Trong báo cáo cập nhật vĩ mô mới phát hành, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết tỷ giá USD/VND có diễn biến khá bất ngờ trong nửa đầu tháng 12 khi tiền Đồng gần như phục hồi nhanh chóng từ mức mất giá kỷ lục là 8,9% xuống chỉ còn mất giá 3,5% so với đầu năm.
Diễn biến của tiền Đồng diễn ra trong bối cảnh thị trường tiền tệ toàn cầu cũng đã đảo chiều rất nhanh trong tháng 11-12, các nhà giao dịch tiền tệ rõ ràng đang đặt cược vào việc đồng USD suy yếu. Từ mức tăng kỷ lục là 19,3%, chỉ số đồng USD hiện chỉ còn tăng 8,7% so với đầu năm, cùng với đó là sự mạnh lên của một loạt đồng tiền khác. Thị trường tiền tệ thế giới đang tìm đến điểm cân bằng mới với những kỳ vọng mới cho bức tranh kinh tế và chính sách năm 2023.
Ở trong nước, nhóm phân tích nhận thấy tâm lý đầu cơ găm giữ tỷ giá đã giảm đi đáng kể, nguyên nhân chính là do cuộc cạnh tranh lãi suất tiền gửi giữa các NHTM đã thu hút người gửi tiền chuyển tiết kiệm sang tiền Đồng.
''Với nguồn cung ngoại tệ cuối năm dồi dào hơn ở khía cạnh kiều hối, giải ngân FDI, thặng dư cán cân thương mại thì xu hướng trong ngắn hạn đang ủng hộ sự ổn định của tiền Đồng'', VDSC nhận định.
Mặt khác, NHNN đã khởi động lại kênh mua ngoại tệ, giá mua niêm yết của NHNN hiện đang là 23.450 đồng/USD, cao hơn khoảng 100 đồng so với giá mua của các NHTM, giá bán USD của NHNN cũng đã giảm 40 đồng so với đầu tháng 11/2022 còn 28.430 đồng/USD.
VDSC cho rằng đây là thời điểm thuận lợi để NHNN tích trữ lại dự trữ ngoại hối sau một giai đoạn sụt giảm mạnh.
Trước đó, Chứng khoán VnDirect cũng cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2022, NHNN đã phải bán một lượng lớn dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá (tương đương 20% dự trữ ngoại hối). Điều này đã khiến dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm xuống dưới mức khuyến nghị của IMF (thấp hơn 3 tháng nhập khẩu). Trong năm 2023, nhóm phân tích kỳ vọng thặng dư thương mại đạt mức 12,0 tỷ USD, từ mức thặng dư thương mại dự kiến là 10,4 tỷ USD trong năm 2022; tài khoản vãng lai chuyển sang thặng dư ở mức 0,4% GDP vào năm 2023 từ mức thâm hụt dự kiến là 1,3% GDP trong năm 2022. Do đó, dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ phục hồi lên mức 3,0 tháng nhập khẩu và đạt 102 tỷ USD vào cuối năm 2023 từ mức hiện tại là 89 tỷ USD.
VnDirect cũng dự báo áp lực mất giá của đồng VND sẽ giảm đáng kể từ quý II/2023 và đồng VND có thể tăng 1-2% so với USD trong năm 2023, do FED chuyển từ chính sách "thắt chặt tiền tệ" sang "bình thường hóa" vào năm tới.
Thấy gì từ động thái chào mua USD trở lại của Ngân hàng nhà nước?
Link bài gốc: VDSC: Đây thời điểm thuận lợi để NHNN tích trữ lại dự trữ ngoại hối
Diễn biến của tiền Đồng diễn ra trong bối cảnh thị trường tiền tệ toàn cầu cũng đã đảo chiều rất nhanh trong tháng 11-12, các nhà giao dịch tiền tệ rõ ràng đang đặt cược vào việc đồng USD suy yếu. Từ mức tăng kỷ lục là 19,3%, chỉ số đồng USD hiện chỉ còn tăng 8,7% so với đầu năm, cùng với đó là sự mạnh lên của một loạt đồng tiền khác. Thị trường tiền tệ thế giới đang tìm đến điểm cân bằng mới với những kỳ vọng mới cho bức tranh kinh tế và chính sách năm 2023.
Ở trong nước, nhóm phân tích nhận thấy tâm lý đầu cơ găm giữ tỷ giá đã giảm đi đáng kể, nguyên nhân chính là do cuộc cạnh tranh lãi suất tiền gửi giữa các NHTM đã thu hút người gửi tiền chuyển tiết kiệm sang tiền Đồng.
''Với nguồn cung ngoại tệ cuối năm dồi dào hơn ở khía cạnh kiều hối, giải ngân FDI, thặng dư cán cân thương mại thì xu hướng trong ngắn hạn đang ủng hộ sự ổn định của tiền Đồng'', VDSC nhận định.
Mặt khác, NHNN đã khởi động lại kênh mua ngoại tệ, giá mua niêm yết của NHNN hiện đang là 23.450 đồng/USD, cao hơn khoảng 100 đồng so với giá mua của các NHTM, giá bán USD của NHNN cũng đã giảm 40 đồng so với đầu tháng 11/2022 còn 28.430 đồng/USD.
VDSC cho rằng đây là thời điểm thuận lợi để NHNN tích trữ lại dự trữ ngoại hối sau một giai đoạn sụt giảm mạnh.
Trước đó, Chứng khoán VnDirect cũng cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2022, NHNN đã phải bán một lượng lớn dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá (tương đương 20% dự trữ ngoại hối). Điều này đã khiến dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm xuống dưới mức khuyến nghị của IMF (thấp hơn 3 tháng nhập khẩu). Trong năm 2023, nhóm phân tích kỳ vọng thặng dư thương mại đạt mức 12,0 tỷ USD, từ mức thặng dư thương mại dự kiến là 10,4 tỷ USD trong năm 2022; tài khoản vãng lai chuyển sang thặng dư ở mức 0,4% GDP vào năm 2023 từ mức thâm hụt dự kiến là 1,3% GDP trong năm 2022. Do đó, dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ phục hồi lên mức 3,0 tháng nhập khẩu và đạt 102 tỷ USD vào cuối năm 2023 từ mức hiện tại là 89 tỷ USD.
VnDirect cũng dự báo áp lực mất giá của đồng VND sẽ giảm đáng kể từ quý II/2023 và đồng VND có thể tăng 1-2% so với USD trong năm 2023, do FED chuyển từ chính sách "thắt chặt tiền tệ" sang "bình thường hóa" vào năm tới.
Thấy gì từ động thái chào mua USD trở lại của Ngân hàng nhà nước?
Link bài gốc: VDSC: Đây thời điểm thuận lợi để NHNN tích trữ lại dự trữ ngoại hối
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
VDSC: 3 yếu tố có thể tăng áp lực lên tỷ giá nửa...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
VDSC: Cổ phiếu ngân hàng vẫn có mức định giá hấp...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
VDSC: Thanh khoản hệ thống chỗ thừa, chỗ thiếu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chuyên gia VDSC: NIM của các ngân hàng phục hồi sớm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
VDSC: NHNN sẽ không tăng lãi suất điều hành trong...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
VDSC: Dù tích cực mua lại trước hạn nhưng áp lực...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu