TIN MỚI
Sáng 30/6/2021 vừa qua, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức toạ đàm theo hình thức trực tuyến "Chia sẻ kinh nghiệm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng".
Toạ đàm do Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh và Ông Kyle Kelhofer - Giám đốc Quốc gia IFC đồng chủ trì; tham dự có đại diện Ủy ban Kinh tế Quốc hội cùng một số đơn vị NHNN và tổ chức tín dụng (TCTD) thành viên của tiểu ban chỉ đạo xây dựng Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD giai đoạn 2021-2025.
Tại buổi tọa đàm, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho biết, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam, hiệu quả hoạt động của nhiều ngân hàng giảm sút, nợ xấu tăng cao, tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động. Trong bối cảnh đó, NHNN đã triển khai chương trình cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD cho giai đoạn 2011-2020; theo đó, tập trung vào việc giữ vững an toàn, ổn định của hệ thống ngân hàng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về xử lý các TCTD yếu kém, về xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo của các khoản nợ.
Sau 10 năm triển khai chương trình cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu, hệ thống TCTD ở Việt Nam đã hoạt động an toàn, lành mạnh hơn, tỷ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát dưới mức 2%; quy mô, năng lực tài chính, năng lực quản trị, tính minh bạch trong hoạt động của các TCTD được nâng cao; khuôn khổ pháp lý về cơ cấu lại TCTD yếu kém và xử lý nợ xấu cơ bản được hoàn thiện; đã có 19 TCTD Việt Nam nằm trong danh sách Top 500 ngân hàng lớn và mạnh nhất châu Á - Thái Bình Dương xét về khả năng sinh lời lâu dài từ kinh doanh cốt lõi năm 2019; phần lớn TCTD tuân thủ yêu cầu về vốn theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II...
Tuy nhiên, theo đánh giá của một số tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế, mức đệm vốn của hệ thống TCTD Việt Nam còn mỏng, một số TCTD hoạt động yếu kém tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đang tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động và an toàn của các ngân hàng. Do đó, để tăng cường năng lực cạnh tranh, khả năng hội nhập quốc tế của các ngân hàng Việt Nam, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đã khuyến nghị Chính phủ, NHNN Việt Nam cần tiếp tục triển khai việc cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD trong giai đoạn 2021-2025.
Tọa đàm Chia sẻ kinh nghiệm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng do NHNN và IFC đồng tổ chức
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia của IFC đã chia sẻ kinh nghiệm cơ cấu lại hệ thống ngân hàng tại một số quốc gia và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Những thông tin thu được từ buổi Tọa đàm này là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng giúp các thành viên của tiểu ban chỉ đạo xây dựng Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD giai đoạn 2021-2025 có thêm định hướng trong quá trình cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu ở Việt Nam cho giai đoạn 2021-2025.
Từ kết quả buổi tọa đàm ngày, IFC cho biết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHNN, Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng nhằm hỗ trợ thiết thực, có hiệu quả đối với các vấn đề, nội dung hai bên quan tâm trong thời gian tới.
Điểm danh ngân hàng ước lãi 6 tháng và triển vọng cả năm
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Việt Nam đã có 19 tổ chức tín dụng nằm trong top 500 ngân hàng lớn và mạnh nhất châu Á - Thái Bình Dương
Sáng 30/6/2021 vừa qua, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức toạ đàm theo hình thức trực tuyến "Chia sẻ kinh nghiệm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng".
Toạ đàm do Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh và Ông Kyle Kelhofer - Giám đốc Quốc gia IFC đồng chủ trì; tham dự có đại diện Ủy ban Kinh tế Quốc hội cùng một số đơn vị NHNN và tổ chức tín dụng (TCTD) thành viên của tiểu ban chỉ đạo xây dựng Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD giai đoạn 2021-2025.
Tại buổi tọa đàm, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho biết, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam, hiệu quả hoạt động của nhiều ngân hàng giảm sút, nợ xấu tăng cao, tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động. Trong bối cảnh đó, NHNN đã triển khai chương trình cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD cho giai đoạn 2011-2020; theo đó, tập trung vào việc giữ vững an toàn, ổn định của hệ thống ngân hàng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về xử lý các TCTD yếu kém, về xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo của các khoản nợ.
Sau 10 năm triển khai chương trình cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu, hệ thống TCTD ở Việt Nam đã hoạt động an toàn, lành mạnh hơn, tỷ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát dưới mức 2%; quy mô, năng lực tài chính, năng lực quản trị, tính minh bạch trong hoạt động của các TCTD được nâng cao; khuôn khổ pháp lý về cơ cấu lại TCTD yếu kém và xử lý nợ xấu cơ bản được hoàn thiện; đã có 19 TCTD Việt Nam nằm trong danh sách Top 500 ngân hàng lớn và mạnh nhất châu Á - Thái Bình Dương xét về khả năng sinh lời lâu dài từ kinh doanh cốt lõi năm 2019; phần lớn TCTD tuân thủ yêu cầu về vốn theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II...
Tuy nhiên, theo đánh giá của một số tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế, mức đệm vốn của hệ thống TCTD Việt Nam còn mỏng, một số TCTD hoạt động yếu kém tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đang tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động và an toàn của các ngân hàng. Do đó, để tăng cường năng lực cạnh tranh, khả năng hội nhập quốc tế của các ngân hàng Việt Nam, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đã khuyến nghị Chính phủ, NHNN Việt Nam cần tiếp tục triển khai việc cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD trong giai đoạn 2021-2025.
Tọa đàm Chia sẻ kinh nghiệm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng do NHNN và IFC đồng tổ chức
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia của IFC đã chia sẻ kinh nghiệm cơ cấu lại hệ thống ngân hàng tại một số quốc gia và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Những thông tin thu được từ buổi Tọa đàm này là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng giúp các thành viên của tiểu ban chỉ đạo xây dựng Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD giai đoạn 2021-2025 có thêm định hướng trong quá trình cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu ở Việt Nam cho giai đoạn 2021-2025.
Từ kết quả buổi tọa đàm ngày, IFC cho biết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHNN, Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng nhằm hỗ trợ thiết thực, có hiệu quả đối với các vấn đề, nội dung hai bên quan tâm trong thời gian tới.
Điểm danh ngân hàng ước lãi 6 tháng và triển vọng cả năm
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Việt Nam đã có 19 tổ chức tín dụng nằm trong top 500 ngân hàng lớn và mạnh nhất châu Á - Thái Bình Dương
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thêm “ông lớn” ngân hàng cho khách vay tiền để trả...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nữ sinh Việt trúng suất thực tập công ty 'Big...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuộc sống ngày càng "lên hương", vợ streamer giàu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rộn ràng hình ảnh cờ đỏ sao vàng trên những chuyến...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Từ 1/9 được vay ngân hàng này để trả nợ ngân hàng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu