TIN MỚI
Thực hiện "mục tiêu kép"
Theo đại diện của VietinBank, 6 tháng đầu năm 2020, với vai trò là NHTM Nhà nước trụ cột, chủ lực của nền kinh tế, VietinBank đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện "mục tiêu kép": vừa đồng hành, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 và hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động sau dịch bệnh; vừa đẩy mạnh đổi mới, cải cách, tái cấu trúc hoạt động để phát triển bền vững, bảo đảm hiệu quả hoạt động kinh doanh và lợi ích của cổ đông, gia tăng lợi nhuận để tăng vốn tự có, tạo tiền đề để tăng khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế trong các năm tiếp theo.
Theo đó, VietinBank đã kịp thời triển khai hạ mạnh lãi suất cho vay, giảm lãi, giảm, miễn phí, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01 và văn bản hướng dẫn của NHNN. Đối với khách hàng bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, VietinBank đã hỗ trợ hạ lãi suất khoảng 2% cho gần 9 nghìn khách hàng với dư nợ được miễn giảm lãi suất lên tới hơn 242 nghìn tỷ đồng; cơ cấu gốc và lãi cho hơn 8,4 nghìn tỷ đồng dư nợ gốc, lãi của gần 1,7 nghìn khách hàng; giảm, miễn phí giao dịch cho khách hàng, ảnh hưởng giảm khoảng 2 ngàn tỷ đồng thu nhập lãi và phí trong 6 tháng đầu năm. Đồng thời, VietinBank cũng hỗ trợ tối đa cho khách hàng để phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh với tổng doanh số cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch lên tới trên 184 nghìn tỷ đồng.
Dư nợ cho vay khách hàng 6 tháng đầu năm của VietinBank riêng lẻ đạt hơn 932 nghìn tỷ đồng, tăng +0,77% so với cuối năm trước do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhu cầu tín dụng sụt giảm. VietinBank liên tục triển khai các chương trình, chính sách miễn giảm lãi, phí hỗ trợ khách hàng là những yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập lãi và phí dịch vụ của Ngân hàng. VietinBank đồng thời triển khai nhiều chương trình tín dụng thiết thực hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp và người dân phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng,…
Chất lượng hoạt động kiểm soát tốt
VietinBank chú trọng quản trị hiệu quả về chi phí, bao gồm cả chi phí vốn, chi phí kinh doanh, chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Đây là định hướng xuyên suốt trong các năm qua và đã được thúc đẩy mạnh mẽ trong bối cảnh những chính sách chủ động về miễn giảm lãi, phí hỗ trợ khách hàng chịu tác động của Covid-19 tác động tới thu nhập lãi và thu nhập từ phí dịch vụ.
VietinBank nỗ lực để thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép để thúc đẩy hoạt động kinh doanh tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm, VietinBank đã chủ động, linh hoạt điều tiết cân đối vốn và đổi mới điều hành theo hướng tăng cường huy động các nguồn vốn với chi phí thấp, thay thế nguồn chi phí cao. Đồng thời, tận dụng và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn vốn, phù hợp với nhu cầu tăng trưởng tín dụng để kiểm soát chi phí vốn tổng thể, tạo nguồn lực và cơ sở để giảm lãi suất cho vay. Ngân hàng cũng kiểm soát chi phí hoạt động dịch vụ giảm 0,6% so với cùng kỳ, chi phí hoạt động giảm 4,6% khiến tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động giảm từ 34,2% cùng kỳ năm 2019 xuống còn 30,9%.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cho kỳ kế toán 6 tháng kết thúc 30/6/2020 giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước do Ngân hàng nỗ lực kiểm soát chất lượng nợ và triển khai hiệu quả các biện pháp đồng hành, hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động kinh doanh. Đáng chú ý, chi phí dự phòng rủi ro giảm so với cùng kỳ mặc dù VietinBank vẫn tiếp tục trích lập thêm dự phòng rủi ro cho trái phiếu VAMC nhanh hơn nhiều so với lộ trình theo quy định. Trong 6 tháng đầu năm, VietinBank đã mua lại thêm trên 6.000 tỷ đồng nợ bán VAMC, nâng tổng giá trị nợ mua lại từ thời điểm bán nợ tháng 12/2018 đến nay (sau khoảng 1,5 năm) lên tới gần 6.800 tỷ đồng (chiếm hơn ½ mệnh giá ban đầu), số còn lại VietinBank cũng đã trích dự phòng rủi ro khoảng 50% giá trị khoản nợ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.
"Song song với ưu tiên nguồn lực để nâng cao chuẩn mực quản trị rủi ro, trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC, lành mạnh hóa bảng cân đối như đã thực hiện xuyên suốt trong thời gian qua, VietinBank sẽ tiếp tục nỗ lực tối đa để khắc phục những hạn chế, khó khăn, tạo dựng những kết quả tài chính tốt nhất, nâng cao năng lực tài chính, từ đó tiếp tục phát triển mạnh mẽ để phục vụ tốt nhất cho sự phát triển của nền kinh tế." - đại diện VietinBank cho biết.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: VietinBank thực hiện “mục tiêu kép” trong hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020
Thực hiện "mục tiêu kép"
Theo đại diện của VietinBank, 6 tháng đầu năm 2020, với vai trò là NHTM Nhà nước trụ cột, chủ lực của nền kinh tế, VietinBank đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện "mục tiêu kép": vừa đồng hành, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 và hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động sau dịch bệnh; vừa đẩy mạnh đổi mới, cải cách, tái cấu trúc hoạt động để phát triển bền vững, bảo đảm hiệu quả hoạt động kinh doanh và lợi ích của cổ đông, gia tăng lợi nhuận để tăng vốn tự có, tạo tiền đề để tăng khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế trong các năm tiếp theo.
Theo đó, VietinBank đã kịp thời triển khai hạ mạnh lãi suất cho vay, giảm lãi, giảm, miễn phí, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01 và văn bản hướng dẫn của NHNN. Đối với khách hàng bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, VietinBank đã hỗ trợ hạ lãi suất khoảng 2% cho gần 9 nghìn khách hàng với dư nợ được miễn giảm lãi suất lên tới hơn 242 nghìn tỷ đồng; cơ cấu gốc và lãi cho hơn 8,4 nghìn tỷ đồng dư nợ gốc, lãi của gần 1,7 nghìn khách hàng; giảm, miễn phí giao dịch cho khách hàng, ảnh hưởng giảm khoảng 2 ngàn tỷ đồng thu nhập lãi và phí trong 6 tháng đầu năm. Đồng thời, VietinBank cũng hỗ trợ tối đa cho khách hàng để phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh với tổng doanh số cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch lên tới trên 184 nghìn tỷ đồng.
Dư nợ cho vay khách hàng 6 tháng đầu năm của VietinBank riêng lẻ đạt hơn 932 nghìn tỷ đồng, tăng +0,77% so với cuối năm trước do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhu cầu tín dụng sụt giảm. VietinBank liên tục triển khai các chương trình, chính sách miễn giảm lãi, phí hỗ trợ khách hàng là những yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập lãi và phí dịch vụ của Ngân hàng. VietinBank đồng thời triển khai nhiều chương trình tín dụng thiết thực hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp và người dân phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng,…
Chất lượng hoạt động kiểm soát tốt
VietinBank chú trọng quản trị hiệu quả về chi phí, bao gồm cả chi phí vốn, chi phí kinh doanh, chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Đây là định hướng xuyên suốt trong các năm qua và đã được thúc đẩy mạnh mẽ trong bối cảnh những chính sách chủ động về miễn giảm lãi, phí hỗ trợ khách hàng chịu tác động của Covid-19 tác động tới thu nhập lãi và thu nhập từ phí dịch vụ.
VietinBank nỗ lực để thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép để thúc đẩy hoạt động kinh doanh tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm, VietinBank đã chủ động, linh hoạt điều tiết cân đối vốn và đổi mới điều hành theo hướng tăng cường huy động các nguồn vốn với chi phí thấp, thay thế nguồn chi phí cao. Đồng thời, tận dụng và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn vốn, phù hợp với nhu cầu tăng trưởng tín dụng để kiểm soát chi phí vốn tổng thể, tạo nguồn lực và cơ sở để giảm lãi suất cho vay. Ngân hàng cũng kiểm soát chi phí hoạt động dịch vụ giảm 0,6% so với cùng kỳ, chi phí hoạt động giảm 4,6% khiến tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động giảm từ 34,2% cùng kỳ năm 2019 xuống còn 30,9%.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cho kỳ kế toán 6 tháng kết thúc 30/6/2020 giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước do Ngân hàng nỗ lực kiểm soát chất lượng nợ và triển khai hiệu quả các biện pháp đồng hành, hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động kinh doanh. Đáng chú ý, chi phí dự phòng rủi ro giảm so với cùng kỳ mặc dù VietinBank vẫn tiếp tục trích lập thêm dự phòng rủi ro cho trái phiếu VAMC nhanh hơn nhiều so với lộ trình theo quy định. Trong 6 tháng đầu năm, VietinBank đã mua lại thêm trên 6.000 tỷ đồng nợ bán VAMC, nâng tổng giá trị nợ mua lại từ thời điểm bán nợ tháng 12/2018 đến nay (sau khoảng 1,5 năm) lên tới gần 6.800 tỷ đồng (chiếm hơn ½ mệnh giá ban đầu), số còn lại VietinBank cũng đã trích dự phòng rủi ro khoảng 50% giá trị khoản nợ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.
"Song song với ưu tiên nguồn lực để nâng cao chuẩn mực quản trị rủi ro, trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC, lành mạnh hóa bảng cân đối như đã thực hiện xuyên suốt trong thời gian qua, VietinBank sẽ tiếp tục nỗ lực tối đa để khắc phục những hạn chế, khó khăn, tạo dựng những kết quả tài chính tốt nhất, nâng cao năng lực tài chính, từ đó tiếp tục phát triển mạnh mẽ để phục vụ tốt nhất cho sự phát triển của nền kinh tế." - đại diện VietinBank cho biết.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: VietinBank thực hiện “mục tiêu kép” trong hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
VietinBank tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
VietinBank thay Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tỷ giá tăng mạnh trong ngày 23/8, Vietcombank...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dòng tiền lớn rút khỏi BIDV, VietinBank và Vietcombank
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cất cánh cùng Bảo lãnh VietinBank
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bộ TN&MT – VietinBank: Hợp tác hướng đến mục tiêu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu