên cứu quy hoạch nhà máy sản xuất ô tô và linh kiện kết hợp cảng biển rộng 2.000 ha tại Khu kinh tế Vũng Áng cùng khu logistics và khách sạn.
Không chỉ Vingroup, nhiều tập đoàn lớn khác cũng đã và đang hiện diện đầu tư ở Hà Tĩnh. Mới đây nhất, doanh nghiệp của đại gia Đức cá tầm cũng muốn làm khu đô thị du lịch 4.000 tỷ ở Hà Tĩnh. Cụ thể, Công ty CP Đầu tư xây dựng Vịnh Nha Trang vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh xin chấp thuận chủ trương nghiên cứu khảo sát, lập quy hoạch xây dựng dự án đầu tư Khu đô thị du lịch Kỳ Nam, tại xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh theo phương thức đầu tư thông qua thành lập tổ chức kinh tế trên địa bàn.
Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị Kỳ Nam của công ty đại gia Đức "cá Tầm" làm chủ đầu tư tại Hà Tĩnh.
Được biết dự án có tổng mức đầu tư 4.000 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất 330ha. Vị trí khu đất phía Bắc và phía Tây giáp quốc lộ 1 và quốc lộ 1 cũ; phía Nam giáp quốc lộ 1 cũ và ranh giới khu đất P14; phía Đông giáp biển Đông.
Trước đề xuất của Công ty Vịnh Nha Trang, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản giao Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị, địa phương và các cơ quan liên quan để kiểm tra, soát xét cụ thể đề xuất của nhà đầu tư; tham mưu phương án xử lý, báo cáo UBND tỉnh.
Trước đó, vào tháng 7/2020 Tập đoàn FLC đã có văn bản đề nghị được tài trợ kinh phí lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị, du lịch sinh thái Thiên Cầm (giai đoạn 1) tại thị trấn Thiên Cầm. Còn nhớ hồi đầu t
háng 11/2017 Tập đoàn T&T cũng đề xuất đầu tư Khu đô thị sinh thái, du lịch, vui chơi giải trí vùng ven sông Lam xã Xuân Giang. Đến tháng 2/2018, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có ý kiến chỉ đạo giao các bộ, ngành liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ dự án quy định pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đầu tháng 3/2021 , sau khi phê duyệt chủ trương đầu tư vào cuối tháng 10 năm ngoái, dự án khu đô thị mới hai bên đường Ngô Quyền tại Tp Hà Tĩnh bắt đầu mở hồ sơ đăng ký thực hiện. Dự án này có tới 3 doanh nghiệp nộp hồ sơ gồm: Công ty cổ phần Đầu tư đô thị Nam Việt, Công ty Cổ phần Kosy và Công ty TNHH Xây dựng và Đầu tư bất động sản Thăng Long.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Vingroup, T&T, FLC…cùng loạt đại gia khác đổ về đây, bất động sản nơi này ngày càng sôi động
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Chính phủ dồn lực phát triển hạ tầng giao thông...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sau 8 năm, siêu dự án BĐS nghỉ dưỡng của bầu Hiển...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Kế hoạch đền bù giải toả các dự án ở Đà Nẵng năm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đón nhận sự đổ bộ của Vingroup, FLC, Dic Corp,…và...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thiên tài toán học - "siêu dị nhân" Lê Duy Bách...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vingroup, Sungroup, FPT và nhiều nhà đầu tư được Đà...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu