Sau giai đoạn bình lặng nửa đầu năm, tỷ giá USD/VND bất ngờ "nổi sóng" trong hai tuần cuối tháng 6 và đầu tháng 7 khi tiến sát mốc 24.000 đồng. Chỉ trong vòng 10 phiên giao dịch, giá USD tại các ngân hàng đã tăng khoảng 230 - 250 đồng, tương đương tăng gần 1%.
Dù nhanh chóng hạ nhiệt trong những ngày sau đó nhưng vấn đề tỷ giá đang được giới đầu tư hết sức quan tâm khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có 4 lần giảm lãi suất điều hành liên tiếp chỉ trong vòng hơn 3 tháng, đánh dấu chu kỳ nới lỏng nhanh nhất trong những năm gần đây.
Để làm rõ nguyên nhân gây ra nhịp trồi sụt của tỷ giá và mối tương quan giữa tỷ giá với chính sách tiền tệ của NHNN, chúng tôi đã có buổi phỏng vấn với Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính ngân hàng.
Tỷ giá vừa có một tuần đầy biến động khi bất ngờ tăng mạnh, rồi hạ nhiệt ngay sau đó. Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến sự biến động của tỷ giá sau thời gian dài "lặng sóng?
Biến động của tỷ giá tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Thứ nhất là tình hình kinh tế thế giới. Những yếu tố tác động trên đồng USD rất đa dạng như lạm phát, thất nghiệp hay chính sách tiền tệ của FED. Một trong những thông tin có sức ảnh hưởng nhất là chỉ số lạm phát của Mỹ đã giảm xuống còn 3%, tiến sát mức mục tiêu 2%. Thông tin này có lợi cho nền kinh tế Mỹ và góp phần thúc đẩy giá trị của đồng USD trên thị trường quốc tế, qua đó gây sức ép lên tỷ giá.
Bên cạnh các yếu tố quốc tế, vấn đề trong nước là vấn đề cung cầu ngoại tệ. Cung cầu ngoại tệ trong nước là một biến số khó lường, trong trường hợp Việt Nam nhập khẩu nhiều thì nhu cầu ngoại tệ sẽ gia tăng và ngược lại.
Ngoài ra, chênh lệch lãi suất giữa USD – VND chắc chắn là một tác nhân tác động mạnh đến tỷ giá. Khi lãi suất tiền Đồng giảm xuống thì chênh lệch giữa USD và VND sẽ mở rộng, làm giảm giá trị tiền Đồng, gây sức ép lên tỷ giá USD/VND.
Trong đợt biến động tỷ giá vừa qua, tôi cho rằng nguyên nhân đến từ cả vấn đề trong nước và quốc tế.
Là đồng tiền có tương quan thuận khá mạnh với Nhân dân tệ (CNY), nhưng vì sao CNY đã mất giá khoảng 5% kể từ đầu năm so với USD mà VND vẫn khá ổn định? Phải chăng mối tương quan này đã không còn đúng?
Thật ra, tương quan giữa VND và USD quan hệ chặt chẽ hơn VND và CNY. Mặc dù, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng phần lớn các thanh toán quốc tế sử dụng bằng USD không phải CNY. Chính vì vậy, tương quan giữa VND và USD lớn hơn, mạnh hơn, chặt chẽ hơn mối tương quan giữa VND và CNY.
Do đó, VND giữ giá tốt so với USD trong khi CNY mất giá khá mạnh cũng là điều không có gì quá khó hiểu.
Một điểm nhấn đáng chú ý khác là NHNN đã mua được một lượng lớn ngoại tệ (hơn 6 tỷ USD), theo ông nguồn ngoại tệ này đến từ đâu?
NHNN mua ngoại tệ nhằm điều chỉnh tỷ giá và tăng nguồn dự trữ quốc gia. Lượng ngoại tệ này chủ yếu được mua từ các ngân hàng. Các ngân hàng có lượng ngoại tệ rất lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn để tại các chi nhánh tại nước ngoài.
Ngoài ra, nguồn ngoại tệ trên thị trường tự do cũng khá dồi dào. Đây cũng là nguồn cung ngoại tệ lớn giúp NHNN gia tăng dự trữ ngoại hối.
Xét từ đầu năm VND vẫn khá ổn định so với USD trong bối cảnh NHNN một trong những ngân hàng trung ương đầu tiên giảm lãi suất điều hành và có phần đi ngược với FED. Vì sao VND vẫn ổn định so với USD dù chính sách tiền tệ của Việt Nam có phần trái ngược so với xu hướng của Mỹ?
Từ đầu năm đến giờ, VND vẫn duy trì được sự ổn định so với USD. Sự ổn định của tỷ giá là cơ sở để NHNN thực hiện giảm lãi suất. Tôi cho rằng NHNN chỉ đi ngược xu hướng tăng lãi suất của thế giới trong giai đoạn đầu năm; còn ở thời điểm này, khi FED đã phát tín hiệu dừng tăng lãi suất, Việt Nam dường như không còn đi ngược với xu hướng toàn cầu.
Bên cạnh đó, với việc lạm phát nằm trong tầm kiểm soát, NHNN có thể mạnh tay giảm lãi suất mà không làm ảnh hưởng quá nhiều tới vấn đề tỷ giá.
Chỉ trong vòng hơn 3 tháng, NHNN đã có 4 lần giảm lãi suất điều hành. Các động thái quyết liệt của NHNN cho thấy điều gì?
Việc hạ lãi suất là điều cần thiết cho nền kinh tế, nhưng liên tục giảm lãi suất điều hành như vậy cũng cho thấy chúng ta chỉ quanh quẩn với công cụ chính sách tiền tệ mà chưa có các giải pháp khác.
Theo tôi, vấn đề của nền kinh tế hiện tại nằm ở mức độ rủi ro của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện có mức độ rủi ro rất cao với số lượng doanh nghiệp phá sản, ngưng hoạt động cao gấp đôi năm ngoái. Chính vì thế các ngân hàng phải giữ lãi suất cao để bù đắp rủi ro tín dụng (rủi ro cao thì lãi suất cao). Bên cạnh vấn đề rủi ro thì chi phí vốn của các ngân hàng vẫn còn ở mức cao nên lãi suất cho vay chưa thể giảm sâu.
Sau khi NHNN liên tục giảm lãi suất điều hành, tất nhiên lãi suất huy động sẽ có xu hướng giảm. Trong khi đó, lãi suất cho vay vẫn phụ thuộc nhiều vào mức độ rủi ro của nền kinh tế và các doanh nghiệp. Nếu tình trạng này không được cải thiện thì dù NHNN có đưa ra mức lãi suất điều hành 0% đi nữa, chưa chắc các ngân hàng có thể giảm mạnh lãi suất cho vay khi mức độ rủi ro tín dụng vẫn ở mức cao.
Tôi cho rằng, kiểm soát rủi ro vay chính là chìa khoá vấn để giảm lãi suất cho vay. Các ngân hàng chỉ có thể giảm mạnh lãi suất nếu họ kiểm soát được rủi ro cho vay.
Theo lý thuyết Bộ ba bất khả thi, một quốc gia không thể đồng thời cùng một lúc đạt được ba mục tiêu ổn định tỷ giá, dòng vốn di chuyển tự do và độc lập tiền tệ. Nhưng dường như trong thời gian qua, NHNN đã đồng thời giữ được cả 3 mục tiêu trên. Vậy, ông đánh giá như thế nào về bộ ba bất khả thi trong nền kinh tế Việt Nam?
Đúng là chính sách tiền tệ của Việt Nam tương đối độc lập về với những biến chuyển trên thị trường thế giới trong những tháng đầu năm. Dòng vốn ra vào Việt Nam dù có một số hạn chế theo giới hạn của Luật Đầu tư nhưng vẫn tương đối luân chuyển tự do. Ngoài ra, dù NHNN giảm lãi suất nhưng tỷ giá vẫn ổn định. Có thể nói, đây là một điểm sáng trong việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Tuy nhiên vẫn cần phải có nghiên cứu kỹ hơn về bộ ba này.
Thực tế, dù NHNN liên tục hạ lãi suất điều hành nhưng mặt bằng lãi suất trên thị trường 1 tại Việt Nam vẫn còn ở mức cao. Lãi suất huy động hiện vẫn ở mức 7 – 8%/năm dù đã hạ nhiệt hơn 2 điểm % so với hồi đầu năm. Thành ra, nếu từ giờ đến cuối năm có hạ lãi suất thêm khoảng 1% nữa thì mức này cũng chỉ tương đương với giai đoạn trước đại dịch.
Theo tôi, với mức lạm phát khoảng 4,5%, cộng với biên độ 2% để người gửi tiền có lãi thực dương thì lãi suất huy động khoảng 6,5%/năm là phù hợp. Đối với lãi suất cho vay, mức hợp lý là bằng lãi suất huy động cộng thêm 3%, tức 9,5%/năm. Nhưng hiện tại, cả lãi suất huy động và cho vay trên thị trường vẫn cao hơn mức này.
Mặt bằng lãi suất trên thị trường 1 vẫn ở mức cao là một yếu tố giúp hỗ trợ tỷ giá. Ngoài ra, theo tôi, tỷ giá hiện tại ổn định một phần do thị trường xuất nhập khẩu suy giảm. Khi các hoạt động ngoại thương sụt giảm thì nhu cầu về ngoại hối cũng giảm đi, qua đó giúp tỷ giá ở mức thấp như hiện tại.
Theo ông, xu hướng tỷ giá trong thời gian tới sẽ như thế nào?
Xu hướng tỷ giá trong thời gian tới phụ thuộc rất nhiều vào việc FED có tăng lãi suất nữa hay không. Nếu FED dừng tăng lãi suất khi lạm phát đã giảm về mức 3%, tỷ giá USD/VND sẽ ổn định trong nửa cuối năm.
Còn lãi suất thì sao?
Lãi suất huy động có thể giảm thêm 1 điểm %, tương ứng lãi suất cho vay cũng có thể giảm thêm 1 điểm %.
Để tác động tới mặt bằng lãi suất nói chung, NHNN có thể giảm thêm 0,5 điểm % các mức lãi suất điều hành trong thời gian tới. Tiền đề hỗ trợ động thái này là lạm phát được kiểm soát ở mức tốt và FED dừng tăng lãi suất giúp ổn định tỷ giá.
Trong trường hợp FED tiếp tục tăng lãi suất, tỷ giá sẽ chịu sức ép. Lúc đó, NHNN sẽ phải "cân đo đong đếm" giữa việc giảm lãi suất và ổn định tỷ giá. Nếu FED không tăng lãi suất, NHNN sẽ không chịu sức ép này và việc giảm lãi suất sẽ dễ dàng hơn.
Các thị trường tài sản sẽ diễn biến ra sao nếu NHNN tiếp tục giảm lãi suất?
Trong trường hợp FED không tăng lãi suất tạo điều kiện để NHNN tiếp tục giảm lãi suất điều hành, điều này có lợi cho thị trường chứng khoán Việt Nam, bởi giá chứng khoán thường biến động trái chiều với lãi suất.
Với các thị trường tài sản khác, việc NHNN giảm lãi suất cũng sẽ làm tăng tính thanh khoản của các thị trường khi kích thích dòng tiền chảy vào lưu thông. Điều này có lợi cho các thị trường tài sản, bao gồm cả thị trường bất động sản.
Bài:
Quang Hưng
Thiết kế:
Hải An
Link bài gốc: Tỷ giá bất ngờ “nổi sóng” và mối liên hệ với bộ ba “bất khả thi”
Dù nhanh chóng hạ nhiệt trong những ngày sau đó nhưng vấn đề tỷ giá đang được giới đầu tư hết sức quan tâm khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có 4 lần giảm lãi suất điều hành liên tiếp chỉ trong vòng hơn 3 tháng, đánh dấu chu kỳ nới lỏng nhanh nhất trong những năm gần đây.
Để làm rõ nguyên nhân gây ra nhịp trồi sụt của tỷ giá và mối tương quan giữa tỷ giá với chính sách tiền tệ của NHNN, chúng tôi đã có buổi phỏng vấn với Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính ngân hàng.
Tỷ giá vừa có một tuần đầy biến động khi bất ngờ tăng mạnh, rồi hạ nhiệt ngay sau đó. Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến sự biến động của tỷ giá sau thời gian dài "lặng sóng?
Biến động của tỷ giá tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Thứ nhất là tình hình kinh tế thế giới. Những yếu tố tác động trên đồng USD rất đa dạng như lạm phát, thất nghiệp hay chính sách tiền tệ của FED. Một trong những thông tin có sức ảnh hưởng nhất là chỉ số lạm phát của Mỹ đã giảm xuống còn 3%, tiến sát mức mục tiêu 2%. Thông tin này có lợi cho nền kinh tế Mỹ và góp phần thúc đẩy giá trị của đồng USD trên thị trường quốc tế, qua đó gây sức ép lên tỷ giá.
Bên cạnh các yếu tố quốc tế, vấn đề trong nước là vấn đề cung cầu ngoại tệ. Cung cầu ngoại tệ trong nước là một biến số khó lường, trong trường hợp Việt Nam nhập khẩu nhiều thì nhu cầu ngoại tệ sẽ gia tăng và ngược lại.
Ngoài ra, chênh lệch lãi suất giữa USD – VND chắc chắn là một tác nhân tác động mạnh đến tỷ giá. Khi lãi suất tiền Đồng giảm xuống thì chênh lệch giữa USD và VND sẽ mở rộng, làm giảm giá trị tiền Đồng, gây sức ép lên tỷ giá USD/VND.
Trong đợt biến động tỷ giá vừa qua, tôi cho rằng nguyên nhân đến từ cả vấn đề trong nước và quốc tế.
Là đồng tiền có tương quan thuận khá mạnh với Nhân dân tệ (CNY), nhưng vì sao CNY đã mất giá khoảng 5% kể từ đầu năm so với USD mà VND vẫn khá ổn định? Phải chăng mối tương quan này đã không còn đúng?
Thật ra, tương quan giữa VND và USD quan hệ chặt chẽ hơn VND và CNY. Mặc dù, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng phần lớn các thanh toán quốc tế sử dụng bằng USD không phải CNY. Chính vì vậy, tương quan giữa VND và USD lớn hơn, mạnh hơn, chặt chẽ hơn mối tương quan giữa VND và CNY.
Do đó, VND giữ giá tốt so với USD trong khi CNY mất giá khá mạnh cũng là điều không có gì quá khó hiểu.
Một điểm nhấn đáng chú ý khác là NHNN đã mua được một lượng lớn ngoại tệ (hơn 6 tỷ USD), theo ông nguồn ngoại tệ này đến từ đâu?
NHNN mua ngoại tệ nhằm điều chỉnh tỷ giá và tăng nguồn dự trữ quốc gia. Lượng ngoại tệ này chủ yếu được mua từ các ngân hàng. Các ngân hàng có lượng ngoại tệ rất lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn để tại các chi nhánh tại nước ngoài.
Ngoài ra, nguồn ngoại tệ trên thị trường tự do cũng khá dồi dào. Đây cũng là nguồn cung ngoại tệ lớn giúp NHNN gia tăng dự trữ ngoại hối.
Xét từ đầu năm VND vẫn khá ổn định so với USD trong bối cảnh NHNN một trong những ngân hàng trung ương đầu tiên giảm lãi suất điều hành và có phần đi ngược với FED. Vì sao VND vẫn ổn định so với USD dù chính sách tiền tệ của Việt Nam có phần trái ngược so với xu hướng của Mỹ?
Từ đầu năm đến giờ, VND vẫn duy trì được sự ổn định so với USD. Sự ổn định của tỷ giá là cơ sở để NHNN thực hiện giảm lãi suất. Tôi cho rằng NHNN chỉ đi ngược xu hướng tăng lãi suất của thế giới trong giai đoạn đầu năm; còn ở thời điểm này, khi FED đã phát tín hiệu dừng tăng lãi suất, Việt Nam dường như không còn đi ngược với xu hướng toàn cầu.
Bên cạnh đó, với việc lạm phát nằm trong tầm kiểm soát, NHNN có thể mạnh tay giảm lãi suất mà không làm ảnh hưởng quá nhiều tới vấn đề tỷ giá.
Chỉ trong vòng hơn 3 tháng, NHNN đã có 4 lần giảm lãi suất điều hành. Các động thái quyết liệt của NHNN cho thấy điều gì?
Việc hạ lãi suất là điều cần thiết cho nền kinh tế, nhưng liên tục giảm lãi suất điều hành như vậy cũng cho thấy chúng ta chỉ quanh quẩn với công cụ chính sách tiền tệ mà chưa có các giải pháp khác.
Theo tôi, vấn đề của nền kinh tế hiện tại nằm ở mức độ rủi ro của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện có mức độ rủi ro rất cao với số lượng doanh nghiệp phá sản, ngưng hoạt động cao gấp đôi năm ngoái. Chính vì thế các ngân hàng phải giữ lãi suất cao để bù đắp rủi ro tín dụng (rủi ro cao thì lãi suất cao). Bên cạnh vấn đề rủi ro thì chi phí vốn của các ngân hàng vẫn còn ở mức cao nên lãi suất cho vay chưa thể giảm sâu.
Sau khi NHNN liên tục giảm lãi suất điều hành, tất nhiên lãi suất huy động sẽ có xu hướng giảm. Trong khi đó, lãi suất cho vay vẫn phụ thuộc nhiều vào mức độ rủi ro của nền kinh tế và các doanh nghiệp. Nếu tình trạng này không được cải thiện thì dù NHNN có đưa ra mức lãi suất điều hành 0% đi nữa, chưa chắc các ngân hàng có thể giảm mạnh lãi suất cho vay khi mức độ rủi ro tín dụng vẫn ở mức cao.
Tôi cho rằng, kiểm soát rủi ro vay chính là chìa khoá vấn để giảm lãi suất cho vay. Các ngân hàng chỉ có thể giảm mạnh lãi suất nếu họ kiểm soát được rủi ro cho vay.
Theo lý thuyết Bộ ba bất khả thi, một quốc gia không thể đồng thời cùng một lúc đạt được ba mục tiêu ổn định tỷ giá, dòng vốn di chuyển tự do và độc lập tiền tệ. Nhưng dường như trong thời gian qua, NHNN đã đồng thời giữ được cả 3 mục tiêu trên. Vậy, ông đánh giá như thế nào về bộ ba bất khả thi trong nền kinh tế Việt Nam?
Đúng là chính sách tiền tệ của Việt Nam tương đối độc lập về với những biến chuyển trên thị trường thế giới trong những tháng đầu năm. Dòng vốn ra vào Việt Nam dù có một số hạn chế theo giới hạn của Luật Đầu tư nhưng vẫn tương đối luân chuyển tự do. Ngoài ra, dù NHNN giảm lãi suất nhưng tỷ giá vẫn ổn định. Có thể nói, đây là một điểm sáng trong việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Tuy nhiên vẫn cần phải có nghiên cứu kỹ hơn về bộ ba này.
Thực tế, dù NHNN liên tục hạ lãi suất điều hành nhưng mặt bằng lãi suất trên thị trường 1 tại Việt Nam vẫn còn ở mức cao. Lãi suất huy động hiện vẫn ở mức 7 – 8%/năm dù đã hạ nhiệt hơn 2 điểm % so với hồi đầu năm. Thành ra, nếu từ giờ đến cuối năm có hạ lãi suất thêm khoảng 1% nữa thì mức này cũng chỉ tương đương với giai đoạn trước đại dịch.
Theo tôi, với mức lạm phát khoảng 4,5%, cộng với biên độ 2% để người gửi tiền có lãi thực dương thì lãi suất huy động khoảng 6,5%/năm là phù hợp. Đối với lãi suất cho vay, mức hợp lý là bằng lãi suất huy động cộng thêm 3%, tức 9,5%/năm. Nhưng hiện tại, cả lãi suất huy động và cho vay trên thị trường vẫn cao hơn mức này.
Mặt bằng lãi suất trên thị trường 1 vẫn ở mức cao là một yếu tố giúp hỗ trợ tỷ giá. Ngoài ra, theo tôi, tỷ giá hiện tại ổn định một phần do thị trường xuất nhập khẩu suy giảm. Khi các hoạt động ngoại thương sụt giảm thì nhu cầu về ngoại hối cũng giảm đi, qua đó giúp tỷ giá ở mức thấp như hiện tại.
Theo ông, xu hướng tỷ giá trong thời gian tới sẽ như thế nào?
Xu hướng tỷ giá trong thời gian tới phụ thuộc rất nhiều vào việc FED có tăng lãi suất nữa hay không. Nếu FED dừng tăng lãi suất khi lạm phát đã giảm về mức 3%, tỷ giá USD/VND sẽ ổn định trong nửa cuối năm.
Còn lãi suất thì sao?
Lãi suất huy động có thể giảm thêm 1 điểm %, tương ứng lãi suất cho vay cũng có thể giảm thêm 1 điểm %.
Để tác động tới mặt bằng lãi suất nói chung, NHNN có thể giảm thêm 0,5 điểm % các mức lãi suất điều hành trong thời gian tới. Tiền đề hỗ trợ động thái này là lạm phát được kiểm soát ở mức tốt và FED dừng tăng lãi suất giúp ổn định tỷ giá.
Trong trường hợp FED tiếp tục tăng lãi suất, tỷ giá sẽ chịu sức ép. Lúc đó, NHNN sẽ phải "cân đo đong đếm" giữa việc giảm lãi suất và ổn định tỷ giá. Nếu FED không tăng lãi suất, NHNN sẽ không chịu sức ép này và việc giảm lãi suất sẽ dễ dàng hơn.
Các thị trường tài sản sẽ diễn biến ra sao nếu NHNN tiếp tục giảm lãi suất?
Trong trường hợp FED không tăng lãi suất tạo điều kiện để NHNN tiếp tục giảm lãi suất điều hành, điều này có lợi cho thị trường chứng khoán Việt Nam, bởi giá chứng khoán thường biến động trái chiều với lãi suất.
Với các thị trường tài sản khác, việc NHNN giảm lãi suất cũng sẽ làm tăng tính thanh khoản của các thị trường khi kích thích dòng tiền chảy vào lưu thông. Điều này có lợi cho các thị trường tài sản, bao gồm cả thị trường bất động sản.
Bài:
Quang Hưng
Thiết kế:
Hải An
Link bài gốc: Tỷ giá bất ngờ “nổi sóng” và mối liên hệ với bộ ba “bất khả thi”
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Phát hiện kho báu trị giá cả chục tỷ đồng trong lúc...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
3 loại rau củ rẻ bèo, càng ăn nhiều mắt càng sáng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Hòa Bình sắp có thêm khu đô thị hơn 5.500 tỷ đồng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Công ty bất động sản vẽ dự án ‘ma’ lừa đảo khách hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đua nhau báo lỗ, công ty tài chính đã hết thời?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu