Phát biểu chào mừng tại Hội thảo, ông Paul Gwee, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng ASEAN đánh giá, nền kinh tế Việt Nam đã và đang có một quá trình tăng trưởng mạnh mẽ đáng tự hào với những đặc thù riêng. Bên cạnh những cơ hội, Việt Nam cũng đối mặt với với nhiều thách thức trong quá trình hội nhập với các kinh thế thế giới, đặc biệt là với các nền kinh tế ASEAN.
Ông Paul Gwee, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng ASEAN phát biểu chào mừng
Ông Paul Gwee cho biết, trong bối cảnh kinh tế phát triển sôi động trong những năm qua, rất nhiều rủi ro mới xuất hiện đến từ cả bên ngoài lẫn bên trong nền kinh tế. "Với Hội thảo này, chúng ta sẽ cùng nhau xác định, đánh giá và tìm ra giải pháp cho những rủi ro hiện hữu cũng như những rủi ro tiềm ẩn nhằm thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững”, ông Paul Gwee nhấn mạnh và bày tỏ vinh dự được chia sẻ những kinh nghiệm, mang đến những thông lệ và những kiến thức đúc rút chuyên môn tốt nhất để áp dụng phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VNBA khẳng định, quản trị rủi ro trong ngành Ngân hàng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của các ngân hàng nhằm quản lý và giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VNBA phát biểu khai mạc Hội thảo
Các cuộc khủng hoảng gần đây như sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley (SVB) và Signature ở Mỹ, biên độ lãi sụt giảm mạnh tại các ngân hàng Trung Quốc do nợ xấu trong ngành bất động sản của nước này, hay sự đóng cửa của ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới Credit Suisse… một lần nữa đã bộc lộ rõ những yếu kém trong công tác quản trị rủi ro trong ngân hàng nói chung và đặt ra yêu cầu cấp thiết phải xây dựng và vận hành được một hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu hơn.
Tại Việt Nam quản trị rủi ro trong ngân hàng được đặt ra một cách nghiêm túc và cấp bách, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có những biến động khó lường cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0, vì vậy hoạt động ngân hàng ngoài việc đối diện với những rủi ro truyền thống còn phải đối diện với những rủi ro trong quá trình chuyển đổi số như những cuộc tấn công mạng, hệ thống internet bị treo, dữ liệu cá nhân của khách hàng bị tấn công… có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với tài chính và uy tín của ngân hàng.
Toàn cảnh Hội thảo
"Để ứng phó với hoạt động ngân hàng trong tình hình mới, các TCTD đã chủ động xây dựng phương án tổng thể về phòng chống rủi ro trong hoạt động có chú trọng đến rủi ro trong chuyển đổi số, nhiều ngân hàng đã từng bước áp dụng chuẩn Basel III theo thông lệ quốc tế, xây dựng tuyến phòng thủ 3 lớp đồng thời triển khai Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) nhằm tăng cường tính minh bạch", TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết.
Tuy nhiên, cũng theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng, mặc dù đã chuẩn bị phương án quản rủi ro một cách toàn diện, song các TCTD tại Việt Nam còn đối diện nhiều thách thức chưa thể lường tới.
Để hiểu rõ hơn về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng, Hiệp hội Ngân hàng ASEAN đã phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kết nối với chuyên gia hàng đầu về quản trị rủi ro quốc tế đến từ Công ty Oliver Wyman nhằm chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Hội thảo tập trung vào việc giải quyết các thách thức và cơ hội liên quan đến trị rủi ro trong ngành ngân hàng, những loại hình rủi ro mới, rủi ro trong quá trình chuyển đổi số.... Đồng thời, hội thảo cùng nhau thảo luận về các chiến lược và công cụ quản trị rủi ro hiệu quả, từ đó giúp các tổ chức tài chính trong ngành Ngân hàng xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Các đại biểu cũng sẽ tiếp cận được những kiến thức của các chuyên gia uy tín, dày dặn kinh nghiệm về tham vấn, phản biện chính sách, các chuyên gia về đào tạo năng lực tài chính, về bảo mật dữ liệu, đám mây, và các nghiệp vụ tài chính ngân hàng nói chung… Đó là nguồn kiến thức, kinh nghiệm trong nước và quốc tế, đóng góp cho các hoạt động quản trị rủi ro ngân hàng tại Việt Nam.
Link bài gốc: TS. Nguyễn Quốc Hùng: Quản trị rủi ro trong ngân hàng tại Việt Nam được đặt ra một cách nghiêm túc và cấp bách
Ông Paul Gwee, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng ASEAN phát biểu chào mừng
Ông Paul Gwee cho biết, trong bối cảnh kinh tế phát triển sôi động trong những năm qua, rất nhiều rủi ro mới xuất hiện đến từ cả bên ngoài lẫn bên trong nền kinh tế. "Với Hội thảo này, chúng ta sẽ cùng nhau xác định, đánh giá và tìm ra giải pháp cho những rủi ro hiện hữu cũng như những rủi ro tiềm ẩn nhằm thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững”, ông Paul Gwee nhấn mạnh và bày tỏ vinh dự được chia sẻ những kinh nghiệm, mang đến những thông lệ và những kiến thức đúc rút chuyên môn tốt nhất để áp dụng phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VNBA khẳng định, quản trị rủi ro trong ngành Ngân hàng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của các ngân hàng nhằm quản lý và giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VNBA phát biểu khai mạc Hội thảo
Các cuộc khủng hoảng gần đây như sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley (SVB) và Signature ở Mỹ, biên độ lãi sụt giảm mạnh tại các ngân hàng Trung Quốc do nợ xấu trong ngành bất động sản của nước này, hay sự đóng cửa của ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới Credit Suisse… một lần nữa đã bộc lộ rõ những yếu kém trong công tác quản trị rủi ro trong ngân hàng nói chung và đặt ra yêu cầu cấp thiết phải xây dựng và vận hành được một hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu hơn.
Tại Việt Nam quản trị rủi ro trong ngân hàng được đặt ra một cách nghiêm túc và cấp bách, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có những biến động khó lường cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0, vì vậy hoạt động ngân hàng ngoài việc đối diện với những rủi ro truyền thống còn phải đối diện với những rủi ro trong quá trình chuyển đổi số như những cuộc tấn công mạng, hệ thống internet bị treo, dữ liệu cá nhân của khách hàng bị tấn công… có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với tài chính và uy tín của ngân hàng.
Toàn cảnh Hội thảo
"Để ứng phó với hoạt động ngân hàng trong tình hình mới, các TCTD đã chủ động xây dựng phương án tổng thể về phòng chống rủi ro trong hoạt động có chú trọng đến rủi ro trong chuyển đổi số, nhiều ngân hàng đã từng bước áp dụng chuẩn Basel III theo thông lệ quốc tế, xây dựng tuyến phòng thủ 3 lớp đồng thời triển khai Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) nhằm tăng cường tính minh bạch", TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết.
Tuy nhiên, cũng theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng, mặc dù đã chuẩn bị phương án quản rủi ro một cách toàn diện, song các TCTD tại Việt Nam còn đối diện nhiều thách thức chưa thể lường tới.
Để hiểu rõ hơn về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng, Hiệp hội Ngân hàng ASEAN đã phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kết nối với chuyên gia hàng đầu về quản trị rủi ro quốc tế đến từ Công ty Oliver Wyman nhằm chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Hội thảo tập trung vào việc giải quyết các thách thức và cơ hội liên quan đến trị rủi ro trong ngành ngân hàng, những loại hình rủi ro mới, rủi ro trong quá trình chuyển đổi số.... Đồng thời, hội thảo cùng nhau thảo luận về các chiến lược và công cụ quản trị rủi ro hiệu quả, từ đó giúp các tổ chức tài chính trong ngành Ngân hàng xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Các đại biểu cũng sẽ tiếp cận được những kiến thức của các chuyên gia uy tín, dày dặn kinh nghiệm về tham vấn, phản biện chính sách, các chuyên gia về đào tạo năng lực tài chính, về bảo mật dữ liệu, đám mây, và các nghiệp vụ tài chính ngân hàng nói chung… Đó là nguồn kiến thức, kinh nghiệm trong nước và quốc tế, đóng góp cho các hoạt động quản trị rủi ro ngân hàng tại Việt Nam.
Link bài gốc: TS. Nguyễn Quốc Hùng: Quản trị rủi ro trong ngân hàng tại Việt Nam được đặt ra một cách nghiêm túc và cấp bách
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
KTS. Nguyễn Hoàng Mạnh: "Khi thiết kế không nghĩ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TS. Cấn Văn Lực: Thủ tướng, NHNN mong muốn độ trễ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Xử lý nợ xấu chưa thấy...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TS. Lê Xuân Nghĩa: Năm 1990, tôi mua căn nhà 26...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TS. Lê Xuân Nghĩa: “Thị trường bất động sản đang ở...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TS. Cấn Văn Lực: “Thị trường trái phiếu doanh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu