TIN MỚI
Được ví như Donald Trump của Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng là người đã được vinh danh là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đã 05 lần có tên trong bảng danh sách các tỷ phú trên thế giới của tạp chí danh tiếng hàng đầu nước Mỹ Forbes với tổng khối tài sản ước tính lên đến 1,8 tỷ USD.
Sau nhiều năm xây dựng và phát triển trong ngành bất động sản, nghỉ dưỡng, bán lẻ… Phạm Nhật Vượng đã đi lên chính đôi bàn trắng, tài sản của ông hiện tại phải kể đến chứng khoán, dự án BĐS “khủng” lên đến hàng nghìn tỷ với các thương hiệu lớn như: Vincom, Vinhomes, Vinpearl, Vinmec, Vinmart, Vinschool,...
Ông Vượng từng nhiều lần chia sẻ về xe điện, về phát triển ô tô nhưng ít khi nói đến thị trường bất động sản. Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2021 của Vingroup sáng 24/6, lần đầu tiên, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup chia sẻ với cổ đông, nhà đầu tư về thực trạng thị trường bất động sản.
"Về nguồn cung bất động sản, trong ngắn hạn sẽ còn khan hiếm. Bời nguồn cung mới còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thời gian dự án được phê duyệt", ông Vượng cho hay.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Vingroup: "Dù thị trường thừa hay thiếu nguồn cung thì chúng ta phải làm ra những sản phẩm mà thị trường chấp nhận, thị trường sử dụng. Thực tế chứng minh kể cả những khu vực nguồn cung rất nhiều, chúng ta vẫn bán được hàng rất ổn định"
"Thực tế chứng minh tại nhiều dự án của Vingroup, giá nhỉnh hơn các khu đô thị ngay bên cạnh nhưng khách mua vẫn đông hơn. Tại sao, khách hàng lại chọn thương hiệu Vinhomes? Tôi cho rằng, vấn đề không phải nguồn cung mà trọng tâm là sản phẩm và chính sách", ông Vượng cho biết.
Chủ tịch Phạm Nhật Vượng cũng tiết lộ: "Khi phát triển bất động sản, chúng tôi không lo ngại vấn đề nguồn cung mà tập trung phát triển sản phẩm hệ sinh thái ăn ở tiêu dùng của cư dân để các khu đô thị của Vinhomes có hệ sinh thái tốt nhất từ đó hút khách hàng”.
Thực tế cho thấy, tại các khu đô thị Vingroup đang xây dựng giá bán luôn cao hơn mặt bằng chung từ 10-30%. Tuy nhiên, các sản phẩm bất động sản nhà ở mang thương hiệu Vinhomes đều được đầu tư với tiện ích đồng bộ về tiện ích và cảnh quan. Dịch vụ quản lý toà nhà cũng được đánh giá chất lượng 5 sao. Chính vì vậy, dù nhà của Vingroup bán cao nhưng thanh khoản trên thị trường luôn rất tốt.
Thống kê cho thấy giai đoạn 2018-2020 thị trường căn hộ chung cư cao cấp trầm lắng, thì tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn chèo lái Vingroup với hướng xây dựng những khu căn hộ cao cấp xa trung tâm hình thành các khu trung tâm vệ tinh như Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm), Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm), Vinhomes Grand Park (quận 9) nhắm đến những tầng lớp khách hàng trẻ và có điều kiện kinh tế khá giả.
Kết quả, năm 2020 trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường bất động sản, Tập đoàn Vingroup bao gồm Vinhomes và các công ty con đã lập kỉ lục với 54.100 căn hộ, biệt thự và nhà phố thương mại được bàn giao, tính cả số căn bán lẻ và tương đương bán lẻ trong các giao dịch bán lô lớn.
Năm 2020, doanh thu chuyển nhượng bất động sản tăng 12% từ 64.505 tỷ đồng lên 72.167 tỷ đồng năm 2020 do trong năm Tập đoàn tiến hành bàn giao nhiều tại các dự án Đại đô thị Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park. Tỷ lệ lợi nhuận gộp từ chuyển nhượng bất động sản năm 2020 đạt 39%.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiết lộ cách Vingroup làm bất động sản, giá cao hơn một chút nhưng vẫn đắt khách
Được ví như Donald Trump của Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng là người đã được vinh danh là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đã 05 lần có tên trong bảng danh sách các tỷ phú trên thế giới của tạp chí danh tiếng hàng đầu nước Mỹ Forbes với tổng khối tài sản ước tính lên đến 1,8 tỷ USD.
Sau nhiều năm xây dựng và phát triển trong ngành bất động sản, nghỉ dưỡng, bán lẻ… Phạm Nhật Vượng đã đi lên chính đôi bàn trắng, tài sản của ông hiện tại phải kể đến chứng khoán, dự án BĐS “khủng” lên đến hàng nghìn tỷ với các thương hiệu lớn như: Vincom, Vinhomes, Vinpearl, Vinmec, Vinmart, Vinschool,...
Ông Vượng từng nhiều lần chia sẻ về xe điện, về phát triển ô tô nhưng ít khi nói đến thị trường bất động sản. Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2021 của Vingroup sáng 24/6, lần đầu tiên, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup chia sẻ với cổ đông, nhà đầu tư về thực trạng thị trường bất động sản.
"Về nguồn cung bất động sản, trong ngắn hạn sẽ còn khan hiếm. Bời nguồn cung mới còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thời gian dự án được phê duyệt", ông Vượng cho hay.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Vingroup: "Dù thị trường thừa hay thiếu nguồn cung thì chúng ta phải làm ra những sản phẩm mà thị trường chấp nhận, thị trường sử dụng. Thực tế chứng minh kể cả những khu vực nguồn cung rất nhiều, chúng ta vẫn bán được hàng rất ổn định"
"Thực tế chứng minh tại nhiều dự án của Vingroup, giá nhỉnh hơn các khu đô thị ngay bên cạnh nhưng khách mua vẫn đông hơn. Tại sao, khách hàng lại chọn thương hiệu Vinhomes? Tôi cho rằng, vấn đề không phải nguồn cung mà trọng tâm là sản phẩm và chính sách", ông Vượng cho biết.
Chủ tịch Phạm Nhật Vượng cũng tiết lộ: "Khi phát triển bất động sản, chúng tôi không lo ngại vấn đề nguồn cung mà tập trung phát triển sản phẩm hệ sinh thái ăn ở tiêu dùng của cư dân để các khu đô thị của Vinhomes có hệ sinh thái tốt nhất từ đó hút khách hàng”.
Thực tế cho thấy, tại các khu đô thị Vingroup đang xây dựng giá bán luôn cao hơn mặt bằng chung từ 10-30%. Tuy nhiên, các sản phẩm bất động sản nhà ở mang thương hiệu Vinhomes đều được đầu tư với tiện ích đồng bộ về tiện ích và cảnh quan. Dịch vụ quản lý toà nhà cũng được đánh giá chất lượng 5 sao. Chính vì vậy, dù nhà của Vingroup bán cao nhưng thanh khoản trên thị trường luôn rất tốt.
Thống kê cho thấy giai đoạn 2018-2020 thị trường căn hộ chung cư cao cấp trầm lắng, thì tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn chèo lái Vingroup với hướng xây dựng những khu căn hộ cao cấp xa trung tâm hình thành các khu trung tâm vệ tinh như Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm), Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm), Vinhomes Grand Park (quận 9) nhắm đến những tầng lớp khách hàng trẻ và có điều kiện kinh tế khá giả.
Kết quả, năm 2020 trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường bất động sản, Tập đoàn Vingroup bao gồm Vinhomes và các công ty con đã lập kỉ lục với 54.100 căn hộ, biệt thự và nhà phố thương mại được bàn giao, tính cả số căn bán lẻ và tương đương bán lẻ trong các giao dịch bán lô lớn.
Năm 2020, doanh thu chuyển nhượng bất động sản tăng 12% từ 64.505 tỷ đồng lên 72.167 tỷ đồng năm 2020 do trong năm Tập đoàn tiến hành bàn giao nhiều tại các dự án Đại đô thị Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park. Tỷ lệ lợi nhuận gộp từ chuyển nhượng bất động sản năm 2020 đạt 39%.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiết lộ cách Vingroup làm bất động sản, giá cao hơn một chút nhưng vẫn đắt khách
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Phát hiện kho báu trị giá cả chục tỷ đồng trong lúc...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
3 loại rau củ rẻ bèo, càng ăn nhiều mắt càng sáng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hòa Bình sắp có thêm khu đô thị hơn 5.500 tỷ đồng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Công ty bất động sản vẽ dự án ‘ma’ lừa đảo khách hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đua nhau báo lỗ, công ty tài chính đã hết thời?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu