Tại Toạ đàm Đối thoại chính sách: “Đổi mới thể chế kinh tế tại Việt Nam, hướng tới nước thu nhập có trung bình cao trước năm 2030”, do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp cùng Fraser Institute (Canada) tổ chức, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho biết, năm nay tổng giá trị trái phiếu đáo hạn lên tới 280.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, thời gian qua đã có một số doanh nghiệp mua lại trái phiếu trước hạn, do đó khối lượng trái phiếu đáo hạn năm 2023 còn khoảng 200.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong số 200.000 tỷ trái phiếu này, có đến 120.000 tỷ đồng là trái phiếu bất động sản đáo hạn. Chưa kể, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đáo hạn năm 2024 cũng vào khoảng 110 nghìn tỷ đồng.
Do khối lượng trái phiếu đáo hạn lớn, trong khi đó nhiều doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu thanh khoản, đói vốn,…TS. Cấn Văn Lực đã kiến nghị với Chính phủ và Bộ Tài chính, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để gỡ các nút thắt cho thị trường.
Thứ nhất, đàm phán với trái chủ cho phép đơn vị phát hành giãn hoãn nợ. Đây là giải pháp mới, chưa từng có tiền lệ. Chính vì vậy, ông Lực lưu ý, câu chuyện đàm phán phải nhìn từ 2 phía. Phía doanh nghiệp phải thể hiện công khai minh bạch, cam kết thực hiện đúng lời hứa. Phía nhà đầu tư, trái chủ nên đồng hành chia sẻ. "Nếu ép quá 2 bên cùng khó, tất nhiên với điều kiện cơ quan quản lý đứng ra hướng dẫn quản lý giám sát việc đó", ông Lực nói.
Thứ hai là bán tài sản. Một số doanh nghiệp đang thực hiện chính sách bán chiết khấu 38%. Ông Lực kiến nghị nên chiết khấu 30 - 40%, bởi giá bất động sản thời gian qua tương đối cao.
Thứ ba, nên chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ khi Nghị định 65 sửa đổi, lập tức phát hành mới để bù đắp vào trái phiếu đáo hạn.
Ngoài ra, ông cũng biết hiện đã có kiến nghị hệ thống ngân hàng cho phép hoãn giãn, cơ cấu lại nợ có chọn lọc, không làm đại trà.
Ông Lực nhấn mạnh, trong lúc này đòi hỏi sự đồng thuận và chia sẻ. Chính phủ và các Bộ ngành địa phương sớm tháo gỡ rào cản pháp lý của nhiều dự án. Ngoài ra, phải đẩy nhanh, mạnh hơn đầu tư công. Nếu đầu tư công chậm, dẫn tới những ách tắc. Thời gian qua, các doanh nghiệp xây dựng nợ đọng lẫn nhau khá nhiều cũng là vì lí do này.
Nói về vấn đề tín dụng, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, tín dụng tăng trưởng lên tới 14,5% nhưng doanh nghiệp vẫn kêu "thòm thèm", bởi thị trường vốn phụ thuộc nhiều ngân hàng. Do đó, ông Lực đề nghị Chính phủ cần sớm tháo gỡ hành lang pháp lý của Nghị định 65 và các pháp lý khác. Từ đó, giảm bớt đi áp lực với hệ thống ngân hàng.
"Hiện chúng ta có khoảng 11,7 triệu tỷ đồng dư nợ, mỗi năm tăng trưởng tín dụng 14 – 15%, tương đối nhiều. Do đó, chúng ta cần kiểm soát ở mức hợp lý", ông Lực khuyến nghị.
Link bài gốc: TS Cấn Văn Lực: Chủ đầu tư nên chiết khấu 30 - 40% bởi giá bất động sản thời gian qua tương đối cao
Đáng chú ý, trong số 200.000 tỷ trái phiếu này, có đến 120.000 tỷ đồng là trái phiếu bất động sản đáo hạn. Chưa kể, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đáo hạn năm 2024 cũng vào khoảng 110 nghìn tỷ đồng.
Do khối lượng trái phiếu đáo hạn lớn, trong khi đó nhiều doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu thanh khoản, đói vốn,…TS. Cấn Văn Lực đã kiến nghị với Chính phủ và Bộ Tài chính, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để gỡ các nút thắt cho thị trường.
Thứ nhất, đàm phán với trái chủ cho phép đơn vị phát hành giãn hoãn nợ. Đây là giải pháp mới, chưa từng có tiền lệ. Chính vì vậy, ông Lực lưu ý, câu chuyện đàm phán phải nhìn từ 2 phía. Phía doanh nghiệp phải thể hiện công khai minh bạch, cam kết thực hiện đúng lời hứa. Phía nhà đầu tư, trái chủ nên đồng hành chia sẻ. "Nếu ép quá 2 bên cùng khó, tất nhiên với điều kiện cơ quan quản lý đứng ra hướng dẫn quản lý giám sát việc đó", ông Lực nói.
Thứ hai là bán tài sản. Một số doanh nghiệp đang thực hiện chính sách bán chiết khấu 38%. Ông Lực kiến nghị nên chiết khấu 30 - 40%, bởi giá bất động sản thời gian qua tương đối cao.
Thứ ba, nên chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ khi Nghị định 65 sửa đổi, lập tức phát hành mới để bù đắp vào trái phiếu đáo hạn.
Ngoài ra, ông cũng biết hiện đã có kiến nghị hệ thống ngân hàng cho phép hoãn giãn, cơ cấu lại nợ có chọn lọc, không làm đại trà.
Ông Lực nhấn mạnh, trong lúc này đòi hỏi sự đồng thuận và chia sẻ. Chính phủ và các Bộ ngành địa phương sớm tháo gỡ rào cản pháp lý của nhiều dự án. Ngoài ra, phải đẩy nhanh, mạnh hơn đầu tư công. Nếu đầu tư công chậm, dẫn tới những ách tắc. Thời gian qua, các doanh nghiệp xây dựng nợ đọng lẫn nhau khá nhiều cũng là vì lí do này.
Nói về vấn đề tín dụng, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, tín dụng tăng trưởng lên tới 14,5% nhưng doanh nghiệp vẫn kêu "thòm thèm", bởi thị trường vốn phụ thuộc nhiều ngân hàng. Do đó, ông Lực đề nghị Chính phủ cần sớm tháo gỡ hành lang pháp lý của Nghị định 65 và các pháp lý khác. Từ đó, giảm bớt đi áp lực với hệ thống ngân hàng.
"Hiện chúng ta có khoảng 11,7 triệu tỷ đồng dư nợ, mỗi năm tăng trưởng tín dụng 14 – 15%, tương đối nhiều. Do đó, chúng ta cần kiểm soát ở mức hợp lý", ông Lực khuyến nghị.
Link bài gốc: TS Cấn Văn Lực: Chủ đầu tư nên chiết khấu 30 - 40% bởi giá bất động sản thời gian qua tương đối cao
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
GS.TS Hoàng Văn Cường: Định giá đất hợp lý tạo khả...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TS. Nguyễn Quốc Hùng: Quản trị rủi ro trong ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TS Cấn Văn Lực: Thu hẹp đối tượng áp dụng phương...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
KTS. Nguyễn Hoàng Mạnh: "Khi thiết kế không nghĩ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TS. Cấn Văn Lực: Thủ tướng, NHNN mong muốn độ trễ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
West B - Mảnh ghép hoàn hảo nhất của Masteri West...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu