Mới đây, một tài khoản mạng xã hội đăng tải hình ảnh Đơn xin lắp đặt điều hòa cho lớp 1 tại một trường tiểu học ở Hà Nội, đồng thời bày tỏ sự bức xúc. Theo phụ huynh này, cô chủ nhiệm đề nghị cha mẹ đóng góp lắp điều hòa và máy chiếu phục vụ học tập cho các con. Tuy nhiên vướng mắc ở chỗ là nhà trường lại yêu cầu phụ huynh cam kết tặng lại sau khi các cháu tốt nghiệp, nếu không hiệu trưởng sẽ không cho lắp.
"Mình để ý các lớp đầu năm điều hòa, máy chiếu đã bị tháo còn nguyên công tơ, vậy những thiết bị được tặng lại sẽ xử lý như thế nào. Điều này đã thành tiền lệ, các khối lớp đều phải làm như thế này. Xin hỏi các bậc phụ huynh trường khác có như vậy không, tặng nhà trường tại sao phải cam kết, tại sao không để khóa sau sử dụng vừa tiết kiệm, chống lãng phí và đúng với môi trường giáo dục", người này chia sẻ.
Những hình ảnh được phụ huynh đăng tải trên mạng xã hội.
Chuyện lắp điều hòa vốn dĩ đầu năm học nào cũng "nóng", vậy nên ngay sau khi đăng tải lên mạng xã hội, bài viết của tài khoản facebook này đã thu hút nhiều người quan tâm, chia sẻ.
Hầu hết phụ huynh đều cho rằng, học phí trường công thấp, cơ sở vật chất không phải nơi nào cũng đầy đủ, mỗi năm chỉ huy động một ít để làm lần lượt từng công trình. Việc lắp đặt máy điều hòa, máy chiếu, hay các thiết bị phụ trợ trong trường công lập nói chung chủ yếu được thực hiện từ nguồn xã hội hóa do kinh phí ngân sách có hạn. Vậy nên, nếu phụ huynh không chung tay đóng góp thì làm sao con em được học với điều kiện tốt hơn?
Tuy nhiên, nhiều người cũng nhận định, việc tặng lại điều hòa sau khi sử dụng trừ khi phụ huynh thống nhất và tự nguyện, còn lại bắt cam kết mới cho lắp là một cách đem lợi ích của học sinh ra để "trả treo" với phụ huynh.
"Tôi sẵn sàng đồng ý tặng lại nếu nhà trường thực sự minh bạch"
Chị Thanh Thư, có con đang học lớp 2 tại một trường tiểu học ở Hà Nội cho biết, khi con chị học lớp 1, số tiền đóng để mua máy lạnh và máy camera là 800 nghìn đồng, tổng thu cả lớp 34 triệu đồng. Năm nay, dù chưa chính thức vào học nhưng ban đại diện cha mẹ học sinh đã thông báo thu thêm tiền mua máy chiếu, dự tính mỗi người 500 nghìn đồng.
Dù đầu năm học nào cũng có đủ thứ khoản thu, tuy nhiên bà mẹ này bày tỏ, cũng như nhiều phụ huynh khác, nếu vì lợi ích của con thì chị sẵn sàng đóng góp. Tuy nhiên, vấn đề là nhiều nơi hiện nay không rõ ràng trong việc thu chi, như là lắp như thế nào, ai lắp. Điều hoà mới hay cũ? Những điều hoà cũ thì để ở đâu? Ai xử lý?
Ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường chị Thư chỉ gửi bill chuyển khoản rồi phụ huynh cứ thế mà đóng.
"Như ở trường con tôi, điều hòa không có báo giá, cũng không biết mua loại gì, ở đâu, ai bán. Ban phụ huynh chỉ gửi cho cái bill chuyển khoản rồi cứ thế mà đóng. Các con có được dùng đồ mới hay không phụ huynh cũng mù mờ vì lắp lên rồi chẳng ai đòi kiểm chứng cả.
Thêm nữa là các cô năm nào cũng nói sau 5 năm là điều hòa cũ hỏng không dùng được. Điều này khá vô lý. Thực tế các gia đình đều dùng điều hoà tới 10-15 năm vẫn chạy tốt. Ở lớp, các con cũng chỉ bật điều hoà trong vài tháng.
Tôi nghĩ sau 5 năm, có thể thanh lý lại lấy tiền cho các con liên hoan. Hoặc nhà trường muốn được tặng thì cũng phải có đơn xin phép phụ huynh chứ không phải đánh tiếng để trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh tự quyết định. Cô giáo cũng từng nói máy chiếu, điều hòa của lớp 5 sau khi ra trường thì để lại cho lớp 1 dùng. Nhưng thực tế là lớp 1 đều phải đóng tiền 100% mua mới. Như vậy thì số điều hòa cũ trôi về nơi nào?", chị Thư nhận định.
Đồng tình với ý kiến này, chị Ngọc Hương (Quận 7, TP.HCM) cho rằng, qua nhiều cuộc họp phụ huynh, chị nhận thấy không phải các phụ huynh phản đối mua, mà là người ta không được minh bạch, không được truyền thông về xã hội hóa, không được giải thích cặn kẽ.
Ví dụ như hạng mục của trường năm nay là xã hội hóa việc sắm điều hòa, hạng mục này kéo dài trong vòng 5 năm. Sau 5 năm các phòng đều được trang bị điều hòa rồi thì sẽ chuyển sang phí sửa chữa, bảo dưỡng, hay là 5 năm hết khấu hao lại tiếp tục đóng góp?
"Bản thân mình không phản đối chuyện mua điều hòa, thiết bị cho con, nhưng nếu không tìm hiểu, thấy năm nào cũng đóng, khóa nào cũng đóng thì không biết tiền đi về đâu", chị nói.
Theo chị Hương, đã nói là tặng có nghĩa là phải dựa trên tinh thần tự nguyện chứ không phải ép buộc. Nhiều trường khi được hỏi về nếu các lớp đều tặng lại thì những chiếc điều hoà sẽ đi về đâu thì câu trả lời thường là: "Lắp vào phòng thể chất, thư viện... những nơi nhà trường chưa có kinh phí để lắp".
Nhưng một năm có bao nhiêu lớp ra trường, mỗi lớp 2 cái điều hoà thì bao nhiêu năm nay trường lắp vào đâu để hết những chiếc điều hoà hay là lại bán thanh lý hoặc điều hòa vẫn còn trên tường nhưng khóa sau vẫn phải đóng tiền mua mới?
Tuy nhiên, cũng có phụ huynh nhìn nhận vấn đề theo một góc khác. Chị Bích Thủy, phụ huynh có con đang theo học tại một trường tiểu học ở quận Phú Nhuận, TP.HCM cho rằng, việc trường yêu cầu tặng lại điều hòa có thể cũng có cái khó riêng.
Chị Thủy cho biết, năm lớp 1 con chị học online, qua lớp 2 mới đóng tiền mua điều hòa. Tổng số tiền cho hai máy là 32 triệu đồng chia đều cho phụ huynh. Không ai phản đối vấn đề này, phụ huynh cũng tự mặc định nộp 1 lần để dùng 5 năm, sau 5 năm thì trường tự xử lý.
Tổng số tiền cho hai máy điều hòa là 32 triệu đồng chia đều cho phụ huynh trong lớp. Ngoài ra, hàng tháng chị Thủy còn đóng thêm tiền điện.
"Cơ sở vật chất của trường công hầu hết chỉ có quạt trần và quạt tường, còn nếu các bậc phụ huynh muốn lắp điều hòa cho con là chủ ý riêng dựa trên sự tự nguyện. Khi lắp điều hòa thì cũng phải khoan tường, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng của trường.
Nếu sau 5 năm lớp nào cũng tháo ra thanh lý mà lớp sau không lắp tiếp thì tất nhiên sẽ rất ảnh hưởng mỹ quan của lớp. Một chiếc điều hòa sử dụng từ sáng đến chiều, liên tục 5 năm nếu bán lại, chia ra trên đầu người cũng không được bao nhiêu.
Trong trường hợp này, nếu nhà trường muốn phụ huynh cam kết tặng lại thì cũng nên nói rõ lý do. Chẳng hạn không muốn tháo lắp liên tục ảnh hưởng không gian lớp, hoặc muốn tận dụng cho các lớp sau khỏi đóng tiền mua mới, chỉ phải đóng tiền điện, tiền bảo dưỡng định kì... Nếu nhà trường khéo léo, không áp đặt, tôi nghĩ cũng chẳng phụ huynh nào đi tính toán chuyện hai cái điều hòa đã xài 5 năm cả", chị nói.
Link bài gốc: Tranh luận gay gắt chuyện "muốn lắp điều hòa cho con thì học xong phải tặng lại trường", phụ huynh bày tỏ ý kiến
"Mình để ý các lớp đầu năm điều hòa, máy chiếu đã bị tháo còn nguyên công tơ, vậy những thiết bị được tặng lại sẽ xử lý như thế nào. Điều này đã thành tiền lệ, các khối lớp đều phải làm như thế này. Xin hỏi các bậc phụ huynh trường khác có như vậy không, tặng nhà trường tại sao phải cam kết, tại sao không để khóa sau sử dụng vừa tiết kiệm, chống lãng phí và đúng với môi trường giáo dục", người này chia sẻ.
Những hình ảnh được phụ huynh đăng tải trên mạng xã hội.
Chuyện lắp điều hòa vốn dĩ đầu năm học nào cũng "nóng", vậy nên ngay sau khi đăng tải lên mạng xã hội, bài viết của tài khoản facebook này đã thu hút nhiều người quan tâm, chia sẻ.
Hầu hết phụ huynh đều cho rằng, học phí trường công thấp, cơ sở vật chất không phải nơi nào cũng đầy đủ, mỗi năm chỉ huy động một ít để làm lần lượt từng công trình. Việc lắp đặt máy điều hòa, máy chiếu, hay các thiết bị phụ trợ trong trường công lập nói chung chủ yếu được thực hiện từ nguồn xã hội hóa do kinh phí ngân sách có hạn. Vậy nên, nếu phụ huynh không chung tay đóng góp thì làm sao con em được học với điều kiện tốt hơn?
Tuy nhiên, nhiều người cũng nhận định, việc tặng lại điều hòa sau khi sử dụng trừ khi phụ huynh thống nhất và tự nguyện, còn lại bắt cam kết mới cho lắp là một cách đem lợi ích của học sinh ra để "trả treo" với phụ huynh.
"Tôi sẵn sàng đồng ý tặng lại nếu nhà trường thực sự minh bạch"
Chị Thanh Thư, có con đang học lớp 2 tại một trường tiểu học ở Hà Nội cho biết, khi con chị học lớp 1, số tiền đóng để mua máy lạnh và máy camera là 800 nghìn đồng, tổng thu cả lớp 34 triệu đồng. Năm nay, dù chưa chính thức vào học nhưng ban đại diện cha mẹ học sinh đã thông báo thu thêm tiền mua máy chiếu, dự tính mỗi người 500 nghìn đồng.
Dù đầu năm học nào cũng có đủ thứ khoản thu, tuy nhiên bà mẹ này bày tỏ, cũng như nhiều phụ huynh khác, nếu vì lợi ích của con thì chị sẵn sàng đóng góp. Tuy nhiên, vấn đề là nhiều nơi hiện nay không rõ ràng trong việc thu chi, như là lắp như thế nào, ai lắp. Điều hoà mới hay cũ? Những điều hoà cũ thì để ở đâu? Ai xử lý?
Ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường chị Thư chỉ gửi bill chuyển khoản rồi phụ huynh cứ thế mà đóng.
"Như ở trường con tôi, điều hòa không có báo giá, cũng không biết mua loại gì, ở đâu, ai bán. Ban phụ huynh chỉ gửi cho cái bill chuyển khoản rồi cứ thế mà đóng. Các con có được dùng đồ mới hay không phụ huynh cũng mù mờ vì lắp lên rồi chẳng ai đòi kiểm chứng cả.
Thêm nữa là các cô năm nào cũng nói sau 5 năm là điều hòa cũ hỏng không dùng được. Điều này khá vô lý. Thực tế các gia đình đều dùng điều hoà tới 10-15 năm vẫn chạy tốt. Ở lớp, các con cũng chỉ bật điều hoà trong vài tháng.
Tôi nghĩ sau 5 năm, có thể thanh lý lại lấy tiền cho các con liên hoan. Hoặc nhà trường muốn được tặng thì cũng phải có đơn xin phép phụ huynh chứ không phải đánh tiếng để trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh tự quyết định. Cô giáo cũng từng nói máy chiếu, điều hòa của lớp 5 sau khi ra trường thì để lại cho lớp 1 dùng. Nhưng thực tế là lớp 1 đều phải đóng tiền 100% mua mới. Như vậy thì số điều hòa cũ trôi về nơi nào?", chị Thư nhận định.
Đồng tình với ý kiến này, chị Ngọc Hương (Quận 7, TP.HCM) cho rằng, qua nhiều cuộc họp phụ huynh, chị nhận thấy không phải các phụ huynh phản đối mua, mà là người ta không được minh bạch, không được truyền thông về xã hội hóa, không được giải thích cặn kẽ.
Ví dụ như hạng mục của trường năm nay là xã hội hóa việc sắm điều hòa, hạng mục này kéo dài trong vòng 5 năm. Sau 5 năm các phòng đều được trang bị điều hòa rồi thì sẽ chuyển sang phí sửa chữa, bảo dưỡng, hay là 5 năm hết khấu hao lại tiếp tục đóng góp?
"Bản thân mình không phản đối chuyện mua điều hòa, thiết bị cho con, nhưng nếu không tìm hiểu, thấy năm nào cũng đóng, khóa nào cũng đóng thì không biết tiền đi về đâu", chị nói.
Theo chị Hương, đã nói là tặng có nghĩa là phải dựa trên tinh thần tự nguyện chứ không phải ép buộc. Nhiều trường khi được hỏi về nếu các lớp đều tặng lại thì những chiếc điều hoà sẽ đi về đâu thì câu trả lời thường là: "Lắp vào phòng thể chất, thư viện... những nơi nhà trường chưa có kinh phí để lắp".
Nhưng một năm có bao nhiêu lớp ra trường, mỗi lớp 2 cái điều hoà thì bao nhiêu năm nay trường lắp vào đâu để hết những chiếc điều hoà hay là lại bán thanh lý hoặc điều hòa vẫn còn trên tường nhưng khóa sau vẫn phải đóng tiền mua mới?
Tuy nhiên, cũng có phụ huynh nhìn nhận vấn đề theo một góc khác. Chị Bích Thủy, phụ huynh có con đang theo học tại một trường tiểu học ở quận Phú Nhuận, TP.HCM cho rằng, việc trường yêu cầu tặng lại điều hòa có thể cũng có cái khó riêng.
Chị Thủy cho biết, năm lớp 1 con chị học online, qua lớp 2 mới đóng tiền mua điều hòa. Tổng số tiền cho hai máy là 32 triệu đồng chia đều cho phụ huynh. Không ai phản đối vấn đề này, phụ huynh cũng tự mặc định nộp 1 lần để dùng 5 năm, sau 5 năm thì trường tự xử lý.
Tổng số tiền cho hai máy điều hòa là 32 triệu đồng chia đều cho phụ huynh trong lớp. Ngoài ra, hàng tháng chị Thủy còn đóng thêm tiền điện.
"Cơ sở vật chất của trường công hầu hết chỉ có quạt trần và quạt tường, còn nếu các bậc phụ huynh muốn lắp điều hòa cho con là chủ ý riêng dựa trên sự tự nguyện. Khi lắp điều hòa thì cũng phải khoan tường, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng của trường.
Nếu sau 5 năm lớp nào cũng tháo ra thanh lý mà lớp sau không lắp tiếp thì tất nhiên sẽ rất ảnh hưởng mỹ quan của lớp. Một chiếc điều hòa sử dụng từ sáng đến chiều, liên tục 5 năm nếu bán lại, chia ra trên đầu người cũng không được bao nhiêu.
Trong trường hợp này, nếu nhà trường muốn phụ huynh cam kết tặng lại thì cũng nên nói rõ lý do. Chẳng hạn không muốn tháo lắp liên tục ảnh hưởng không gian lớp, hoặc muốn tận dụng cho các lớp sau khỏi đóng tiền mua mới, chỉ phải đóng tiền điện, tiền bảo dưỡng định kì... Nếu nhà trường khéo léo, không áp đặt, tôi nghĩ cũng chẳng phụ huynh nào đi tính toán chuyện hai cái điều hòa đã xài 5 năm cả", chị nói.
Link bài gốc: Tranh luận gay gắt chuyện "muốn lắp điều hòa cho con thì học xong phải tặng lại trường", phụ huynh bày tỏ ý kiến
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng "tranh" nhau cho khách vay trả nợ ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghỉ lễ dài ngày, tôi dành thời gian cho gia đình...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cảnh báo chiêu lừa để tránh mất tiền dịp lễ 2-9
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người ích kỷ luôn khiến bạn tự trách bằng 5 câu nói...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dù đắt đỏ, người Nhật vẫn tranh nhau mua thực phẩm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu