TS Nguyễn Đức Thành: NHNN đã 'chia lửa' với Chính phủ, giờ cần điều hành sao cho 'khéo' để lạm phát không trở lại
Tại: TS Nguyễn Đức Thành: NHNN đã 'chia lửa' với Chính phủ, giờ cần điều hành sao cho 'khéo' để lạm phát không trở lại
Mức tăng trưởng 6,7% cũng có thể đạt được nếu Chính phủ quyết tâm. Nhưng vấn đề là năm sau thì như thế nào? Cứ làm theo phương pháp cũ hay sao?
Tại: TS Nguyễn Đức Thành: Tăng trưởng 6,7% cũng có thể đạt được, nhưng năm sau thì như thế nào?
Theo thông tin tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 mới đây, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã đạt khoảng 92 tỷ USD và đến cuối năm nay có thể đạt con số 100 tỷ USD.
TS Nguyễn Đức Thành, Cố vấn trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định, việc Ngân hàng Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ là điều cần thiết, nếu không sẽ khiến tiền Việt Nam đồng sẽ lên giá. Đồng tiền Việt lên giá sẽ gây bất lợi cho người xuất khẩu Việt Nam khi thu tiền về. Đồng thời, những năm gần đây, nhờ chính sách ổn định tỷ giá và lãi tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ bằng không, hiện tượng đô la hóa đã giảm đáng kể. Do đó, theo vị chuyên gia này, đối với chính sách ngoại tệ, chỉ cần duy trì ổn định tỷ giá, không cần phải dùng đến biện pháp tăng giá VNĐ.
Tuy nhiên, việc tích lũy thêm dự trữ ngoại hối một cách liên tục, có thể gặp rủi ro bị Mỹ cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ. Vị chuyên gia nêu quan điểm: "Việt Nam nên sử dụng tối đa các biện pháp ngoại giao để xoa dịu Mỹ, nếu rủi ro này tăng lên. Trong khi đó, vẫn tiếp tục duy trì chính sách này trong thực tiễn. Vì việc tiếp tục can thiệp vào thị trường nhằm tăng dự trữ ngoại hối là cần thiết".
Theo ước tính của TS. Nguyễn Đức Thành, Việt Nam cần tăng dự trữ ngoại hối lên khoảng 6 tháng nhập khẩu. Trong tình trạng hiện nay, mục tiêu cụ thể trong vòng 12-18 tháng tới nên là mốc 150 tỷ USD. Theo thời gian, quy mô của nền kinh tế VN sẽ tiếp tục tăng, và cùng với đó là quy mô xuất - nhập khẩu, thì mục tiêu của dự trữ ngoại hối có thể còn cao hơn nữa. Khi kinh tế phục hồi sau Covid-19, nhu cầu USD của Việt Nam có thể tăng nhanh trở lại, khi đó, chúng ta sẽ phải sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp. Khi đó, dự trữ ngoại hối có thể giảm hoặc ít nhất cũng không tăng như vừa qua.
"Tóm lại, việc dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng không phải là một kỳ tích, vì nó chỉ đơn giản là phản ánh diễn biến của nền kinh tế, cũng như quan điểm điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Và trong bối cảnh hiện nay, tôi cho rằng đó là chính sách phù hợp. Chỉ cần lưu ý, là nên trung hòa vừa đủ số ngoại hối mua được, tránh gây lạm phát", ông Thành khuyến nghị. Từ "vừa đủ" hàm ý rằng có thể trung hòa hơi lỏng một chút, không cần quá chặt chẽ, vì như thế cũng là một cách nới lỏng nhẹ tiền tệ, phục vụ cho mục đích chống suy giảm kinh tế trong thời gian dịch Covid.
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: TS Nguyễn Đức Thành: Việt Nam cần tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
GS.TS Hoàng Văn Cường: Định giá đất hợp lý tạo khả...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TS. Nguyễn Quốc Hùng: Quản trị rủi ro trong ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TS Cấn Văn Lực: Thu hẹp đối tượng áp dụng phương...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
KTS. Nguyễn Hoàng Mạnh: "Khi thiết kế không nghĩ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TS. Cấn Văn Lực: Thủ tướng, NHNN mong muốn độ trễ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
West B - Mảnh ghép hoàn hảo nhất của Masteri West...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu