TIN MỚI
Đồng bạc xanh đã trở nên "có giá" hơn khi các nhà đầu tư chuẩn bị tinh thần cho việc Fed bắt đầu giảm mua tài sản trong năm nay và tạo tiền đề cho việc thoát khỏi giai đoạn lãi suất thấp kéo dài suốt thời kỳ đại dịch sớm hơn so với các ngân hàng trung ương Châu Âu và Nhật Bản.
Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ 6 đồng tiền đối tác chủ chốt – tối 6/10 theo giờ Việt Nam tăng 0,4% lên 94,354; lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng tiếp tục kéo dài đà tăng.
Ngân hàng Dự trữ New Zealand – ngân hàng trung ương của nước này – vừa công bố tăng lãi suất cơ bản lần đầu tiên sau 7 năm giữ ổn định, theo đó lãi suất được điều chỉnh tăng 0,25 điểm phần trăm, từ mức 0,25% lên 0,5%, một động thái được cho là nhằm tiến tới giai đoạn bình thường hóa chính sách tiền tệ tại New Zealand sau đại dịch Covid-19. Đây là ngân hàng trung ương thứ hai trong số các quốc gia phát triển, sau Na Uy, chính thức tăng lãi suất sau khủng hoảng do đại dịch, khi nền kinh tế nước này đang phải đối mặt với nguy cơ lạm phát cao và thị trường bất động sản tăng vọt.
Động thái của New Zealand khiến nhà đầu tư càng thêm tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có hành động tương tự, sau khi Fed đã tỏ thái độ "diều hâu" trong kỳ họp gần đây.
Nhà đầu tư đang nóng lòng chờ đợi dữ liệu việc làm của Mỹ, sẽ công bố vào cuối tuần này, để biết thêm manh mối về thời điểm Fed sẽ bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ.
Đồng đô la New Zealand – NZD – tối 6/10 theo giờ Việt Nam giảm 1% so với USD, xuống 0,6889 USD, trong khi đô la Australia giảm 0,6% xuống 0,7243 USD.
Đồng euro vẫn quanh quẩn dưới ngưỡng 1,16 USD, tối 6/10 theo giờ Việt Nam ở mức 1,1567 USD, chỉ nhỉnh hơn chút ít so với mức thấp nhất 14 tháng, là 1,1563 USD, chạm tới vào tuần trước.
Đồng yen giảm xuống mức thấp nhất 1 tuần, là 111,79 JPY/USD do lợi suất trái phiếu Mỹ tăng thu hút dòng tiền đầu tư chảy ra khỏi Nhật Bản. Tỷ giá yen hiện nay không cao hơn nhiều so với mức thấp nhất 18 tháng chạm tới vào thứ Năm tuần trước, là 112,08 JPY.
Michael Brown, nhà phân tích thị trường cấp cao của Caxton FX cho biết: "Thị trường quay lại khung cảnh khá "cổ điển" khi đồng USD lại trở thành "thiên đường". Theo ông: "Lợi tức trái phiếu kho bạc tăng đang giúp hỗ trợ thêm cho USD, đồng thời làm giảm sức hút của đồng JPY, điều này tiếp tục chứng tỏ mối tương quan ngược chiều giữa JOY với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ vẫn rất chặt chẽ. Một lần nữa, thị trường ngoại hối đang đón các thông tin biến động từ thị trường chứng khoán, còn thị trường chứng khoán thì đón những động thái từ thị trường trái phiếu - lợi suất (trái phiếu) tăng làm giảm sức hút của cổ phiếu."
Những thông tin thị trường có được cho đến thời điểm này là Fed sẽ bắt đầu nâng lãi suất vào khoảng tháng 11/2022, nhưng khả năng lãi suất sẽ được giữ ở mức chỉ hơn 1% cho đến hết năm 2025, mặc dù các thành viên của Fed dự kiến lãi suất sẽ đạt 1,75% vào năm 2024.
Dữ liệu về số lượng việc làm mới trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Sáu (8/10), được cho là rất quan trọng vì cung cấp thông tin để Fed đưa ra quyết định về thời điểm bắt đầu siết chặt tiền tệ, đặc biệt là nếu số liệu việc làm đó gây ấn tượng mạnh (rất tốt hoặc rất xấu). Số liệu về việc làm ở lĩnh vực tư nhân – thường không quan trọng bàng – cũng sắp được công bố.
Đô la Canada tối 6/10 theo giờ Việt nam giảm từ mức cao nhất một tháng, trong khi crone Na Uy giảm hơn 1% xuống 8,6438 NOK/USD.
Đồng bảng Anh phục hồi sau đợt bán tháo mạnh vào tuần trước, nhưng nhanh chóng giảm trở lại, đến tối 6/10 theo giờ Việt Nam giảm 0,4% xuống 1,3570 USD. So với euro, bảng Anh vẫn sát mức cao nhất 3 tuần.
Bảng Anh đang trong giai đoạn biến động mạnh nhất trong vòng 7 tháng, với biên độ dao động trong ngày 6/10 lên đến khoảng 7,9%, do giá năng lượng tăng và lợi suất trái phiếu Mỹ cao ảnh hưởng trực tiếp tới bảng Anh.
Mức độ biến động của bảng GBP / USD lên cao nhất kể từ tháng 3
Đáng chú ý, rouble Nga đạt mức cao nhất 14 tháng so với euro, nhưng lại giảm so với USD do giá năng lượng tăng cao. Rouble Nga tăng 0,3% lên 83,77 rouble/euro, nhưng lại giảm 0,3% so với USD, xuống 72,58 RUB/USD.
Hầu hết các đồng tiền châu Á suy yếu so với USD do lo ngại giá năng lượng tăng cao có thể thúc đẩy lạm phát và lãi suất tăng. Rupee Ấn Độ giảm phiên thứ 3 liên tiếp, chạm mức thấp nhất 5,5 tháng so với USD, là 74,9875 rupee/USD. Ấn Độ nhập khẩu 80% nhu cầu dầu và giá dầu thô tăng luôn đẩy lạm phát của nước này tăng lên.
Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin tăng vọt lên trên 54.000 USD, có thời điểm vượt 55.000 USD, cao hơn gần 10% so với phiên liền trước, khối lượng giao dịch trong 24 giờ qua đạt gàn 48 tỷ USD.
Các nhà phân tích cho rằng tiền điện tử ngày càng được chấp nhận, trở nên phổ biến hơn, nên đã trở thành một lựa chọn của nhà đầu tư trong bối cảnh chứng khoán mấy ngày qua lao dốc và lo ngại về sự sụp đổ của Evergrande.
Tuy nhiên, khoảng giá giữa 50.000 USD đến 55.000 USD là một thách thức, và Bitcoin đã từng quay đầu giảm hồi đầu tháng 9 sau khi chạm tới mức này. Do đó, phiên tiếp theo sẽ rất quan trọng để xác định xem Bitcoin có tiếp tục tăng hay không.
Giá Bitcoin trong 24 giờ qua.
Tham khảo: Reuters, Coindesk
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: USD lập đỉnh mới, Bicoin lên sát 55.000 USD do lo sợ lạm phát quá cao
Đồng bạc xanh đã trở nên "có giá" hơn khi các nhà đầu tư chuẩn bị tinh thần cho việc Fed bắt đầu giảm mua tài sản trong năm nay và tạo tiền đề cho việc thoát khỏi giai đoạn lãi suất thấp kéo dài suốt thời kỳ đại dịch sớm hơn so với các ngân hàng trung ương Châu Âu và Nhật Bản.
Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ 6 đồng tiền đối tác chủ chốt – tối 6/10 theo giờ Việt Nam tăng 0,4% lên 94,354; lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng tiếp tục kéo dài đà tăng.
Ngân hàng Dự trữ New Zealand – ngân hàng trung ương của nước này – vừa công bố tăng lãi suất cơ bản lần đầu tiên sau 7 năm giữ ổn định, theo đó lãi suất được điều chỉnh tăng 0,25 điểm phần trăm, từ mức 0,25% lên 0,5%, một động thái được cho là nhằm tiến tới giai đoạn bình thường hóa chính sách tiền tệ tại New Zealand sau đại dịch Covid-19. Đây là ngân hàng trung ương thứ hai trong số các quốc gia phát triển, sau Na Uy, chính thức tăng lãi suất sau khủng hoảng do đại dịch, khi nền kinh tế nước này đang phải đối mặt với nguy cơ lạm phát cao và thị trường bất động sản tăng vọt.
Động thái của New Zealand khiến nhà đầu tư càng thêm tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có hành động tương tự, sau khi Fed đã tỏ thái độ "diều hâu" trong kỳ họp gần đây.
Nhà đầu tư đang nóng lòng chờ đợi dữ liệu việc làm của Mỹ, sẽ công bố vào cuối tuần này, để biết thêm manh mối về thời điểm Fed sẽ bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ.
Đồng đô la New Zealand – NZD – tối 6/10 theo giờ Việt Nam giảm 1% so với USD, xuống 0,6889 USD, trong khi đô la Australia giảm 0,6% xuống 0,7243 USD.
Đồng euro vẫn quanh quẩn dưới ngưỡng 1,16 USD, tối 6/10 theo giờ Việt Nam ở mức 1,1567 USD, chỉ nhỉnh hơn chút ít so với mức thấp nhất 14 tháng, là 1,1563 USD, chạm tới vào tuần trước.
Đồng yen giảm xuống mức thấp nhất 1 tuần, là 111,79 JPY/USD do lợi suất trái phiếu Mỹ tăng thu hút dòng tiền đầu tư chảy ra khỏi Nhật Bản. Tỷ giá yen hiện nay không cao hơn nhiều so với mức thấp nhất 18 tháng chạm tới vào thứ Năm tuần trước, là 112,08 JPY.
Michael Brown, nhà phân tích thị trường cấp cao của Caxton FX cho biết: "Thị trường quay lại khung cảnh khá "cổ điển" khi đồng USD lại trở thành "thiên đường". Theo ông: "Lợi tức trái phiếu kho bạc tăng đang giúp hỗ trợ thêm cho USD, đồng thời làm giảm sức hút của đồng JPY, điều này tiếp tục chứng tỏ mối tương quan ngược chiều giữa JOY với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ vẫn rất chặt chẽ. Một lần nữa, thị trường ngoại hối đang đón các thông tin biến động từ thị trường chứng khoán, còn thị trường chứng khoán thì đón những động thái từ thị trường trái phiếu - lợi suất (trái phiếu) tăng làm giảm sức hút của cổ phiếu."
Những thông tin thị trường có được cho đến thời điểm này là Fed sẽ bắt đầu nâng lãi suất vào khoảng tháng 11/2022, nhưng khả năng lãi suất sẽ được giữ ở mức chỉ hơn 1% cho đến hết năm 2025, mặc dù các thành viên của Fed dự kiến lãi suất sẽ đạt 1,75% vào năm 2024.
Dữ liệu về số lượng việc làm mới trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Sáu (8/10), được cho là rất quan trọng vì cung cấp thông tin để Fed đưa ra quyết định về thời điểm bắt đầu siết chặt tiền tệ, đặc biệt là nếu số liệu việc làm đó gây ấn tượng mạnh (rất tốt hoặc rất xấu). Số liệu về việc làm ở lĩnh vực tư nhân – thường không quan trọng bàng – cũng sắp được công bố.
Đô la Canada tối 6/10 theo giờ Việt nam giảm từ mức cao nhất một tháng, trong khi crone Na Uy giảm hơn 1% xuống 8,6438 NOK/USD.
Đồng bảng Anh phục hồi sau đợt bán tháo mạnh vào tuần trước, nhưng nhanh chóng giảm trở lại, đến tối 6/10 theo giờ Việt Nam giảm 0,4% xuống 1,3570 USD. So với euro, bảng Anh vẫn sát mức cao nhất 3 tuần.
Bảng Anh đang trong giai đoạn biến động mạnh nhất trong vòng 7 tháng, với biên độ dao động trong ngày 6/10 lên đến khoảng 7,9%, do giá năng lượng tăng và lợi suất trái phiếu Mỹ cao ảnh hưởng trực tiếp tới bảng Anh.
Mức độ biến động của bảng GBP / USD lên cao nhất kể từ tháng 3
Đáng chú ý, rouble Nga đạt mức cao nhất 14 tháng so với euro, nhưng lại giảm so với USD do giá năng lượng tăng cao. Rouble Nga tăng 0,3% lên 83,77 rouble/euro, nhưng lại giảm 0,3% so với USD, xuống 72,58 RUB/USD.
Hầu hết các đồng tiền châu Á suy yếu so với USD do lo ngại giá năng lượng tăng cao có thể thúc đẩy lạm phát và lãi suất tăng. Rupee Ấn Độ giảm phiên thứ 3 liên tiếp, chạm mức thấp nhất 5,5 tháng so với USD, là 74,9875 rupee/USD. Ấn Độ nhập khẩu 80% nhu cầu dầu và giá dầu thô tăng luôn đẩy lạm phát của nước này tăng lên.
Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin tăng vọt lên trên 54.000 USD, có thời điểm vượt 55.000 USD, cao hơn gần 10% so với phiên liền trước, khối lượng giao dịch trong 24 giờ qua đạt gàn 48 tỷ USD.
Các nhà phân tích cho rằng tiền điện tử ngày càng được chấp nhận, trở nên phổ biến hơn, nên đã trở thành một lựa chọn của nhà đầu tư trong bối cảnh chứng khoán mấy ngày qua lao dốc và lo ngại về sự sụp đổ của Evergrande.
Tuy nhiên, khoảng giá giữa 50.000 USD đến 55.000 USD là một thách thức, và Bitcoin đã từng quay đầu giảm hồi đầu tháng 9 sau khi chạm tới mức này. Do đó, phiên tiếp theo sẽ rất quan trọng để xác định xem Bitcoin có tiếp tục tăng hay không.
Giá Bitcoin trong 24 giờ qua.
Tham khảo: Reuters, Coindesk
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: USD lập đỉnh mới, Bicoin lên sát 55.000 USD do lo sợ lạm phát quá cao
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Giá vàng, USD sắp tăng mạnh?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Biệt thự triệu USD khu nhà giàu ồ ạt rao bán
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sau Sabeco, BigC,… người Thái đang toan tính gì khi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tỷ giá USD tăng mạnh sáng 29/8, vượt mốc 24.300 đồng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
BIDV và LSP ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 200...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tỷ giá chợ đen tăng mạnh, Vietcombank nâng giá USD...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu