Trong buổi hội thảo trực tuyến chủ đề “Nhìn lại kinh tế Việt Nam 2021 và triển vọng cho 2022” sáng 22/1, chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright nhìn lại tổng quan quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 căng thẳng, đồng thời đưa ra những phân tích, nhận định về triển vọng của năm 2022.
Hai điểm sáng của kinh tế Việt Nam năm 2021
Nửa đầu năm 2021, có thể thấy kinh tế Việt Nam đã trải qua khoảng thời gian khá tốt, xuất khẩu đã có lúc tăng trưởng rất cao gần 30%. Tuy nhiên sau đó diễn biến căng thẳng của dịch COVID-19 đã tạo ra vô vàn thách thức.
Những tháng hè năm ngoái, 17 khu công nghiệp tại TP.HCM, 82% người lao động các khu công nghiệp và khu chế xuất tại khu vực này mất việc làm. Trong bối cảnh đó, ngành ngành, nhà nhà, các cơ quan trung ương và địa phương đưa ra hàng loạt các quy định, mà theo chuyên gia Nguyễn Xuân Thành đến bây giờ nhìn lại thực ra là giấy phép con. Kiểm soát dịch, rất nhiều nơi đưa ra rào cản với doanh nghiệp. Trong chống dịch đã đẻ ra nhiều giấy phép mà cho đến giờ vẫn tồn tại.
Tuy vậy, chuyên gia này nhấn mạnh đến hai điểm sáng của kinh tế Việt Nam năm 2021 trong bối cảnh khó khăn và phức tạp nói trên.
Thứ nhất, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tốt. Trong năm 2021, từng có nhiều cảnh báo Việt Nam khó xuất khẩu, hoặc nhiều nhà sản xuất tháo chạy khỏi Việt Nam, tuy nhiên câu chuyện thực chất ở đây chỉ là chuyển đơn hàng. Khi chúng ta mở cửa lại vào tháng 10/2021, lập tức các đơn hàng quay trở lại.
Điểm sáng thứ hai, lần đầu tiên trong lịch sử, dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng nhưng kinh tế vĩ mô rất ổn định. Theo ông Thành, Việt Nam vẫn áp dụng chính sách tài khóa rất thận trọng, còn về phía chính sách tiền tệ , Việt Nam đã hỗ trợ dồi dào.
"Chính sách tiền tệ tăng cường hỗ trợ như vậy nhưng các chỉ số vĩ mô vẫn ổn định, lạm phát hoàn toàn ổn định, khác hẳn so với những gì Việt Nam từng trải qua cách đây 12 năm. So với nhiều nước trong khu vực, sự hỗ trợ tiền tệ của chúng ta vẫn còn khá hạn chế vì vậy thực sự cần đến chương trình hỗ trợ trong năm nay", ông Thành nhìn nhận.
Các kịch bản điều chỉnh chính sách của Fed và ảnh hưởng đến Việt Nam
Tại hội thảo, chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và tác động, ứng xử của Việt Nam là một điểm trọng tâm.
Chuyên gia của Fulbright nhìn lại: Mục tiêu của Mỹ và nhiều nước phát triển là kiềm chế lạm phát ở mức 2% thì giờ đang là 7%. Để mà cứu kinh tế trong thời kỳ dịch COVID-19 này, cho đến tháng 11/2021, mỗi tháng Fed bơm ra thị trường 120 tỷ USD, đến thời điểm này đã bơm ra 4.500 tỷ USD. Fed mua vào trái phiếu để bơm tiền in ra. Ban đầu Fed nghĩ rằng lạm phát sẽ chỉ là vấn đề tình thế, nhưng từ sau tháng 11 Fed đã giảm dần mỗi tháng 15 tỷ USD. Như vậy đến tháng 6/2022, Fed sẽ không còn bơm tiền nữa và sau đó sẽ là tăng lãi suất, đó là kế hoạch ban đầu của Fed.
Xét đến tiền lệ từ khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây 12 năm, Fed không chỉ hạ lãi suất mà không ngừng bơm tiền ra nền kinh tế. Đến tháng 12/2021, thay đổi đã xảy ra, Fed đã quyết định làm mạnh tay hơn khi mà lạm phát không hề suy giảm, Fed tính toán rằng đứt gãy chuỗi cung ứng cũng không kết thúc được, ít nhất cho đến giữa năm 2022. Như vậy, Fed đã quyết định từ tháng 1/2022 giảm đi 30 tỷ USD/tháng, và dự kiến đến cuối tháng 3/2022 Fed đã tăng gấp đôi lộ trình giảm bơm tiền.
Để cho linh hoạt, Fed chưa nói đến thời điểm tăng lãi suất nhưng thực tế thị trường đang tin rằng sẽ tăng ngay sau khi hết bơm tiền. Lãi suất điều hành của Fed trên thị trường liên ngân hàng đang là 0-0,25% và sau đợt nâng sắp tới đây sẽ là 0,25-0,5%. Lãi suất dự kiến tăng 3 lần và mỗi bước tăng 0,25%.
Tuy nhiên nếu đến giữa năm nay mà lạm phát vẫn không suy giảm, Fed nhiều khả năng sẽ có lần tăng lãi suất thứ 4.
Một điểm mới, trong phiên họp gần nhất của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), một số thành viên đưa ra ý kiến không những tăng lãi suất mà thậm chí còn phải hút tiền về. Lần này, khi quy mô bơm tiền quá lớn, Fed nhiều khả năng phải tính đến hút tiền về.
Bảng cân đối kế toán của Fed đã phình to đến mức 9.000 tỷ USD, quy mô lớn nhất trong lịch sử, vì vậy thị trường tài chính toàn cầu mới có thanh khoản dồi dào đến như vậy.
Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành định hình một số kịch bản với thị trường Việt Nam như sau: Lãi suất của Fed chỉ tăng 3 lần nhưng chưa hút tiền về, thị trường tài chính sẽ không có phản ứng tiêu cực. Việc tăng lãi suất như vậy hầu như không ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, tác động chính của nó chủ yếu đến dòng vốn nước ngoài. Trong ngắn hạn với lịch sử những lần Fed tăng lãi suất, bao giờ dòng vốn vào các thị trường mới nổi cũng sẽ đảo chiều.
Tuy nhiên Việt Nam đang có yếu tố thuận lợi ở chỗ các yếu tố nền tảng vĩ mô tốt hơn, khác với nhiều nền kinh tế mới nổi khác đã buộc phải tăng lãi suất để giữ cho vĩ mô ổn định. Trong năm 2021, tiền vào chứng khoán chủ yếu tiền trong nước chứ thực ra tiền nước ngoài trên thực tế chảy ra ngoài.
Theo đó, ông Thành cho rằng không cần phải lo sợ dòng vốn chảy ra ngoài trong năm 2022, tuy nhiên cũng không kỳ vọng dòng vốn sẽ chảy vào, kể cả vốn đầu tư.
Còn theo kịch bản khác, Fed sẽ phải tăng lãi suất nhiều lần hơn hoặc hút tiền về. Nếu kịch bản này xảy ra sẽ diễn ra sự suy giảm lớn không chỉ Mỹ mà còn nhiều thị trường toàn cầu. Chứng khoán Mỹ, chứng khoán toàn cầu giảm thì Việt Nam cũng không tránh khỏi. Đồng thời nó cũng sẽ đẩy Ngân hàng Nhà nước vào kịch bản buộc phải hành động nếu nhiều ngân hàng trung ương thế giới điều chỉnh trong kịch bản xấu này.
Như Trung Quốc mới đây đã buộc phải hạ lãi suất, dù rằng con số 8,1% trong năm ngoái vẫn rất lạc quan nhưng cũng phải hiểu rằng đó là kết quả của sự phục hồi của nửa đầu năm chứ tăng trưởng suy giảm dần vào cuối năm, quý 3 là 4,9% còn quý 4 chỉ là 4%.
Triển vọng năm 2022: Xuất khẩu vẫn sẽ là động lực quan trọng
Theo quan điểm của ông Thành, nếu nhìn vào kinh tế Việt Nam, từ thực tế 2021 và triển vọng năm 2022, nếu tính đến tác động của dịch, con số tăng trưởng GDP công bố 2,58% cũng là khá lạc quan. Vào quý 3, tất cả các ngành đều khó khăn còn chỉ riêng nông nghiệp vẫn lên mạnh.
Sự phục hồi bất ngờ của quý 4/2021 mang đến hỗ trợ quan trọng: công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng 8%. Tăng trưởng của ngân hàng, chứng khoán bù đắp cho sự suy giảm của du lịch. Cho đến thời điểm này, dịch vụ suy giảm, kể cả Việt Nam có phục hồi lại đi nữa, cũng cần phải chờ đợi sức mua tăng trưởng trở lại.
Về bối cảnh, ông Thành điểm lại tình hình chung, tác động của kinh tế toàn cầu trong thực tế khan hiếm nên là cứ sản xuất được thì sẽ xuất khẩu đi được. Trong năm ngoái, xuất khẩu vào tất cả các thị trường đều tăng. Kinh tế khu vực châu Âu hồi phục trở lại và nhờ vào EVFTA; ASEAN, Đông Bắc Á cũng hồi phục trở lại; Việt Nam ở một vị trí rất thuận lợi về mặt cơ cấu xuất khẩu, Việt Nam có thị trường toàn cầu khá đa dạng.
Triển vọng xuất khẩu của năm 2022 vẫn khá thuận lợi, ước tính xuất khẩu tăng được 14% trong năm nay, nếu trong 6 tháng đầu tình hình kinh tế thế giới vẫn khan hiếm. Sau đó, lộ trình thắt chặt tiền tệ được điều chỉnh, người tiêu dùng chặt chẽ chi tiêu hơn có thể xuất khẩu sẽ khó hơn nhưng nhìn chung vẫn rất tốt.
Một yếu tố vẫn khó hiện nay, với tác động của dịch, người lao động suy giảm thu nhập, rất nhiều dịch vụ kể cả thương mại du lịch vẫn chưa thể có được tăng trưởng cao trong năm nay.
Kỳ vọng gì vào gói hỗ trợ 337 nghìn tỷ đồng?
Nhìn lại những cấu thành trong gói 337 nghìn tỷ đồng hỗ trợ kinh tế, gói hỗ trợ y tế chống dịch là hoàn toàn cần thiết để Việt Nam tránh được sự bối rối trong tiêm vaccine và phòng chống dịch như thời kỳ tháng 6, tháng 7/2021. Trong gói an sinh xã hội, quan trọng nhất là Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ đứng ra cho vay. An sinh xã hội sẽ chủ yếu đầu tư nhà ở cho công nhân...
Theo ông Thành, trong chương trình hỗ trợ, việc giảm thuế giá trị gia tăng có giá trị thực tế rất cao, ban hành và áp dụng cái lập tức ảnh hưởng ngay đến đời sống người dân. Chính sách nào đưa ra mà không tạo ra gánh nặng sẽ đi ngay vào cuộc sống, ngoài ra, khi chính sách này không tạo ra nhiều điều kiện với đối tượng áp dụng thì sẽ phát huy tác dụng rất nhanh, chỉ áp dụng trong vòng 1 năm là năm 2022.
Với gói hỗ trợ lãi suất, lấy từ tiền lệ cách đây 12 năm, Việt Nam từng có gói 17 nghìn tỷ được nhà nước hỗ trợ ngay 4%. Năm 2009, Chính phủ quyết định lấy ra 1 tỷ USD dự trữ ngoại hối để chi hỗ trợ lãi suất. Ở thời điểm đó, NHNN tạo ra 17 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất, tuy nhiên hệ lụy rất lớn, về sau đánh giá lại lại cho thấy rằng có người vay được lại đi gửi tiết kiệm lấy lãi cao, hoặc tiền lại vào chứng khoán, bất động sản...
Lần này, Bộ Tài chính sẽ phải dùng 40.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại cho vay. Ngoài ra, đối tượng ưu tiên sẽ được nới rộng ra, kể cả những ngành không chịu ảnh hưởng bởi COVID-19. Cuối cùng, ai vay cũng không hạ chuẩn vay, rủi ro tín dụng vẫn thuộc về ngân hàng thương mại.
Gói đầu tư cơ sở hạ tầng, trong gói này có 14.000 tỷ đồng đầu tư cho y tế. Phần chính yếu cho cơ sở hạ tầng là đầu tư cho hạ tầng giao thông. Trong năm nay và năm sau, ngành giao thông sẽ được đầu tư thêm 100.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống.
Trong gói 337 nghìn tỷ đồng, tổng số tiền có thể làm bội chi ước tính 240 nghìn tỷ đồng, trong đó 1/3 sẽ rơi vào năm 2022 và còn lại là năm 2023. Vì quy mô của gói này không quá lớn nên phần lớn sẽ đi vay.
Nếu kể cả đi vay, nợ công/GDP mới chỉ 49% GDP. Có thể thấy Chính phủ đã vô cùng thận trọng để nợ công không chạm ngưỡng cảnh báo 55% GDP.
Nếu trong tình hình thị trường tài chính thế giới không thuận lợi, Chính phủ sẽ vay trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước. Ở đây sẽ là Ngân hàng Nhà nước in tiền cho Chính phủ, nếu quy mô chỉ khoảng 5 tỷ USD, nhưng nhiều khả năng sẽ không nhiều như vậy, phương án huy động sẽ được tính toán.
Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 có thể đạt mức nào?
Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành đặt vấn đề, Việt Nam đang có xu thế khá lệch so với nhiều nước khác khi họ phải siết chặt chính sách tiền tệ. Trong nghị quyết của Quốc hội, chính sách tiền tệ vẫn phải hỗ trợ nhưng nếu lạm phát bùng phát, chính sách tiền tệ vẫn phải chuyển sang thắt chặt. Nếu Fed không hành động mạnh tay, tín dụng năm 2021 tăng trưởng 14% thì năm nay vẫn sẽ 14%. Nhưng vẫn phải cẩn trọng thì thanh khoản nhiều, thanh khoản sẽ vẫn chảy vào chứng khoán và bất động sản trong kiểm soát thanh khoản vào 2 lĩnh vực này.
Chính phủ đưa ra mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%, theo nhận định của ông Thành, nếu như trong bối cảnh thuận lợi, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 có thể cao hơn 6,5% còn nếu xấu con số sẽ thấp hơn. Thuận lợi ở đây là toàn cầu kiểm soát được lạm phát, chỉ là lộ trình tăng lãi suất như đang kỳ vọng và tiến tới mở cửa quốc tế, các hoạt động sẽ theo hướng phục hồi. Xuất khẩu tăng 14%, tiêu dùng tăng 7%, theo kịch bản đó, GDP có thể tăng trưởng 7,5% khi Việt Nam lấy lại được một số yếu tố mất mát của năm trước đó.
Nếu theo kịch bản xấu, mọi chuyện còn tùy thuộc yếu tố nước ngoài, nhất là với lạm phát, đứt gãy chuỗi cung ứng vẫn tiếp diễn. Trong nước, rủi ro có thể là lạm phát vượt mức mục tiêu 4%, còn nếu lên mức 5,6% thì sẽ phải tính đến thắt chặt. Không nên quá lo sợ về COVID vì Việt Nam đã sẵn sàng thích ứng, nhưng trong kịch bản xấu đó, tăng trưởng GDP có thể dưới 5%.
Chuyên gia: Kịch bản xấu từ FED có thể ảnh hưởng đến dòng vốn vào chứng khoán Việt Nam, dù bối cảnh vĩ mô và chính sách hỗ trợ có tốt đến đâu
Link bài gốc: Việt Nam trước tình huống chính sách tiền tệ của Fed năm nay
Hai điểm sáng của kinh tế Việt Nam năm 2021
Nửa đầu năm 2021, có thể thấy kinh tế Việt Nam đã trải qua khoảng thời gian khá tốt, xuất khẩu đã có lúc tăng trưởng rất cao gần 30%. Tuy nhiên sau đó diễn biến căng thẳng của dịch COVID-19 đã tạo ra vô vàn thách thức.
Những tháng hè năm ngoái, 17 khu công nghiệp tại TP.HCM, 82% người lao động các khu công nghiệp và khu chế xuất tại khu vực này mất việc làm. Trong bối cảnh đó, ngành ngành, nhà nhà, các cơ quan trung ương và địa phương đưa ra hàng loạt các quy định, mà theo chuyên gia Nguyễn Xuân Thành đến bây giờ nhìn lại thực ra là giấy phép con. Kiểm soát dịch, rất nhiều nơi đưa ra rào cản với doanh nghiệp. Trong chống dịch đã đẻ ra nhiều giấy phép mà cho đến giờ vẫn tồn tại.
Tuy vậy, chuyên gia này nhấn mạnh đến hai điểm sáng của kinh tế Việt Nam năm 2021 trong bối cảnh khó khăn và phức tạp nói trên.
Thứ nhất, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tốt. Trong năm 2021, từng có nhiều cảnh báo Việt Nam khó xuất khẩu, hoặc nhiều nhà sản xuất tháo chạy khỏi Việt Nam, tuy nhiên câu chuyện thực chất ở đây chỉ là chuyển đơn hàng. Khi chúng ta mở cửa lại vào tháng 10/2021, lập tức các đơn hàng quay trở lại.
Điểm sáng thứ hai, lần đầu tiên trong lịch sử, dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng nhưng kinh tế vĩ mô rất ổn định. Theo ông Thành, Việt Nam vẫn áp dụng chính sách tài khóa rất thận trọng, còn về phía chính sách tiền tệ , Việt Nam đã hỗ trợ dồi dào.
"Chính sách tiền tệ tăng cường hỗ trợ như vậy nhưng các chỉ số vĩ mô vẫn ổn định, lạm phát hoàn toàn ổn định, khác hẳn so với những gì Việt Nam từng trải qua cách đây 12 năm. So với nhiều nước trong khu vực, sự hỗ trợ tiền tệ của chúng ta vẫn còn khá hạn chế vì vậy thực sự cần đến chương trình hỗ trợ trong năm nay", ông Thành nhìn nhận.
Các kịch bản điều chỉnh chính sách của Fed và ảnh hưởng đến Việt Nam
Tại hội thảo, chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và tác động, ứng xử của Việt Nam là một điểm trọng tâm.
Chuyên gia của Fulbright nhìn lại: Mục tiêu của Mỹ và nhiều nước phát triển là kiềm chế lạm phát ở mức 2% thì giờ đang là 7%. Để mà cứu kinh tế trong thời kỳ dịch COVID-19 này, cho đến tháng 11/2021, mỗi tháng Fed bơm ra thị trường 120 tỷ USD, đến thời điểm này đã bơm ra 4.500 tỷ USD. Fed mua vào trái phiếu để bơm tiền in ra. Ban đầu Fed nghĩ rằng lạm phát sẽ chỉ là vấn đề tình thế, nhưng từ sau tháng 11 Fed đã giảm dần mỗi tháng 15 tỷ USD. Như vậy đến tháng 6/2022, Fed sẽ không còn bơm tiền nữa và sau đó sẽ là tăng lãi suất, đó là kế hoạch ban đầu của Fed.
Xét đến tiền lệ từ khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây 12 năm, Fed không chỉ hạ lãi suất mà không ngừng bơm tiền ra nền kinh tế. Đến tháng 12/2021, thay đổi đã xảy ra, Fed đã quyết định làm mạnh tay hơn khi mà lạm phát không hề suy giảm, Fed tính toán rằng đứt gãy chuỗi cung ứng cũng không kết thúc được, ít nhất cho đến giữa năm 2022. Như vậy, Fed đã quyết định từ tháng 1/2022 giảm đi 30 tỷ USD/tháng, và dự kiến đến cuối tháng 3/2022 Fed đã tăng gấp đôi lộ trình giảm bơm tiền.
Để cho linh hoạt, Fed chưa nói đến thời điểm tăng lãi suất nhưng thực tế thị trường đang tin rằng sẽ tăng ngay sau khi hết bơm tiền. Lãi suất điều hành của Fed trên thị trường liên ngân hàng đang là 0-0,25% và sau đợt nâng sắp tới đây sẽ là 0,25-0,5%. Lãi suất dự kiến tăng 3 lần và mỗi bước tăng 0,25%.
Tuy nhiên nếu đến giữa năm nay mà lạm phát vẫn không suy giảm, Fed nhiều khả năng sẽ có lần tăng lãi suất thứ 4.
Một điểm mới, trong phiên họp gần nhất của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), một số thành viên đưa ra ý kiến không những tăng lãi suất mà thậm chí còn phải hút tiền về. Lần này, khi quy mô bơm tiền quá lớn, Fed nhiều khả năng phải tính đến hút tiền về.
Bảng cân đối kế toán của Fed đã phình to đến mức 9.000 tỷ USD, quy mô lớn nhất trong lịch sử, vì vậy thị trường tài chính toàn cầu mới có thanh khoản dồi dào đến như vậy.
Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành định hình một số kịch bản với thị trường Việt Nam như sau: Lãi suất của Fed chỉ tăng 3 lần nhưng chưa hút tiền về, thị trường tài chính sẽ không có phản ứng tiêu cực. Việc tăng lãi suất như vậy hầu như không ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, tác động chính của nó chủ yếu đến dòng vốn nước ngoài. Trong ngắn hạn với lịch sử những lần Fed tăng lãi suất, bao giờ dòng vốn vào các thị trường mới nổi cũng sẽ đảo chiều.
Tuy nhiên Việt Nam đang có yếu tố thuận lợi ở chỗ các yếu tố nền tảng vĩ mô tốt hơn, khác với nhiều nền kinh tế mới nổi khác đã buộc phải tăng lãi suất để giữ cho vĩ mô ổn định. Trong năm 2021, tiền vào chứng khoán chủ yếu tiền trong nước chứ thực ra tiền nước ngoài trên thực tế chảy ra ngoài.
Theo đó, ông Thành cho rằng không cần phải lo sợ dòng vốn chảy ra ngoài trong năm 2022, tuy nhiên cũng không kỳ vọng dòng vốn sẽ chảy vào, kể cả vốn đầu tư.
Còn theo kịch bản khác, Fed sẽ phải tăng lãi suất nhiều lần hơn hoặc hút tiền về. Nếu kịch bản này xảy ra sẽ diễn ra sự suy giảm lớn không chỉ Mỹ mà còn nhiều thị trường toàn cầu. Chứng khoán Mỹ, chứng khoán toàn cầu giảm thì Việt Nam cũng không tránh khỏi. Đồng thời nó cũng sẽ đẩy Ngân hàng Nhà nước vào kịch bản buộc phải hành động nếu nhiều ngân hàng trung ương thế giới điều chỉnh trong kịch bản xấu này.
Như Trung Quốc mới đây đã buộc phải hạ lãi suất, dù rằng con số 8,1% trong năm ngoái vẫn rất lạc quan nhưng cũng phải hiểu rằng đó là kết quả của sự phục hồi của nửa đầu năm chứ tăng trưởng suy giảm dần vào cuối năm, quý 3 là 4,9% còn quý 4 chỉ là 4%.
Triển vọng năm 2022: Xuất khẩu vẫn sẽ là động lực quan trọng
Theo quan điểm của ông Thành, nếu nhìn vào kinh tế Việt Nam, từ thực tế 2021 và triển vọng năm 2022, nếu tính đến tác động của dịch, con số tăng trưởng GDP công bố 2,58% cũng là khá lạc quan. Vào quý 3, tất cả các ngành đều khó khăn còn chỉ riêng nông nghiệp vẫn lên mạnh.
Sự phục hồi bất ngờ của quý 4/2021 mang đến hỗ trợ quan trọng: công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng 8%. Tăng trưởng của ngân hàng, chứng khoán bù đắp cho sự suy giảm của du lịch. Cho đến thời điểm này, dịch vụ suy giảm, kể cả Việt Nam có phục hồi lại đi nữa, cũng cần phải chờ đợi sức mua tăng trưởng trở lại.
Về bối cảnh, ông Thành điểm lại tình hình chung, tác động của kinh tế toàn cầu trong thực tế khan hiếm nên là cứ sản xuất được thì sẽ xuất khẩu đi được. Trong năm ngoái, xuất khẩu vào tất cả các thị trường đều tăng. Kinh tế khu vực châu Âu hồi phục trở lại và nhờ vào EVFTA; ASEAN, Đông Bắc Á cũng hồi phục trở lại; Việt Nam ở một vị trí rất thuận lợi về mặt cơ cấu xuất khẩu, Việt Nam có thị trường toàn cầu khá đa dạng.
Triển vọng xuất khẩu của năm 2022 vẫn khá thuận lợi, ước tính xuất khẩu tăng được 14% trong năm nay, nếu trong 6 tháng đầu tình hình kinh tế thế giới vẫn khan hiếm. Sau đó, lộ trình thắt chặt tiền tệ được điều chỉnh, người tiêu dùng chặt chẽ chi tiêu hơn có thể xuất khẩu sẽ khó hơn nhưng nhìn chung vẫn rất tốt.
Một yếu tố vẫn khó hiện nay, với tác động của dịch, người lao động suy giảm thu nhập, rất nhiều dịch vụ kể cả thương mại du lịch vẫn chưa thể có được tăng trưởng cao trong năm nay.
Kỳ vọng gì vào gói hỗ trợ 337 nghìn tỷ đồng?
Nhìn lại những cấu thành trong gói 337 nghìn tỷ đồng hỗ trợ kinh tế, gói hỗ trợ y tế chống dịch là hoàn toàn cần thiết để Việt Nam tránh được sự bối rối trong tiêm vaccine và phòng chống dịch như thời kỳ tháng 6, tháng 7/2021. Trong gói an sinh xã hội, quan trọng nhất là Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ đứng ra cho vay. An sinh xã hội sẽ chủ yếu đầu tư nhà ở cho công nhân...
Theo ông Thành, trong chương trình hỗ trợ, việc giảm thuế giá trị gia tăng có giá trị thực tế rất cao, ban hành và áp dụng cái lập tức ảnh hưởng ngay đến đời sống người dân. Chính sách nào đưa ra mà không tạo ra gánh nặng sẽ đi ngay vào cuộc sống, ngoài ra, khi chính sách này không tạo ra nhiều điều kiện với đối tượng áp dụng thì sẽ phát huy tác dụng rất nhanh, chỉ áp dụng trong vòng 1 năm là năm 2022.
Với gói hỗ trợ lãi suất, lấy từ tiền lệ cách đây 12 năm, Việt Nam từng có gói 17 nghìn tỷ được nhà nước hỗ trợ ngay 4%. Năm 2009, Chính phủ quyết định lấy ra 1 tỷ USD dự trữ ngoại hối để chi hỗ trợ lãi suất. Ở thời điểm đó, NHNN tạo ra 17 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất, tuy nhiên hệ lụy rất lớn, về sau đánh giá lại lại cho thấy rằng có người vay được lại đi gửi tiết kiệm lấy lãi cao, hoặc tiền lại vào chứng khoán, bất động sản...
Lần này, Bộ Tài chính sẽ phải dùng 40.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại cho vay. Ngoài ra, đối tượng ưu tiên sẽ được nới rộng ra, kể cả những ngành không chịu ảnh hưởng bởi COVID-19. Cuối cùng, ai vay cũng không hạ chuẩn vay, rủi ro tín dụng vẫn thuộc về ngân hàng thương mại.
Gói đầu tư cơ sở hạ tầng, trong gói này có 14.000 tỷ đồng đầu tư cho y tế. Phần chính yếu cho cơ sở hạ tầng là đầu tư cho hạ tầng giao thông. Trong năm nay và năm sau, ngành giao thông sẽ được đầu tư thêm 100.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống.
Trong gói 337 nghìn tỷ đồng, tổng số tiền có thể làm bội chi ước tính 240 nghìn tỷ đồng, trong đó 1/3 sẽ rơi vào năm 2022 và còn lại là năm 2023. Vì quy mô của gói này không quá lớn nên phần lớn sẽ đi vay.
Nếu kể cả đi vay, nợ công/GDP mới chỉ 49% GDP. Có thể thấy Chính phủ đã vô cùng thận trọng để nợ công không chạm ngưỡng cảnh báo 55% GDP.
Nếu trong tình hình thị trường tài chính thế giới không thuận lợi, Chính phủ sẽ vay trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước. Ở đây sẽ là Ngân hàng Nhà nước in tiền cho Chính phủ, nếu quy mô chỉ khoảng 5 tỷ USD, nhưng nhiều khả năng sẽ không nhiều như vậy, phương án huy động sẽ được tính toán.
Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 có thể đạt mức nào?
Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành đặt vấn đề, Việt Nam đang có xu thế khá lệch so với nhiều nước khác khi họ phải siết chặt chính sách tiền tệ. Trong nghị quyết của Quốc hội, chính sách tiền tệ vẫn phải hỗ trợ nhưng nếu lạm phát bùng phát, chính sách tiền tệ vẫn phải chuyển sang thắt chặt. Nếu Fed không hành động mạnh tay, tín dụng năm 2021 tăng trưởng 14% thì năm nay vẫn sẽ 14%. Nhưng vẫn phải cẩn trọng thì thanh khoản nhiều, thanh khoản sẽ vẫn chảy vào chứng khoán và bất động sản trong kiểm soát thanh khoản vào 2 lĩnh vực này.
Chính phủ đưa ra mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%, theo nhận định của ông Thành, nếu như trong bối cảnh thuận lợi, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 có thể cao hơn 6,5% còn nếu xấu con số sẽ thấp hơn. Thuận lợi ở đây là toàn cầu kiểm soát được lạm phát, chỉ là lộ trình tăng lãi suất như đang kỳ vọng và tiến tới mở cửa quốc tế, các hoạt động sẽ theo hướng phục hồi. Xuất khẩu tăng 14%, tiêu dùng tăng 7%, theo kịch bản đó, GDP có thể tăng trưởng 7,5% khi Việt Nam lấy lại được một số yếu tố mất mát của năm trước đó.
Nếu theo kịch bản xấu, mọi chuyện còn tùy thuộc yếu tố nước ngoài, nhất là với lạm phát, đứt gãy chuỗi cung ứng vẫn tiếp diễn. Trong nước, rủi ro có thể là lạm phát vượt mức mục tiêu 4%, còn nếu lên mức 5,6% thì sẽ phải tính đến thắt chặt. Không nên quá lo sợ về COVID vì Việt Nam đã sẵn sàng thích ứng, nhưng trong kịch bản xấu đó, tăng trưởng GDP có thể dưới 5%.
Chuyên gia: Kịch bản xấu từ FED có thể ảnh hưởng đến dòng vốn vào chứng khoán Việt Nam, dù bối cảnh vĩ mô và chính sách hỗ trợ có tốt đến đâu
Link bài gốc: Việt Nam trước tình huống chính sách tiền tệ của Fed năm nay
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thêm “ông lớn” ngân hàng cho khách vay tiền để trả...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nữ sinh Việt trúng suất thực tập công ty 'Big...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống ngày càng "lên hương", vợ streamer giàu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rộn ràng hình ảnh cờ đỏ sao vàng trên những chuyến...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Từ 1/9 được vay ngân hàng này để trả nợ ngân hàng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu