Giá hiện tại
39.9
Thay đổi
Xem hồ sơ doanh nghiệp
TIN MỚI
Bộ phận phân tích của Chứng khoán VNDirect mới đây đã có báo cáo phân tích về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - CTG).
Theo đánh giá của VNDirect, trích lập dự phòng là nguyên nhân kéo lợi nhuận ròng quý 2/2021 của VietinBank giảm mạnh so với cùng kỳ. VNDirect cho rằng VietinBank đang phân loại nợ chặt chẽ hơn để kiểm soát chất lượng tài sản. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) cuối quý 2/2021 lên tới 1,34% từ 0,88% tại cuối quý 1/2021 và 0,94% tại cuối quý 4/2020. Đáng chú ý, nợ xấu nhóm 5 tăng 106% so với cùng kỳ và 119% so với quý trước do ngân hàng thực hiện việc phân loại nợ một cách chặt chẽ hơn cho các mục tiêu quản lý. Qua đó tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) giảm về 129% tại cuối quý 2/2021 từ mức 155,4% tại cuối quý 1/2021 và 132% tại cuối quý 4/2020.
Vietinbank là ngân hàng lớn thứ ba tại Việt Nam, VNDirect đánh giá ngân hàng này hoàn toàn có vị thế để mở rộng sang mảng bán lẻ nhờ cơ sở khách hàng và chi nhánh mạng lưới rộng khắp cả nước.
Cuối năm 2020, VietinBank và Manulife Việt Nam thông báo đã ký thoả thuận thành lập quan hệ đối tác phân phối bảo hiểm độc quyền cho 16 năm. Nhóm phân tích kỳ vọng doanh số bán bảo hiểm của ngân hàng sẽ đạt mức tăng trưởng kép 100% trong 3 năm tới – mức nhanh nhất trong các ngành kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, dự phóng VietinBank sẽ nhận được 250 triệu USD phí độc quyền trả trước, phân bổ ghi nhận trong 5 năm từ cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022.
Vào tháng 8 năm 2021, VietinBank được thêm vào chỉ số thị trường Cận biên của Morgan Stanley Capital International (MSCI). Việc xuất hiện trong chỉ số sẽ giúp CTG thu hút thêm sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. VNDirect ước tính cổ phiếu CTG chiếm 0,3% tổng danh mục. Trong trường hợp, giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ hoán đổi danh mục (ETF) dựa trên chỉ số này với tổng số tiền là 2 tỷ USD, sẽ thu hút 6,5 triệu USD, tương đương với 4,3 triệu cổ phiếu CTG.
Hiện tại, CTG đang giao dịch ở mức P/B 2021 là 1,7x, thấp hơn một chút so với trung bình ngành. VNDirect cho rằng mức định giá như vậy là hoàn toàn hấp dẫn với một ngân hàng có ROE trung bình 2021-22 đạt mức 19%. Tiềm năng tăng giá của CTG bao gồm việc ghi nhận từ thương vụ thoái vốn. Rủi ro giảm giá là chi phí vốn cao hơn dự kiến do cạnh tranh cho các khoản tiền gửi dài hạn.
VietinBank đã tổ chức cuộc họp vào ngày 12/8/2021 với các nhà đầu tư, các quỹ và các công ty chứng khoán để công bố về kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2021 và kế hoạch trong nửa năm còn lại.
Ngân hàng sẽ tiếp tục triển khai nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như giảm lãi suất cho vay từ 1,0% đến 1,5% đối với các khoản vay hiện hữu hoặc vay mới, ưu đãi thanh toán quốc tế, ưu đãi lãi suất cho vay đối với các khoản vay thanh toán trước hạn... với tổng chi phí ước tính là khoảng 6.000 tỷ đồng trong năm 2021.
VietinBank dự kiến ghi nhận thu nhập từ phân phối bảo hiểm độc quyền vào nửa cuối năm 2021 hoặc quý đầu tiên năm 2020 khi Manulife hoàn tất các thủ tục pháp lý.
Bên cạnh đó, ngân hàng có kế hoạch thoái vốn 3 công ty con. Trong đó, với Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV, Hội đồng Quản trị VietinBank đã chấp thuận kế hoạch chuyển 50% vốn điều lệ, trong đó: 49% cho Công ty Mitsubishi UFJ Lease & Finance và 1% cho nhà đầu tư trong nước. Hiện tại, hồ sơ của thương vụ thoái vốn này đang được chờ Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, và thương vụ này được kỳ vọng sẽ hoàn thành và ghi nhận trong năm 2021.
Với Công ty Cổ phần chứng khoán Vietinbank, ngân hàng có kế hoạch chuyển nhượng 25,6% vốn điều lệ trong tương lai, ngay khi tìm được đối tác cho thương vụ này. VietinBank cũng đang cân nhắc kế hoạch thoái vốn trong tương lai với Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ.
VietinBank cũng đang tìm kiếm đối tác nước ngoài để chuyển nhượng dự án VietinBank Tower. Đây là dự án được xây dựng với diện tích gần 30.000 m2, bao gồm 2 tòa 48 và 68 tầng tại Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội. Theo kế hoạch ban đầu, dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 10.267 tỷ đồng. Dự án đã được khởi công năm 2010, được kỳ vọng hoàn thành vào năm 2014. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại dự án vẫn chậm tiến độ.
Đáng chú ý, ngân hàng cũng có mục tiêu mua lại các ngân hàng đang cần tái cấu trúc, bao gồm CBBank, GP Bank và Ocean Bank.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: VietinBank muốn mua lại các ngân hàng đang cần tái cấu trúc GPBank, OceanBank, CBBank?
39.9
Thay đổi
Xem hồ sơ doanh nghiệp
TIN MỚI
Bộ phận phân tích của Chứng khoán VNDirect mới đây đã có báo cáo phân tích về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - CTG).
Theo đánh giá của VNDirect, trích lập dự phòng là nguyên nhân kéo lợi nhuận ròng quý 2/2021 của VietinBank giảm mạnh so với cùng kỳ. VNDirect cho rằng VietinBank đang phân loại nợ chặt chẽ hơn để kiểm soát chất lượng tài sản. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) cuối quý 2/2021 lên tới 1,34% từ 0,88% tại cuối quý 1/2021 và 0,94% tại cuối quý 4/2020. Đáng chú ý, nợ xấu nhóm 5 tăng 106% so với cùng kỳ và 119% so với quý trước do ngân hàng thực hiện việc phân loại nợ một cách chặt chẽ hơn cho các mục tiêu quản lý. Qua đó tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) giảm về 129% tại cuối quý 2/2021 từ mức 155,4% tại cuối quý 1/2021 và 132% tại cuối quý 4/2020.
Vietinbank là ngân hàng lớn thứ ba tại Việt Nam, VNDirect đánh giá ngân hàng này hoàn toàn có vị thế để mở rộng sang mảng bán lẻ nhờ cơ sở khách hàng và chi nhánh mạng lưới rộng khắp cả nước.
Cuối năm 2020, VietinBank và Manulife Việt Nam thông báo đã ký thoả thuận thành lập quan hệ đối tác phân phối bảo hiểm độc quyền cho 16 năm. Nhóm phân tích kỳ vọng doanh số bán bảo hiểm của ngân hàng sẽ đạt mức tăng trưởng kép 100% trong 3 năm tới – mức nhanh nhất trong các ngành kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, dự phóng VietinBank sẽ nhận được 250 triệu USD phí độc quyền trả trước, phân bổ ghi nhận trong 5 năm từ cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022.
Vào tháng 8 năm 2021, VietinBank được thêm vào chỉ số thị trường Cận biên của Morgan Stanley Capital International (MSCI). Việc xuất hiện trong chỉ số sẽ giúp CTG thu hút thêm sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. VNDirect ước tính cổ phiếu CTG chiếm 0,3% tổng danh mục. Trong trường hợp, giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ hoán đổi danh mục (ETF) dựa trên chỉ số này với tổng số tiền là 2 tỷ USD, sẽ thu hút 6,5 triệu USD, tương đương với 4,3 triệu cổ phiếu CTG.
Hiện tại, CTG đang giao dịch ở mức P/B 2021 là 1,7x, thấp hơn một chút so với trung bình ngành. VNDirect cho rằng mức định giá như vậy là hoàn toàn hấp dẫn với một ngân hàng có ROE trung bình 2021-22 đạt mức 19%. Tiềm năng tăng giá của CTG bao gồm việc ghi nhận từ thương vụ thoái vốn. Rủi ro giảm giá là chi phí vốn cao hơn dự kiến do cạnh tranh cho các khoản tiền gửi dài hạn.
VietinBank đã tổ chức cuộc họp vào ngày 12/8/2021 với các nhà đầu tư, các quỹ và các công ty chứng khoán để công bố về kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2021 và kế hoạch trong nửa năm còn lại.
Ngân hàng sẽ tiếp tục triển khai nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như giảm lãi suất cho vay từ 1,0% đến 1,5% đối với các khoản vay hiện hữu hoặc vay mới, ưu đãi thanh toán quốc tế, ưu đãi lãi suất cho vay đối với các khoản vay thanh toán trước hạn... với tổng chi phí ước tính là khoảng 6.000 tỷ đồng trong năm 2021.
VietinBank dự kiến ghi nhận thu nhập từ phân phối bảo hiểm độc quyền vào nửa cuối năm 2021 hoặc quý đầu tiên năm 2020 khi Manulife hoàn tất các thủ tục pháp lý.
Bên cạnh đó, ngân hàng có kế hoạch thoái vốn 3 công ty con. Trong đó, với Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV, Hội đồng Quản trị VietinBank đã chấp thuận kế hoạch chuyển 50% vốn điều lệ, trong đó: 49% cho Công ty Mitsubishi UFJ Lease & Finance và 1% cho nhà đầu tư trong nước. Hiện tại, hồ sơ của thương vụ thoái vốn này đang được chờ Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, và thương vụ này được kỳ vọng sẽ hoàn thành và ghi nhận trong năm 2021.
Với Công ty Cổ phần chứng khoán Vietinbank, ngân hàng có kế hoạch chuyển nhượng 25,6% vốn điều lệ trong tương lai, ngay khi tìm được đối tác cho thương vụ này. VietinBank cũng đang cân nhắc kế hoạch thoái vốn trong tương lai với Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ.
VietinBank cũng đang tìm kiếm đối tác nước ngoài để chuyển nhượng dự án VietinBank Tower. Đây là dự án được xây dựng với diện tích gần 30.000 m2, bao gồm 2 tòa 48 và 68 tầng tại Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội. Theo kế hoạch ban đầu, dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 10.267 tỷ đồng. Dự án đã được khởi công năm 2010, được kỳ vọng hoàn thành vào năm 2014. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại dự án vẫn chậm tiến độ.
Đáng chú ý, ngân hàng cũng có mục tiêu mua lại các ngân hàng đang cần tái cấu trúc, bao gồm CBBank, GP Bank và Ocean Bank.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: VietinBank muốn mua lại các ngân hàng đang cần tái cấu trúc GPBank, OceanBank, CBBank?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
VietinBank tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
VietinBank thay Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tỷ giá tăng mạnh trong ngày 23/8, Vietcombank...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dòng tiền lớn rút khỏi BIDV, VietinBank và Vietcombank
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cất cánh cùng Bảo lãnh VietinBank
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bộ TN&MT – VietinBank: Hợp tác hướng đến mục tiêu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu