Tại báo cáo cập nhật mới công bố, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, tăng trưởng thu nhập của ngành (được tính toán dựa trên 27 ngân hàng niêm yết) trong quý I ghi nhận mức âm -3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nếu loại trừ phí trả trước của VPBank trong Q1/22, thu nhập của toàn ngành vẫn tăng 5%).
Theo VDSC, tổng thu nhập hoạt động toàn ngành giảm tốc so với các quý trước, nhưng khả năng chống chịu của thu nhập lãi thuần (NII) đã bù đắp được cho sự sụt giảm liên tục của các nguồn thu phí, tương ứng với mức tăng trưởng 14% và - 6% của mỗi cấu phần. Tuy nhiên, sự phân hóa về thu nhập phí thuần (NFI) cũng được thể hiện giữa các ngân hàng, trong đó mức giảm 38% của MB, trái ngược với mức tăng 57% của VietinBank, có thể là một ví dụ.
Nhóm phân tích lưu ý rằng điều này đến từ việc ghi nhận các khoản phí bất thường liên quan đến các thỏa thuận bancassurance hoặc hoạt động thanh toán ở một số ngân hàng trong bối cảnh hoạt động IB, môi giới chứng khoán và bán bảo hiểm vẫn chịu ảnh hưởng xấu đồng loạt trong toàn ngành.
Tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng trong Q1/23 đạt 2,06% so với đầu năm, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái (5,97%) do nhu cầu tín dụng yếu trong bối cảnh kinh doanh gặp nhiều khó khăn và thị trường bất động sản ảm đạm. Một số cái tên có tăng trưởng cao hơn trung bình ngành có thể kể đến như TCB (+9% YTD), HDB (+9% YTD) trong khi ở chiều ngược lại, VIB (-1,3%), ACB (- 0,6% ), có mức tăng thấp hơn trung bình.
VDSC dự báo nhu cầu tín dụng sẽ dần hồi phục từ những tháng cuối năm 2023 trở đi, nhờ sự khởi sắc của lĩnh vực xuất nhập khẩu từ nửa cuối 2023 và những tín hiệu tích cực hơn của thị trường bất động sản từ Q4/23.
“Có thể thấy tín dụng liên quan đến bất động sản là động lực chính của tổng tăng trưởng tín dụng trong nhiều năm, nên các dự án sắp chào bán vào cuối năm nay có thể tiếp tục là động cơ hỗ trợ thúc đẩy nhu cầu tín dụng yếu hiện tại quay trở lại”, VDSC nhận định.
Mặt khác, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) tiếp tục chứng kiến xu hướng giảm liên tục từ quý trước nhưng với mức độ khác nhau giữa các ngân hàng như VPB (6,5%, giảm 1 điểm % so với quý trước), TCB (4,1%, giảm 0,38 điểm %), MBB ( 5,7%, giảm 0,11 điểm).
Theo VDSC, chi phí vốn tăng vọt trong quý này đã phản ánh đầy đủ các đợt tăng mạnh lãi suất huy động kéo dài từ những tháng cuối năm 2022. Điều này cũng bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ CASA sụt giảm liên tục trên toàn ngành do cả lãi suất tăng và bối cảnh kinh tế khó khăn, với một số ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề hơn phần còn lại.
Nhóm phân tích kỳ vọng vào triển vọng khả quan hơn của NIM, được hỗ trợ bởi các tín hiệu cắt giảm lãi suất gần đây với việc lãi suất tiền gửi niêm yết toàn ngành ở một số kỳ hạn đã giảm từ tháng Ba. Động thái này được kỳ vọng sẽ giảm bớt áp lực lên chi phí huy động trong các quý tới, tạo tiền đề thuận lợi cho việc cải thiện NIM do lợi suất tài sản vẫn neo ở mức cao.
Về chất lượng tài sản, VDSC cho rằng nợ xấu của ngành ngân hàng đã gia tăng quý thứ ba liên tiếp sau khi Thông tư 14/2021 về nợ tái cơ cấu Covid-19 hết hiệu lực cùng với những bất ổn của thị trường trong nửa cuối năm 2022 và những hệ lụy sau đó. Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt giữa các nhóm ngân hàng khi nhóm quốc doanh có dấu hiệu giảm dần nợ xấu hình thành trong khi sự suy giảm chất lượng tài sản của các ngân hàng TMCP vẫn chưa dừng lại, trong bối cảnh nhóm khách hàng trung bình và thấp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dấu hiệu suy thoái kinh tế.
Theo VDSC, gánh nặng đối với các cá nhân có thu nhập trung bình và thấp cũng như các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ phục vụ bởi phân khúc tài chính tiêu dùng và một số ngân hàng bán lẻ liên tục được phản ánh vào nợ xấu của các tổ chức này, với tỷ lệ nợ xấu hợp nhất của VPB (Thông tư 11) tăng lên 4,99% từ 4,73% trong Q4/22. Tương tự, nợ xấu hợp nhất của MBB cũng tăng 0,66 điểm % so với quý trước và 0,76 điểm % so với cùng kỳ năm trước, lên mức 1,76%. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu của TCB đã hạ nhiệt từ mức cao trong Q4/22 nhờ được bù đắp bởi tỷ lệ nợ xấu đặc biệt thấp của mảng doanh nghiệp lớn.
Cùng tình trạng này, chi phí dự phòng cũng chứng kiến những kết quả trái chiều. Chi phí tín dụng biên (TTM) trung bình của nhóm quốc doanh bị ảnh hưởng do số liệu của CTG, với chi phí dự phòng Q1/23 tăng 52% so với cùng kỳ năm trước, trái ngược với mức giảm chi phí tín dụng lần lượt là 11% và 25% của VCB và BID.
Ở nhóm ngân hàng tư nhân lớn, trong khi chi phí tín dụng hợp nhất của MBB giảm 13%, tương ứng với chi phí tín dụng biên là 1,73% trong Q1/23, thì chi phí tín dụng của TCB và VPB tăng vọt lần lượt 145% và 54%, tương ứng với chi phí tín dụng biên xấp xỉ 0,52% và 5,9%.
Theo VDSC, mặc dù sức khỏe bảng cân đối của ngành kém lạc quan trong Q1/23, việc NHNN ban hành Thông tư 02 vào ngày 23/04/2023 được kỳ vọng sẽ tạo cơ sở để các ngân hàng giữ nguyên nhóm nợ, từ đó hỗ trợ khả năng làm mềm xu hướng gia tăng của tỷ lệ nợ xấu và phần nào giảm áp lực trích lập chi phí dự phòng trong vài quý tiếp theo, đặc biệt là Q2/23 và Q3/23. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dù NHNN đã quy định lộ trình trích lập dự phòng, các ngân hàng có xu hướng dựa trên chính sách nội bộ về việc có trích lập toàn bộ các khoản dự phòng bắt buộc trước thời hạn hay không. Nhìn chung, áp lực về nợ xấu cũng như chi phí tín dụng đều được kỳ vọng sẽ giảm nhẹ trong thời gian tới, mặc dù mức độ thay đổi chi phí
Về giá cổ phiếu, VDSC cho rằng giá cổ phiếu ngân hàng đã tăng trở lại trong 6 tháng qua nhưng định giá vẫn thấp hơn bình quân 5 năm.
"Định giá đã đạt đến mức hấp dẫn trong những tháng cuối năm 2022 như đã đề cập trong báo cáo chiến lược năm 2023 của chúng tôi. Sau đó, khi một số nút thắt liên quan đến bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp được giải tỏa để bảo vệ hệ thống ngân hàng, giá cổ phiếu ngân hàng đã bật tăng trở lại. Chúng tôi nhận định đây là mức định giá hấp dẫn cho các nhà đầu tư dài hạn tích lũy cổ phiếu nhóm ngân hàng", VDSC cho biết.
Link bài gốc: VDSC: Cổ phiếu ngân hàng vẫn có mức định giá hấp dẫn cho các nhà đầu tư dài hạn
Theo VDSC, tổng thu nhập hoạt động toàn ngành giảm tốc so với các quý trước, nhưng khả năng chống chịu của thu nhập lãi thuần (NII) đã bù đắp được cho sự sụt giảm liên tục của các nguồn thu phí, tương ứng với mức tăng trưởng 14% và - 6% của mỗi cấu phần. Tuy nhiên, sự phân hóa về thu nhập phí thuần (NFI) cũng được thể hiện giữa các ngân hàng, trong đó mức giảm 38% của MB, trái ngược với mức tăng 57% của VietinBank, có thể là một ví dụ.
Nhóm phân tích lưu ý rằng điều này đến từ việc ghi nhận các khoản phí bất thường liên quan đến các thỏa thuận bancassurance hoặc hoạt động thanh toán ở một số ngân hàng trong bối cảnh hoạt động IB, môi giới chứng khoán và bán bảo hiểm vẫn chịu ảnh hưởng xấu đồng loạt trong toàn ngành.
Tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng trong Q1/23 đạt 2,06% so với đầu năm, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái (5,97%) do nhu cầu tín dụng yếu trong bối cảnh kinh doanh gặp nhiều khó khăn và thị trường bất động sản ảm đạm. Một số cái tên có tăng trưởng cao hơn trung bình ngành có thể kể đến như TCB (+9% YTD), HDB (+9% YTD) trong khi ở chiều ngược lại, VIB (-1,3%), ACB (- 0,6% ), có mức tăng thấp hơn trung bình.
VDSC dự báo nhu cầu tín dụng sẽ dần hồi phục từ những tháng cuối năm 2023 trở đi, nhờ sự khởi sắc của lĩnh vực xuất nhập khẩu từ nửa cuối 2023 và những tín hiệu tích cực hơn của thị trường bất động sản từ Q4/23.
“Có thể thấy tín dụng liên quan đến bất động sản là động lực chính của tổng tăng trưởng tín dụng trong nhiều năm, nên các dự án sắp chào bán vào cuối năm nay có thể tiếp tục là động cơ hỗ trợ thúc đẩy nhu cầu tín dụng yếu hiện tại quay trở lại”, VDSC nhận định.
Mặt khác, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) tiếp tục chứng kiến xu hướng giảm liên tục từ quý trước nhưng với mức độ khác nhau giữa các ngân hàng như VPB (6,5%, giảm 1 điểm % so với quý trước), TCB (4,1%, giảm 0,38 điểm %), MBB ( 5,7%, giảm 0,11 điểm).
Theo VDSC, chi phí vốn tăng vọt trong quý này đã phản ánh đầy đủ các đợt tăng mạnh lãi suất huy động kéo dài từ những tháng cuối năm 2022. Điều này cũng bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ CASA sụt giảm liên tục trên toàn ngành do cả lãi suất tăng và bối cảnh kinh tế khó khăn, với một số ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề hơn phần còn lại.
Nhóm phân tích kỳ vọng vào triển vọng khả quan hơn của NIM, được hỗ trợ bởi các tín hiệu cắt giảm lãi suất gần đây với việc lãi suất tiền gửi niêm yết toàn ngành ở một số kỳ hạn đã giảm từ tháng Ba. Động thái này được kỳ vọng sẽ giảm bớt áp lực lên chi phí huy động trong các quý tới, tạo tiền đề thuận lợi cho việc cải thiện NIM do lợi suất tài sản vẫn neo ở mức cao.
Về chất lượng tài sản, VDSC cho rằng nợ xấu của ngành ngân hàng đã gia tăng quý thứ ba liên tiếp sau khi Thông tư 14/2021 về nợ tái cơ cấu Covid-19 hết hiệu lực cùng với những bất ổn của thị trường trong nửa cuối năm 2022 và những hệ lụy sau đó. Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt giữa các nhóm ngân hàng khi nhóm quốc doanh có dấu hiệu giảm dần nợ xấu hình thành trong khi sự suy giảm chất lượng tài sản của các ngân hàng TMCP vẫn chưa dừng lại, trong bối cảnh nhóm khách hàng trung bình và thấp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dấu hiệu suy thoái kinh tế.
Theo VDSC, gánh nặng đối với các cá nhân có thu nhập trung bình và thấp cũng như các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ phục vụ bởi phân khúc tài chính tiêu dùng và một số ngân hàng bán lẻ liên tục được phản ánh vào nợ xấu của các tổ chức này, với tỷ lệ nợ xấu hợp nhất của VPB (Thông tư 11) tăng lên 4,99% từ 4,73% trong Q4/22. Tương tự, nợ xấu hợp nhất của MBB cũng tăng 0,66 điểm % so với quý trước và 0,76 điểm % so với cùng kỳ năm trước, lên mức 1,76%. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu của TCB đã hạ nhiệt từ mức cao trong Q4/22 nhờ được bù đắp bởi tỷ lệ nợ xấu đặc biệt thấp của mảng doanh nghiệp lớn.
Cùng tình trạng này, chi phí dự phòng cũng chứng kiến những kết quả trái chiều. Chi phí tín dụng biên (TTM) trung bình của nhóm quốc doanh bị ảnh hưởng do số liệu của CTG, với chi phí dự phòng Q1/23 tăng 52% so với cùng kỳ năm trước, trái ngược với mức giảm chi phí tín dụng lần lượt là 11% và 25% của VCB và BID.
Ở nhóm ngân hàng tư nhân lớn, trong khi chi phí tín dụng hợp nhất của MBB giảm 13%, tương ứng với chi phí tín dụng biên là 1,73% trong Q1/23, thì chi phí tín dụng của TCB và VPB tăng vọt lần lượt 145% và 54%, tương ứng với chi phí tín dụng biên xấp xỉ 0,52% và 5,9%.
Theo VDSC, mặc dù sức khỏe bảng cân đối của ngành kém lạc quan trong Q1/23, việc NHNN ban hành Thông tư 02 vào ngày 23/04/2023 được kỳ vọng sẽ tạo cơ sở để các ngân hàng giữ nguyên nhóm nợ, từ đó hỗ trợ khả năng làm mềm xu hướng gia tăng của tỷ lệ nợ xấu và phần nào giảm áp lực trích lập chi phí dự phòng trong vài quý tiếp theo, đặc biệt là Q2/23 và Q3/23. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dù NHNN đã quy định lộ trình trích lập dự phòng, các ngân hàng có xu hướng dựa trên chính sách nội bộ về việc có trích lập toàn bộ các khoản dự phòng bắt buộc trước thời hạn hay không. Nhìn chung, áp lực về nợ xấu cũng như chi phí tín dụng đều được kỳ vọng sẽ giảm nhẹ trong thời gian tới, mặc dù mức độ thay đổi chi phí
Về giá cổ phiếu, VDSC cho rằng giá cổ phiếu ngân hàng đã tăng trở lại trong 6 tháng qua nhưng định giá vẫn thấp hơn bình quân 5 năm.
"Định giá đã đạt đến mức hấp dẫn trong những tháng cuối năm 2022 như đã đề cập trong báo cáo chiến lược năm 2023 của chúng tôi. Sau đó, khi một số nút thắt liên quan đến bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp được giải tỏa để bảo vệ hệ thống ngân hàng, giá cổ phiếu ngân hàng đã bật tăng trở lại. Chúng tôi nhận định đây là mức định giá hấp dẫn cho các nhà đầu tư dài hạn tích lũy cổ phiếu nhóm ngân hàng", VDSC cho biết.
Link bài gốc: VDSC: Cổ phiếu ngân hàng vẫn có mức định giá hấp dẫn cho các nhà đầu tư dài hạn
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
VDSC: 3 yếu tố có thể tăng áp lực lên tỷ giá nửa...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
VDSC: Thanh khoản hệ thống chỗ thừa, chỗ thiếu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chuyên gia VDSC: NIM của các ngân hàng phục hồi sớm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
VDSC: NHNN sẽ không tăng lãi suất điều hành trong...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
VDSC: Đây thời điểm thuận lợi để NHNN tích trữ lại...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
VDSC: Dù tích cực mua lại trước hạn nhưng áp lực...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu