KT-XH TS Từ Ngữ: Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho người mắc nhiều bệnh nền

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
TIN MỚI

Khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh nền

TS.BS Từ Ngữ cho biết, việc bảo đảm chế độ dinh dưỡng cân bằng, bảo đảm an toàn thực phẩm tức là phải ăn uống các thực phẩm sạch, không có thuốc bảo quản thực vật… Điều này có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi người, nhất là với những người mắc nhiều bệnh nền.

Đặc biệt, riêng với những người cao tuổi có bệnh lý nền thì cần hết sức lưu ý, đối tượng này bệnh lý về gan thận nhiều... làm cho sức đề kháng kém cho nên ngoài chế độ ăn, tập luyện, ngủ nghỉ, duy trì thuốc với bệnh nền đang có thì người cao tuổi cần quan tâm hơn về chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, ưu tiên sử dụng thực phẩm chứa nhiều vi chất như: quả chín, rau xanh, protein chất lượng từ thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt hay có thể lựa chọn sản phẩm cung cấp chống oxi hoá như sản phẩm chứa kẽm, selen, vitamin C, vitamin A … giúp người cao tuổi có sức đề kháng tốt hơn.

Ngoài ra, về chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng trong mùa dịch Covid-19, theo Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam nhấn mạnh, nguyên tắc cần tuân thủ với chế độ dinh dưỡng là cần ăn uống đa dạng, đáp ứng đủ các dưỡng chất như: đạm, bột đường, chất béo, vitamin và chất khoáng. Đặc biệt, cần tăng cường các loại thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng như: iot, sắt, kẽm, vitamin... nếu thiếu vi chất dinh dưỡng thì không thể xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh.

TS Từ Ngữ: Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho người mắc nhiều bệnh nền - Ảnh 1.


Cách tính nhu cầu năng lượng và đạm

- Người lớn:
30-35 kcal/kg cân nặng thực tế/ngày và 1.2-1.5g/kg cân nặng thực tế/ngày

- Trẻ em: 100kcal/kg cân nặng thực tế/ngày và 1.0g/kg cân nặng thực tế/ngày

Cách bổ sung vitamin và khoáng chất

Việc bổ sung vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ hệ miễn dịch phục hồi và rút ngắn thời gian điều trị bệnh, góp phần giảm nhẹ triệu chứng bệnh.

- Vitamin A: 5000UI

- Vitamin C liều cao 500-1000mg/ngày

- Vitamin D: 3000IU/ngày

- Vitamin B1: 250mg/ngày

- Kẽm Zn: 20mg/ngày (kẽm nguyên tố)

- Dầu cá biển sâu (Omega-3): 1000mg/ngày

Một số lời khuyên dinh dưỡng cho nhóm đối tượng có nhiều bệnh lý

Để có thể đáp ứng năng lượng cho cơ thể hoạt động, chúng ta cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Tuy nhiên, cần cung cấp như thế nào, số lượng ra sao, cần chú ý điểu gì? Đây là những vấn đề cần được xem xét trên từng đối tượng; tùy theo thể trạng, cân nặng, khả năng hấp thu, tình trạng bệnh lý…

TS.BS Từ Ngữ có một số lời khuyên dinh dưỡng chung cho nhóm đối tượng có bệnh lý cần chú ý như sau:

1. Người mắc bệnh suy thận

TS Từ Ngữ: Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho người mắc nhiều bệnh nền - Ảnh 2.


- Nguyên tắc chế độ ăn: Người suy thận không nên ăn quá nhiều thức ăn giàu chất đạm, đặc biệt là các loại có vỏ cứng ở dưới nước như: nghêu, sò, tôm, cua... Đặc biệt, việc ăn mặn sẽ dẫn tới làm cho các tế bào cơ thể giữ nước, làm cho các thành mạch máu nhỏ lại, gây tăng huyết áp và tăng gánh nặng cho thận cho nên người bệnh thận chỉ nên ăn từ 2-4g muối/ ngày và giảm lượng đạm tiêu thụ, tùy thuộc vào mức độ suy thận.

Bên cạnh đó, uống nhiều nước là giải pháp hiệu quả giúp thận lọc chất độc, cặn bã ra ngoài. Nguyên tắc chung là nước phải đủ cho cơ thể, trung bình khoảng 2,5 lít nước/ngày. Tuy nhiên, giai đoạn suy thận nặng, bệnh nhân hạn chế uống nước để giảm áp lực cho thận và không dùng nhiều đồ uống lợi tiểu. Nói chung tùy theo giai đoạn của suy thận (cấp hay mạn tính), độ tuổi của bệnh nhân, để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

- Thức ăn nên hạn chế: Ăn hạn chế đạm thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng. Tránh ăn nội tạng động vật; đồ nướng, rán, thực phẩm giàu kali (cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, lạc, hạt điều, dẻ…); thực phẩm giàu phốt pho (phormat, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, đậu đỗ…).

- Thức ăn được khuyến khích: Muối chỉ dùng khoảng 2 thìa nhỏ nước mắm/ngày; ăn chất bột (khoai lang, khoai sọ, miến dong); chất đường (mật ong, hoa quả ngọt); chất béo (có thể ăn khoảng 30-40g/ngày, ưu tiên chất béo thực vật); bổ sung canxi (sữa); bổ sung vitamin (nhóm B, C, acid folic…).

2. Người mắc bệnh tăng huyết áp (THA)

TS Từ Ngữ: Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho người mắc nhiều bệnh nền - Ảnh 3.


- Nguyên tắc chế độ ăn: Người THA nếu không thực hiện chế độ dinh dưỡng bệnh lý thì việc điều trị sử dụng thuốc hạ huyết áp sẽ không đạt hiệu quả. Chế độ ăn của người bệnh THA cần cung cấp đủ năng lượng, các vitamin và khoáng chất, ăn ít natri, giàu kali, calci, magie, giàu các chất chống oxy hóa, giàu chất xơ, lợi niệu; giảm acid béo bão hòa và tổng lượng chất béo, giảm chất kích thích…

Nhu cầu năng lượng là 30-35 Kcal/kg cân nặng/ngày. Năng lượng từ ngũ cốc chiếm 55-67%, từ protein 12-15% và từ lipid chiếm 15-20%.

Về chất đạm: Khoảng 60 gam/ngày, dùng protein thực vật như: đậu đỗ và ăn các loại thịt nạc, ít béo. Về chất béo: Khoảng 25 gam/ngày, ăn các loại thực phẩm giàu acid béo omega-3: cá hồi, cá thu vài bữa/tuần; dùng dầu mỡ từ cá, đậu tương, lạc vừng, dầu hướng dương…

- Thức ăn nên hạn chế:

Không ăn thực phẩm nhiều cholesterol như: óc, lòng, tim, gan, thận. Không ăn thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: cá hộp, thịt muối, thịt hộp, dưa cà, các món kho, rim, các loại nước mắm, thức ăn đóng hộp… Không uống các loại đồ uống có cồn, các chất kích thích: rượu bia, cà phê, nước chè đặc.

- Thức ăn được khuyến khích: Nên ăn chế độ ăn nhạt dưới 5g muối/người/ngày và ăn các thực phẩm giàu chất xơ như: gạo lứt, gạo lật, gạo lật nẩy mầm, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín để tăng cường cung cấp kali, chất xơ, các vitamin và chất khoáng.

3. Người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ)

- Nguyên tắc chế độ ăn:
cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và các thức ăn thích hợp nhằm đảm bảo được cuộc sống bình thường. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức vừa và đủ (18,5 ≤ BMI ≤ 23).

Nên ăn thành nhiều bữa một cách hợp lý (bữa chính, bữa phụ) để đảm bảo nhu cầu về năng lượng, kiểm soát glucose máu, huyết áp và lipid máu phù hợp với từng cá thể.

- Thức ăn nên hạn chế: Người bệnh ĐTĐ phải hạn chế ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều đường, đặc biệt là đường tinh chế.

Hạn chế ăn ngọt, các món ăn chiên rán, món xào. Bởi nếu không thực hiện chế độ ăn bệnh lý nghiêm ngặt sẽ làm bệnh ĐTĐ nặng hơn, gây nhiều biến chứng cho các cơ quan khác như: Biến chứng suy thận, tăng huyết áp, suy tim…

Mặt khác, nên hạn chế thực phẩm có hàm lượng glucid cao: bao gồm các loại ngũ cốc và hoa quả như; táo, vú sữa, na, hồng xiêm và các loại đậu quả.

- Thức ăn được khuyến khích: Người ĐTĐ nên chọn các thực phẩm có hàm lượng đường thấp. Cần thực hiện chế độ ăn uống để duy trì đường huyết ổn định, tránh các thức ăn làm tăng đường huyết.

Hơn thế, nên lựa chọn thực phẩm có hàm lượng glucid thấp, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ; các loại rau xanh và một số loại trái cây ít ngọt như: dưa bở, mận, nho ta, nhót...

4. Người mắc bệnh gout

Chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong điều trị cơn gout cấp tính, mạn tính, làm giảm các cơn cấp của gút mạn tính.

- Nguyên tắc chế độ ăn: Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả. Nên duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, người thừa cân và béo phì không nên giảm cân quá nhanh mà nên giảm cân từ từ. Tăng cường đào thải axit uric qua thận bằng uống nhiều nước, không ăn thức ăn có vị chua (quả chua, dưa chua, cà muối...).

- Thức ăn nên hạn chế: Thức ăn chứa nhiều acid uric như thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ. Không ăn uống thực phẩm (rau quả) có vị chua vì làm tăng acid máu. Không ăn phủ tạng động vật,

- Thức ăn được khuyến khích: Uống đủ nước: 2-2,5 lít/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau, sữa, rau xanh, quả chín, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai…), Giảm lượng đạm trong khẩu phần: tổng lượng thịt hoặc cá, đạm động vật, đậu đỗ khoảng 150 gam/ngày. Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

TS. Từ Ngữ lưu ý, mỗi bệnh nhân có bệnh lý nền khác nhau, cần được tư vấn, thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Trường hợp cần thiết, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ có chuyên môn. Bên cạnh đó, việc bảo đảm sức khỏe của người bệnh không chỉ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học mà còn cần phải có sự kết hợp tập luyện thân thể hằng ngày và một tinh thần thoải mái.

TS Từ Ngữ: Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho người mắc nhiều bệnh nền - Ảnh 4.


Chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ giúp tăng cường sức đề kháng, đề phòng lây nhiễm virus Corona

Pháp luật và bạn đọc

Link bài gốc: TS Từ Ngữ: Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho người mắc nhiều bệnh nền
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,383
Bài viết
63,604
Thành viên
86,466
Thành viên mới nhất
ok9destinycom

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN