TIN MỚI
Tự tử - lối thoát chỉ dành cho một người
Ngày 7 tháng 9 năm 2017, kỷ niệm 31 năm ngày cưới của tôi, một ngày đáng lẽ phải ngập tràn những kỷ niệm hạnh phúc, đã trở thành bi kịch. Đó là khi tôi hay tin Garrett, cậu con trai 23 tuổi của tôi đã tự tử. Đã gần ba năm trôi đi, ký ức khủng khiếp của hôm ấy vẫn in hằn trong tôi, như thể nó mới xảy ra ngày hôm qua.
Garrett của tôi là một chàng trai nổi tiếng, tài năng và được gia đình, nhiều bạn bè yêu mến. Tuy nhiên, con tôi đã cảm thấy đơn độc trong cuộc đấu tranh tâm lý của riêng mình. Bất chấp những nỗ lực giúp đỡ của chúng tôi, thằng bé vẫn tuột khỏi tầm tay. Vợ chồng tôi đã phải đối mặt với kết cục tàn khốc nhất đối với những bậc cha mẹ: Chúng tôi không thể cứu con mình.
Dù đau đớn vô ngần, vợ chồng tôi đã tìm đủ cách để mình không gục ngã, để trái tim mình không bị nghiền nát trong nỗi đau. Chúng tôi nhận ra sẽ thật bất công nhường nào khi mình chìm đắm trong u uất và để những đứa con còn lại, những đứa con còn sống chiến đấu đơn độc với cảm giác về cái chết của anh chúng.
Có thời điểm, các con tôi đã thực sự đầu hàng nỗi đau. Đó là khi chúng tôi nhận ra, việc của chúng tôi không phải là khóc than suốt về sự ra đi đột ngột của con trai, mà cần phải có mặt để giúp những đứa con còn lại nguôi ngoai.
Tôi đã tìm kiếm mọi nguồn lực có thể để vượt qua từng ngày ảm đạm, tuyệt vọng. Tôi đã thử rất nhiều phương pháp để hỗ trợ những phụ huynh có hoàn cảnh tương tự mình vượt qua. Và tôi bắt đầu hành trình chữa lành tâm hồn vụn vỡ của mình.
Cái chết đột ngột của người thân sẽ để lại chấn thương nặng nề đến tâm lý những người ở lại. Người ta có thể đối mặt với các triệu chứng sau chấn thương như hồi tưởng, ác mộng và lo lắng tột độ. Chúng tôi đã tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ những nhà trị liệu để có thể phục hồi và tiếp tục sống.
Vợ chồng tôi cũng tham gia các nhóm hỗ trợ tâm lý dành cho những phụ huynh có con tự tử. Mặc dù hoàn cảnh khác nhau, nhưng bằng cách nào đó, chúng tôi đã tìm thấy niềm an ủi ở nhau.
Tôi cũng tham gia ba nhóm tương tự trên mạng. Khi tôi đang vật vã với hàng đống suy nghĩ và tâm trí rối bời, tôi có thể lập tức nhận được lời khuyên hữu ích. Vài người trong số họ vẫn còn đang sốc, vài người khác đã trải qua dăm ba năm trong hành trình tìm lại cuộc sống.
Ví dụ như một bà mẹ có con trai duy nhất, cũng tên là Garrett, tự tử trước con tôi hai tuần. Hoặc một người khác là nhân vật mà tôi từng phỏng vấn gần đây. Chúng tôi nói chuyện với nhau qua mạng, lắng nghe câu chuyện của nhau, đôi khi chỉ lặng im nghe nhau khóc.
Nói về những trải nghiệm hiện hữu trong mình với những người cùng hoàn cảnh, dù là qua internet hay trực tiếp đều có thể rất hữu ích. Quan trọng là bạn có sẵn sàng cởi lòng với những người lạ hay không. Thật tốt nếu những phụ huynh có con tự tử có thể tìm được nhau, mặt đối mặt, phát triển mối quan hệ gắn bó, nâng đỡ, hỗ trợ nhau. Nhưng các nhóm online lại có lợi thế là kết nối rộng hơn, và các thành viên có thể "gặp nhau" bất cứ lúc nào.
Người chết được giải thoát, người sống vào tù ngục đớn đau
Bạn biết không, đối với tang quyến, thường thì ban đêm là thời điểm tồi tệ nhất, khi chúng tôi đột ngột thức dậy lúc 3 giờ sáng, không có ai bên cạnh, không có ai để trò chuyện, bị giày vò bởi mớ bòng bong trong tâm trí. Được chia sẻ với những người cùng cảnh ngộ về hành trình vượt qua nỗi đau, những tiến bộ và cả những rắc rối mà mình gặp phải trên hành trình đó khiến chúng tôi biết, chúng tôi không đơn độc.
Tôi cũng cố gắng không để mình có quá nhiều thời gian trống trải mà nghĩ ngợi vẩn vơ. Tôi đã tập thể dục gần như mỗi ngày, kể từ khi tôi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú vào năm 2002. Và tôi vẫn tiếp tục tập thể dục, như một cách trị liệu. Tôi từng tham gia một lớp học múa ba lê, tập vài buổi một tuần. Vài tháng sau khi con trai tự tử, tôi đã quay lại lớp. Khi tập múa, đó là khoảnh khắc tôi chìm đắm trong những bước nhảy và âm nhạc, thay vì dằn vặt mình về cái chết của Garrett.
Với một số người, tập thể dục có thể là phương pháp trị liệu hữu ích và mang lại hiệu quả mạnh mẽ chẳng kém thuốc hay liệu pháp tâm lý. Dù vậy, rất khó để có động lực thử môn thể thao nào mới mẻ, khi mà các phụ huynh đang quay cuồng với chuyện mất con vì tự tử.
Hãy tham gia các hoạt động quen thuộc và có hiệu quả với bạn trước kia. Nhưng cũng đừng ngại thử những điều mới mẻ, khi bạn đã sẵn sàng. Các bộ môn tĩnh lặng như thiền, yoga và hít thở sâu được thực hành liên tục mỗi ngày, nghe thì đơn giản nhưng sẽ có hiệu quả trong việc giảm căng thẳng và ngăn não của bạn "hoạt động quá mức".
Vợ chồng tôi cũng tìm cách giúp đỡ người khác, tìm cách để cái chết của con trai mình có ý nghĩa hơn. Trong vòng một năm kể từ khi thằng bé qua đời, với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, chúng tôi đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận có tên Garrett's Space. Đó là nơi không có kỳ thị, nuôi dưỡng niềm hy vọng và kết nối những người trẻ tuổi đang gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần, như con trai chúng tôi.
Thú thực thì, dự án này đã khiến chúng tôi "kiệt sức" về cảm xúc. Nhưng ở khía cạnh khác, sáng kiến này cũng khiến chúng tôi khá hơn. Chúng tôi cảm thấy mình đang tưởng nhớ con trai mình, làm sống lại những ký ức tuyệt vời trong những năm tháng thằng bé đã sống. Và chúng tôi muốn nói với những bạn trẻ đang gặp rắc rối với cảm xúc rằng, họ thực sự không đơn độc. Không ai phải một mình chiến đấu, để rồi tự kết liễu cuộc đời của mình trong đau đớn cả.
Có một sự thật là, chẳng có liều thuốc nào có thể "chữa lành" hoàn toàn những thương tổn của những phụ huynh có con tự tử như chúng tôi. Không có liệu pháp nào hoàn hảo, và cũng không có cách nào hiệu quả với tất cả, vì mỗi người, mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau.
Cuối cùng thì, có thể lắm, thời gian sẽ là đồng minh tốt nhất của chúng tôi. Sự đau buồn sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn, nhưng khi năm tháng trôi qua, chúng tôi sẽ có những khoảng "nghỉ" dài hơn giữa những giai đoạn buồn bã triền miên. Cuối cùng thì, những cảm xúc tích cực, những hình ảnh đẹp, kỷ niệm ngọt ngào về những đứa con sẽ được "chiết xuất" từ ký ức, thay vì những cảm xúc đáng sợ, giận dữ hoặc đau thương.
Nhiều phụ huynh có thể trải qua giai đoạn "trưởng thành sau chấn thương". Họ sẽ tìm được cách trân trọng, yêu thương cuộc đời hơn, sẽ có những biến chuyển tích cực trong các mối quan hệ xã hội và có một tinh thần mạnh mẽ. Còn với tôi, thật khó để nhìn việc con mình tự tử bằng một lăng kính lạc quan. Tôi phải chấp nhận việc mình sẽ sống tiếp trong một tương lai không có con trai mình, bắt đầu từ tháng 9 năm 2017. Và tôi vẫn đang tìm cách...
Bài viết lược dịch từ tâm sự của Julie Halpert - một nhà báo, một người mẹ có con tự tử. Bản gốc được đăng trên The New York Times ngày 30 tháng 1 năm 2020.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC Hoa Kỳ, Garrett, con trai của Julie là một nạn nhân của "đại dịch" tự tử ở thanh thiếu niên. Garrett là 1 trong 6.252 người Mỹ từ 15 đến 24 tuổi qua đời do tự tử vào năm 2017.
Vì bất kỳ lý do nào, việc cha mẹ mất đi con cái cũng thật kinh khủng. Nếu một ai đó tự tử, điều ấy sẽ gây ra những tổn thất đặc biệt nghiêm trọng cho những người còn sống. Nghiên cứu cho thấy, những người thân thiết với một người tự tử có xu hướng bỏ học hoặc bỏ việc cao hơn 80% và có nguy cơ tự sát cao hơn 64% so với những người đối mặt với cái chết đột ngột của người thân do nguyên nhân tự nhiên.
Richard Tedeschi, một nhà tâm lý học lâm sàng từng cảnh báo, những cha mẹ mất con do tự tử thường chìm đắm trong nỗi đau, tự trách cứ bản thân và bị giày vò bởi ý nghĩ rằng, đáng lẽ họ phải biết trước, đáng lẽ họ phải làm gì đó để ngăn chặn vụ tự tử xảy ra.
Julie cũng không ngoại lệ. Nhưng vợ chồng cô đã và đang tìm cách sống tiếp trong một thế giới không có con trai. Những tâm sự của Julie về trải nghiệm cá nhân của cô cho chúng ta nhìn thấy rõ hơn tâm lý của những cha mẹ có con tự tử.
Có thể ai đó từng nuôi ý định tự tử tin rằng, nếu mình chết đi, cha mẹ sẽ vui hơn, mọi gánh nặng được trút bỏ, thế giới sẽ tốt đẹp hơn. Nhưng sự thật thì, như chúng ta đã thấy, không có cha mẹ nào thực sự sống tiếp cuộc đời mình một cách bình thường sau cái chết của con, chứ đừng nói là "hạnh phúc hơn".
Những con số gây sốc về tự sát trên thế giới: Nạn nhân trẻ nhất mới 6 tuổi, cứ 5 ngày lại có 1 thiếu niên tự kết liễu đời mình
Theo Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: "Tự thú" của một người mẹ có con tự tử: Thằng bé nghĩ cái chết là giải thoát, nhưng chúng tôi phải sống tiếp trong ngục tù đớn đau
Tự tử - lối thoát chỉ dành cho một người
Ngày 7 tháng 9 năm 2017, kỷ niệm 31 năm ngày cưới của tôi, một ngày đáng lẽ phải ngập tràn những kỷ niệm hạnh phúc, đã trở thành bi kịch. Đó là khi tôi hay tin Garrett, cậu con trai 23 tuổi của tôi đã tự tử. Đã gần ba năm trôi đi, ký ức khủng khiếp của hôm ấy vẫn in hằn trong tôi, như thể nó mới xảy ra ngày hôm qua.
Garrett của tôi là một chàng trai nổi tiếng, tài năng và được gia đình, nhiều bạn bè yêu mến. Tuy nhiên, con tôi đã cảm thấy đơn độc trong cuộc đấu tranh tâm lý của riêng mình. Bất chấp những nỗ lực giúp đỡ của chúng tôi, thằng bé vẫn tuột khỏi tầm tay. Vợ chồng tôi đã phải đối mặt với kết cục tàn khốc nhất đối với những bậc cha mẹ: Chúng tôi không thể cứu con mình.
Dù đau đớn vô ngần, vợ chồng tôi đã tìm đủ cách để mình không gục ngã, để trái tim mình không bị nghiền nát trong nỗi đau. Chúng tôi nhận ra sẽ thật bất công nhường nào khi mình chìm đắm trong u uất và để những đứa con còn lại, những đứa con còn sống chiến đấu đơn độc với cảm giác về cái chết của anh chúng.
Có thời điểm, các con tôi đã thực sự đầu hàng nỗi đau. Đó là khi chúng tôi nhận ra, việc của chúng tôi không phải là khóc than suốt về sự ra đi đột ngột của con trai, mà cần phải có mặt để giúp những đứa con còn lại nguôi ngoai.
Tôi đã tìm kiếm mọi nguồn lực có thể để vượt qua từng ngày ảm đạm, tuyệt vọng. Tôi đã thử rất nhiều phương pháp để hỗ trợ những phụ huynh có hoàn cảnh tương tự mình vượt qua. Và tôi bắt đầu hành trình chữa lành tâm hồn vụn vỡ của mình.
Cái chết đột ngột của người thân sẽ để lại chấn thương nặng nề đến tâm lý những người ở lại. Người ta có thể đối mặt với các triệu chứng sau chấn thương như hồi tưởng, ác mộng và lo lắng tột độ. Chúng tôi đã tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ những nhà trị liệu để có thể phục hồi và tiếp tục sống.
Vợ chồng tôi cũng tham gia các nhóm hỗ trợ tâm lý dành cho những phụ huynh có con tự tử. Mặc dù hoàn cảnh khác nhau, nhưng bằng cách nào đó, chúng tôi đã tìm thấy niềm an ủi ở nhau.
Tôi cũng tham gia ba nhóm tương tự trên mạng. Khi tôi đang vật vã với hàng đống suy nghĩ và tâm trí rối bời, tôi có thể lập tức nhận được lời khuyên hữu ích. Vài người trong số họ vẫn còn đang sốc, vài người khác đã trải qua dăm ba năm trong hành trình tìm lại cuộc sống.
Ví dụ như một bà mẹ có con trai duy nhất, cũng tên là Garrett, tự tử trước con tôi hai tuần. Hoặc một người khác là nhân vật mà tôi từng phỏng vấn gần đây. Chúng tôi nói chuyện với nhau qua mạng, lắng nghe câu chuyện của nhau, đôi khi chỉ lặng im nghe nhau khóc.
Nói về những trải nghiệm hiện hữu trong mình với những người cùng hoàn cảnh, dù là qua internet hay trực tiếp đều có thể rất hữu ích. Quan trọng là bạn có sẵn sàng cởi lòng với những người lạ hay không. Thật tốt nếu những phụ huynh có con tự tử có thể tìm được nhau, mặt đối mặt, phát triển mối quan hệ gắn bó, nâng đỡ, hỗ trợ nhau. Nhưng các nhóm online lại có lợi thế là kết nối rộng hơn, và các thành viên có thể "gặp nhau" bất cứ lúc nào.
Người chết được giải thoát, người sống vào tù ngục đớn đau
Bạn biết không, đối với tang quyến, thường thì ban đêm là thời điểm tồi tệ nhất, khi chúng tôi đột ngột thức dậy lúc 3 giờ sáng, không có ai bên cạnh, không có ai để trò chuyện, bị giày vò bởi mớ bòng bong trong tâm trí. Được chia sẻ với những người cùng cảnh ngộ về hành trình vượt qua nỗi đau, những tiến bộ và cả những rắc rối mà mình gặp phải trên hành trình đó khiến chúng tôi biết, chúng tôi không đơn độc.
Tôi cũng cố gắng không để mình có quá nhiều thời gian trống trải mà nghĩ ngợi vẩn vơ. Tôi đã tập thể dục gần như mỗi ngày, kể từ khi tôi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú vào năm 2002. Và tôi vẫn tiếp tục tập thể dục, như một cách trị liệu. Tôi từng tham gia một lớp học múa ba lê, tập vài buổi một tuần. Vài tháng sau khi con trai tự tử, tôi đã quay lại lớp. Khi tập múa, đó là khoảnh khắc tôi chìm đắm trong những bước nhảy và âm nhạc, thay vì dằn vặt mình về cái chết của Garrett.
Với một số người, tập thể dục có thể là phương pháp trị liệu hữu ích và mang lại hiệu quả mạnh mẽ chẳng kém thuốc hay liệu pháp tâm lý. Dù vậy, rất khó để có động lực thử môn thể thao nào mới mẻ, khi mà các phụ huynh đang quay cuồng với chuyện mất con vì tự tử.
Hãy tham gia các hoạt động quen thuộc và có hiệu quả với bạn trước kia. Nhưng cũng đừng ngại thử những điều mới mẻ, khi bạn đã sẵn sàng. Các bộ môn tĩnh lặng như thiền, yoga và hít thở sâu được thực hành liên tục mỗi ngày, nghe thì đơn giản nhưng sẽ có hiệu quả trong việc giảm căng thẳng và ngăn não của bạn "hoạt động quá mức".
Vợ chồng tôi cũng tìm cách giúp đỡ người khác, tìm cách để cái chết của con trai mình có ý nghĩa hơn. Trong vòng một năm kể từ khi thằng bé qua đời, với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, chúng tôi đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận có tên Garrett's Space. Đó là nơi không có kỳ thị, nuôi dưỡng niềm hy vọng và kết nối những người trẻ tuổi đang gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần, như con trai chúng tôi.
Thú thực thì, dự án này đã khiến chúng tôi "kiệt sức" về cảm xúc. Nhưng ở khía cạnh khác, sáng kiến này cũng khiến chúng tôi khá hơn. Chúng tôi cảm thấy mình đang tưởng nhớ con trai mình, làm sống lại những ký ức tuyệt vời trong những năm tháng thằng bé đã sống. Và chúng tôi muốn nói với những bạn trẻ đang gặp rắc rối với cảm xúc rằng, họ thực sự không đơn độc. Không ai phải một mình chiến đấu, để rồi tự kết liễu cuộc đời của mình trong đau đớn cả.
Có một sự thật là, chẳng có liều thuốc nào có thể "chữa lành" hoàn toàn những thương tổn của những phụ huynh có con tự tử như chúng tôi. Không có liệu pháp nào hoàn hảo, và cũng không có cách nào hiệu quả với tất cả, vì mỗi người, mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau.
Cuối cùng thì, có thể lắm, thời gian sẽ là đồng minh tốt nhất của chúng tôi. Sự đau buồn sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn, nhưng khi năm tháng trôi qua, chúng tôi sẽ có những khoảng "nghỉ" dài hơn giữa những giai đoạn buồn bã triền miên. Cuối cùng thì, những cảm xúc tích cực, những hình ảnh đẹp, kỷ niệm ngọt ngào về những đứa con sẽ được "chiết xuất" từ ký ức, thay vì những cảm xúc đáng sợ, giận dữ hoặc đau thương.
Nhiều phụ huynh có thể trải qua giai đoạn "trưởng thành sau chấn thương". Họ sẽ tìm được cách trân trọng, yêu thương cuộc đời hơn, sẽ có những biến chuyển tích cực trong các mối quan hệ xã hội và có một tinh thần mạnh mẽ. Còn với tôi, thật khó để nhìn việc con mình tự tử bằng một lăng kính lạc quan. Tôi phải chấp nhận việc mình sẽ sống tiếp trong một tương lai không có con trai mình, bắt đầu từ tháng 9 năm 2017. Và tôi vẫn đang tìm cách...
Bài viết lược dịch từ tâm sự của Julie Halpert - một nhà báo, một người mẹ có con tự tử. Bản gốc được đăng trên The New York Times ngày 30 tháng 1 năm 2020.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC Hoa Kỳ, Garrett, con trai của Julie là một nạn nhân của "đại dịch" tự tử ở thanh thiếu niên. Garrett là 1 trong 6.252 người Mỹ từ 15 đến 24 tuổi qua đời do tự tử vào năm 2017.
Vì bất kỳ lý do nào, việc cha mẹ mất đi con cái cũng thật kinh khủng. Nếu một ai đó tự tử, điều ấy sẽ gây ra những tổn thất đặc biệt nghiêm trọng cho những người còn sống. Nghiên cứu cho thấy, những người thân thiết với một người tự tử có xu hướng bỏ học hoặc bỏ việc cao hơn 80% và có nguy cơ tự sát cao hơn 64% so với những người đối mặt với cái chết đột ngột của người thân do nguyên nhân tự nhiên.
Richard Tedeschi, một nhà tâm lý học lâm sàng từng cảnh báo, những cha mẹ mất con do tự tử thường chìm đắm trong nỗi đau, tự trách cứ bản thân và bị giày vò bởi ý nghĩ rằng, đáng lẽ họ phải biết trước, đáng lẽ họ phải làm gì đó để ngăn chặn vụ tự tử xảy ra.
Julie cũng không ngoại lệ. Nhưng vợ chồng cô đã và đang tìm cách sống tiếp trong một thế giới không có con trai. Những tâm sự của Julie về trải nghiệm cá nhân của cô cho chúng ta nhìn thấy rõ hơn tâm lý của những cha mẹ có con tự tử.
Có thể ai đó từng nuôi ý định tự tử tin rằng, nếu mình chết đi, cha mẹ sẽ vui hơn, mọi gánh nặng được trút bỏ, thế giới sẽ tốt đẹp hơn. Nhưng sự thật thì, như chúng ta đã thấy, không có cha mẹ nào thực sự sống tiếp cuộc đời mình một cách bình thường sau cái chết của con, chứ đừng nói là "hạnh phúc hơn".
Những con số gây sốc về tự sát trên thế giới: Nạn nhân trẻ nhất mới 6 tuổi, cứ 5 ngày lại có 1 thiếu niên tự kết liễu đời mình
Theo Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: "Tự thú" của một người mẹ có con tự tử: Thằng bé nghĩ cái chết là giải thoát, nhưng chúng tôi phải sống tiếp trong ngục tù đớn đau
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
6 "TƯ DUY NGHÈO" chỉ khiến cuộc đời xuống dốc không...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Từ đầu năm 2024, bất động sản không còn là một thị...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
SunGroup "từ người khai mở" đến "thương hiệu kiến...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TP.HCM: Chung cư giá dưới 35 triệu đồng/m2 đã...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng nói gì về việc bán ngoại tệ cho khách...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những cặp anh em ruột nổi tiếng "tung hoành"...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu