KT-XH TS Lê Xuân Nghĩa: Các “ông chủ” ngân hàng chia nhau cổ tức bằng chính vốn liếng của mình

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38


  • Không có nước nào trên thế giới, vào lúc khủng hoảng cứ đòi giảm lãi suất như Việt Nam. Làm như thế là đang "bắt ép" các ngân hàng thương mại giảm lãi suất trong khi các ngân hàng huy động tiền gửi của dân để cho vay chứ không phải tiền ngân sách

    Tại: Đề nghị giảm 3-5% lãi suất cho vay: Không có nước nào trên thế giới, cứ khủng hoảng là đè ngân hàng ra đòi giảm


  • Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới cần phải giải quyết đó là nợ xấu do tác động của Covid-19 để lại.

    Tại: Xử lý nợ xấu: Cần thêm chất xúc tác cho thị trường

Doanh nghiệp than khó, "xin" ngân hàng mạnh tay giảm lãi suất hoặc dừng tính lãi vay

Trong tuần qua, Vietcombank và BIDV đã công bố thêm gói hỗ trợ lãi suất trị giá 1.000 tỷ đồng mỗi ngân hàng dành cho các khách hàng và doanh nghiệp tại 19 tỉnh thành phía Nam với mức giảm từ 0,3 – 1,5%.

Tại VietinBank, đại diện nhà băng này cho hay, bên cạnh các chính sách miễn giảm lãi suất cho vay và phí dịch vụ đang thực hiện nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngân hàng tiếp tục triển khai bổ sung gói tín dụng ưu đãi lãi suất từ 4,0%/năm với quy mô 20.000 tỷ đồng đối với các khách hàng hoạt động trong ngành nghề, địa bàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, nâng tổng quy mô của tất cả các gói hỗ trợ lãi suất lên tới 150 nghìn tỷ đồng.

TS Lê Xuân Nghĩa: Các “ông chủ” ngân hàng chia nhau cổ tức bằng chính vốn liếng của mình - Ảnh 1.


Các "ông lớn" ngân hàng tiếp tục tung gói vay lãi suất ưu đãi hỗ trợ khách hàng. (Ảnh: CTG)


Thực tế, kể từ đầu mùa dịch đến nay không chỉ các ngân hàng quốc doanh, nhóm các ngân hàng tư nhân đã tung ra nhiều gói vay ưu đãi lãi suất đối với các doanh nghiệp.

Đồng thời, cam kết cắt giảm lãi suất cho vay từ ở mức phổ biến từ 0,5%- 2% đối với dư nợ của các khách hàng bị đại dịch.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được các ưu đãi tín dụng từ phía ngân hàng. Tiêu biểu như mới đây, trong đơn trình bày khó khăn gửi tới Hiệp hội nhà thầu Xây dựng, Công ty CP Eurowindow "tố" rằng chi phí lãi vay ngân hàng vẫn chưa được giảm theo chỉ đạo của Chính phủ.

Cùng với đó, các khoản vay vốn lưu động của Eurowindow sau ngày 30/6/2020 không được giãn nợ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công ty.

Cũng theo đại diện doanh nghiệp này, ảnh hưởng của đại dịch đang khiến cho doanh nghiệp sụt giảm 70% - 80% lợi nhuận.

Tương tự, Tập đoàn Cienco 4 cũng phản ánh hiện nay các chính sách hỗ trợ của nhà nước về tín dụng, thuế cho doanh nghiệp, an sinh xã hội cho người lao động thì doanh nghiệp và người lao động vẫn còn khó tiếp cận.

Do đó, không chỉ mong muốn được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nhiều doanh nghiệp còn đề xuất được hạ từ 2 – 3% lãi suất cho vay.

Thậm chí, Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam còn đề xuất giảm lãi suất vay ngân hàng về 0% để duy trì hoạt động đến hết năm 2021.

Công ty CP Xây dựng Vijako Việt Nam cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan chức năng cho phép dừng tính lãi suất ngân hàng các khoản vay phục vụ xây lắp trong thời gian giãn cách và ảnh hưởng trực tiếp sau giãn cách.

Trước đó, nhiều doanh nghiệp các ngành hàng như vận tải, du lịch, khách sạn… cũng đưa ra đề xuất tương tự.

TS Lê Xuân Nghĩa: Các “ông chủ” ngân hàng chia nhau cổ tức bằng chính vốn liếng của mình - Ảnh 2.


Các doanh nghiệp than khó, muốn giảm mạnh lãi suất cho vay, thậm chí dừng tính lãi vay đến hết năm 2021. (Ảnh: Vinaconex)


Nếu tính sòng phẳng, các "ông chủ" ngân hàng chia nhau cổ tức bằng chính vốn liếng của mình

Một trong những lý do viện dẫn cho đề nghị được giảm lãi suất cho vay thêm từ 2 - 3% thậm chí là 5%, được doanh nghiệp đưa ra đó là, các ngân hàng đang lãi lớn trong khi doanh nghiệp khó khăn thì việc giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp là việc "nên làm" của các ngân hàng.

Tuy vậy, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính, Tiền tệ quốc gia, việc các ngân hàng lãi lớn hàng nghìn, chục nghìn tỷ đồng – theo cách nhìn của doanh nghiệp, thực chất con số này chỉ là con số "ảo".

Có một thực tế là một năm rưỡi qua, các ngân hàng thương mại công bố lợi nhuận rất lớn, từ 12-20% vốn điều lệ (ROE). Thực chất đây là lợi nhuận có bao gồm cả các khoản giãn, hoãn nợ (nợ xấu) mà chưa phải trích lập dự phòng rủi ro. Nói cách khác, đây là lợi nhuận dự tính thu được (lãi dự thu), không phải là tiền thật 100%. Cổ đông ngân hàng phấn khởi, ngân sách tăng thu nhưng đều là thu từ nợ xấu chưa hạch toán nội bảng.

Nếu theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS), nợ xấu mất vốn bị hạch toán trừ vào vốn điều lệ (Vốn cấp I) thì thực chất là đang ăn vào vốn. Khi dịch Covid-19 đi qua, hết hạn giãn, hoãn nợ, nợ xấu sẽ tăng đột biến trên nội bảng, trích lập dự phòng rủi ro tăng cao, lợi nhuận dự thu giảm mạnh, nhiều ngân hàng có thể rơi vào tình trạng "tài chính hậu kỳ bất lực" nguy hiểm, như đã từng xảy ra vào những năm đầu của thập kỷ qua.

"Nói tóm lại, lợi nhuận ngân hàng hiện nay là ảo, vốn cũng ảo vì tại các quốc gia khác, ví dụ vốn điều lệ của anh là 10.000 tỷ nhưng có tới 5.000 tỷ là nợ xấu thì vốn sau đánh giá lại chỉ còn 5.000 tỷ, nhưng Việt Nam không thực hiện đánh giá lại vốn. Nếu "trần trụi" nợ xấu, trích lập dự phòng một cách sòng phẳng, thì nhiều ngân hàng sẽ chuyển lãi thành lỗ. Các ông chủ ngân hàng hiện nay chia nhau cổ tức bằng chính vốn liếng của mình", ông Nghĩa nói.

TS Lê Xuân Nghĩa: Các “ông chủ” ngân hàng chia nhau cổ tức bằng chính vốn liếng của mình - Ảnh 3.


Các ông chủ ngân hàng hiện nay chia nhau cổ tức bằng chính vốn liếng của mình. (Ảnh: ABB)


Còn trên mặt bằng chung, lãi suất huy động vẫn ở mức 3,5-6%/năm như hiện nay, theo tính toán của TS. Lê Xuân Nghĩa, cơ hội để giảm tiếp lãi suất tiền gửi là rất thấp thậm chí được coi là mạo hiểm. Do đó, việc "cả làng" xin giảm lãi suất, thậm chí đưa lãi suất về 0% đang làm khó các ngân hàng.

Cũng có một số doanh nghiệp lên tiếng đề nghị ngân hàng giảm lãi suất về 0% trên cơ sở so sánh lãi suất của nhiều nước trên thế giới tiệm cận mức 0%, lãi suất của Mỹ là 0,25%/năm. Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, lãi suất 0,25% mà Cục dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố không phải là lãi suất tiền gửi tiết kiệm, lại càng không phải là lãi suất mà các NHTM cho doanh nghiệp và dân chúng vay.

Lãi suất cho vay ở Mỹ tùy thuộc vào lãi suất tiền gửi; cấp độ rủi ro và kỳ hạn cho vay nó dao động trong khoảng từ 2,5-4,6%/năm, là mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua.

VPBank kinh doanh tốt trong 6 tháng đầu năm, muốn xin ý kiến cổ đông chia cổ tức tỷ lệ 80% ngay trong năm nay


Dân Việt

Link bài gốc: TS Lê Xuân Nghĩa: Các “ông chủ” ngân hàng chia nhau cổ tức bằng chính vốn liếng của mình
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

News

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,359
Bài viết
63,578
Thành viên
86,431
Thành viên mới nhất
bossfunlife

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN