Sáng ngày 10/1, Ngân hàng TMCP Vietcombank (Vietcombank - mã chứng khoán VCB) tổ chức tổng kết hoạt động năm 2021 và triển khai nhiệm vụ 2022.
Năm 2021, mặc dù tiếp tục đối mặt với những diễn biến bất thường của môi trường kinh tế - xã hội, Vietcombank đã nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công "đa mục tiêu": vừa phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cán bộ, duy trì hoạt động kinh doanh liên tục; vừa chia sẻ khó khăn với khách hàng và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.
Trong năm 2021, Vietcombank đã tổ chức tiêm phủ vắc-xin COVID-19 nhanh và sớm cho toàn thể cán bộ nhân viên. Điều chỉnh hiệu quả phương thức quản trị, điều hành thích ứng trong điều kiện khắc nghiệt; tổ chức làm việc từ xa, làm việc theo ca để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh liên tục, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời dịch vụ ngân hàng, kể cả trong những thời điểm giãn cách theo Chỉ thị 15 & Chỉ thị 16; đồng thời cải tiến chính sách, số hoá quy trình, triển khai kịp thời các giải pháp giao dịch trực tuyến để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh dịch bệnh.
Về kinh doanh, hầu hết các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Vietcombank đạt và vượt kế hoạch ĐHĐCĐ và HĐQT giao: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu huy động vốn theo đúng định hướng. Huy động vốn thị trường I đạt 1.154.000 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2020. Tỷ trọng HĐV không kỳ hạn (CASA) bình quân đạt 32,2%, tăng 3,3 điểm % so với năm 2020. Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng từ đầu năm; chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả; kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng. Dư nợ tín dụng đạt 963.670 tỷ đồng, tăng 14,99% so với cuối năm 2020, góp phần cung ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đồng thời tuân thủ giới hạn tăng trưởng tín dụng theo quy định của NHNN.
Ngân hàng thực hiện kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng: Tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức 0,34%; Tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,63%. Trích lập đủ 100% dự phòng cụ thể của dư nợ cơ cấu theo Thông tư 03 - sớm trước 2 năm so với thời hạn quy định của NHNN. Tỉ lệ quỹ dự phòng bao nợ xấu nội bảng đạt mức cao nhất hệ thống ngân hàng (424%).
Doanh số thanh toán và sử dụng thẻ tăng 19,2% so với 2020. Doanh số mua bán ngoại tệ tăng 13,2% so với năm 2020. Doanh số TTQT-TTTM tăng 23,7% so với năm 2020. Thị phần TTQT-TTTM ở mức 15,36%. Lợi nhuận trước thuế đạt kế hoạch NHNN và ĐHĐCĐ giao trong năm 2021. Thu hồi nợ ngoại bảng đạt 2.900 tỷ đồng, tăng 19,3% so với năm 2020. Chỉ số ROAA và ROAE tăng cao so với 2020, đạt mức 1,6% và 21%.
Trong năm 2021, Vietcombank tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình chịu tác động của dịch COVID-19 thông qua các gói hỗ trợ lãi suất, giảm phí và giảm lãi suất cho vay, tái cơ cấu dư nợ hiện hữu. Tổng dư nợ được hỗ trợ miễn giảm lãi suất cho vay tại thời điểm 31/12/2021 đạt ~ 680.000 tỷ đồng, tổng số tiền lãi hỗ trợ khách hàng do giảm lãi suất khoảng 7.100 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với hỗ trợ năm 2020. Tổng dư nợ khách hàng được cơ cấu lại nợ là hơn 10.540 tỷ đồng trong đó dư nợ gốc 9.410 tỷ và dư nợ lãi 1.130 tỷ đồng.
Năm 2021, Vietcombank tiếp tục giữ vị trí đầu ngành về nộp ngân sách nhà nước với tổng số tiền khoảng 11.000 tỷ đồng, đóng góp cho công tác an sinh xã hội, phòng chống Covid-19 với số tiền gần 723 tỷ đồng.
"Ông lớn" ngân hàng báo lãi năm 2021 đạt hơn 14.000 tỷ đồng
Link bài gốc: Vietcombank tăng trưởng tín dụng 14,99% trong năm 2021, tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu lập kỷ lục mới 424%
Năm 2021, mặc dù tiếp tục đối mặt với những diễn biến bất thường của môi trường kinh tế - xã hội, Vietcombank đã nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công "đa mục tiêu": vừa phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cán bộ, duy trì hoạt động kinh doanh liên tục; vừa chia sẻ khó khăn với khách hàng và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.
Trong năm 2021, Vietcombank đã tổ chức tiêm phủ vắc-xin COVID-19 nhanh và sớm cho toàn thể cán bộ nhân viên. Điều chỉnh hiệu quả phương thức quản trị, điều hành thích ứng trong điều kiện khắc nghiệt; tổ chức làm việc từ xa, làm việc theo ca để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh liên tục, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời dịch vụ ngân hàng, kể cả trong những thời điểm giãn cách theo Chỉ thị 15 & Chỉ thị 16; đồng thời cải tiến chính sách, số hoá quy trình, triển khai kịp thời các giải pháp giao dịch trực tuyến để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh dịch bệnh.
Về kinh doanh, hầu hết các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Vietcombank đạt và vượt kế hoạch ĐHĐCĐ và HĐQT giao: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu huy động vốn theo đúng định hướng. Huy động vốn thị trường I đạt 1.154.000 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2020. Tỷ trọng HĐV không kỳ hạn (CASA) bình quân đạt 32,2%, tăng 3,3 điểm % so với năm 2020. Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng từ đầu năm; chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả; kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng. Dư nợ tín dụng đạt 963.670 tỷ đồng, tăng 14,99% so với cuối năm 2020, góp phần cung ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đồng thời tuân thủ giới hạn tăng trưởng tín dụng theo quy định của NHNN.
Ngân hàng thực hiện kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng: Tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức 0,34%; Tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,63%. Trích lập đủ 100% dự phòng cụ thể của dư nợ cơ cấu theo Thông tư 03 - sớm trước 2 năm so với thời hạn quy định của NHNN. Tỉ lệ quỹ dự phòng bao nợ xấu nội bảng đạt mức cao nhất hệ thống ngân hàng (424%).
Doanh số thanh toán và sử dụng thẻ tăng 19,2% so với 2020. Doanh số mua bán ngoại tệ tăng 13,2% so với năm 2020. Doanh số TTQT-TTTM tăng 23,7% so với năm 2020. Thị phần TTQT-TTTM ở mức 15,36%. Lợi nhuận trước thuế đạt kế hoạch NHNN và ĐHĐCĐ giao trong năm 2021. Thu hồi nợ ngoại bảng đạt 2.900 tỷ đồng, tăng 19,3% so với năm 2020. Chỉ số ROAA và ROAE tăng cao so với 2020, đạt mức 1,6% và 21%.
Trong năm 2021, Vietcombank tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình chịu tác động của dịch COVID-19 thông qua các gói hỗ trợ lãi suất, giảm phí và giảm lãi suất cho vay, tái cơ cấu dư nợ hiện hữu. Tổng dư nợ được hỗ trợ miễn giảm lãi suất cho vay tại thời điểm 31/12/2021 đạt ~ 680.000 tỷ đồng, tổng số tiền lãi hỗ trợ khách hàng do giảm lãi suất khoảng 7.100 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với hỗ trợ năm 2020. Tổng dư nợ khách hàng được cơ cấu lại nợ là hơn 10.540 tỷ đồng trong đó dư nợ gốc 9.410 tỷ và dư nợ lãi 1.130 tỷ đồng.
Năm 2021, Vietcombank tiếp tục giữ vị trí đầu ngành về nộp ngân sách nhà nước với tổng số tiền khoảng 11.000 tỷ đồng, đóng góp cho công tác an sinh xã hội, phòng chống Covid-19 với số tiền gần 723 tỷ đồng.
"Ông lớn" ngân hàng báo lãi năm 2021 đạt hơn 14.000 tỷ đồng
Link bài gốc: Vietcombank tăng trưởng tín dụng 14,99% trong năm 2021, tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu lập kỷ lục mới 424%
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Thêm “ông lớn” ngân hàng cho khách vay tiền để trả...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Từ 1/9 được vay ngân hàng này để trả nợ ngân hàng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vietcombank mang trải nghiệm thanh toán mới "Xuyên...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tỷ giá chợ đen tăng mạnh, Vietcombank nâng giá USD...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tỷ giá tăng mạnh trong ngày 23/8, Vietcombank...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dòng tiền lớn rút khỏi BIDV, VietinBank và Vietcombank
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu