TIN MỚI
Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, đây là tình trạng đáng báo động về việc các hộ gia đình, cá nhân tự ý xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ, chia nhỏ các căn hộ để bán trái phép, lấn chiếm không gian, nhiều nguy cơ tiềm ẩn về phòng cháy chữa cháy cũng như an ninh trật tự khu vực.
Theo đó, Sở yêu cầu các UBND quận, huyện tăng cường phổ biến, tuyên truyền các quy định về quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng, xử lý công trình xây dựng mới nhà ở riêng lẻ hoặc công trình sửa chữa, cải tạo nhà riêng lẻ.
Sở này nhấn mạnh cần tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn.
Sở Xây dựng cũng cho biết, trước đó ngày 18/6 Bộ Xây dựng đã có Công văn số 2937 về việc tăng cường thực hiện quy định của pháp luật về xây dựng, kiểm soát trật tự xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ thiết kế nhiều tầng, nhiều căn hộ.
Bộ Xây dựng cũng đã cảnh báo về tình trạng lợi dụng sự buông lỏng của cơ quan chức năng nên một số đối tượng đã tự ý thực hiện xây dựng công trình nhà ở chia thành các căn hộ ở không phép, sai phép, sai quy hoạch dẫn đến quá tải về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội, nguy cơ xảy ra các tranh chấp giữa người mua và người bán.
Trên thực tế, tình trạng biến tướng nhà ở thành chung cư mini trá hình đã tồn tại nhiều năm nay khi quỹ đất hạn hẹp, giá nhà ở leo thang, người lao động khó lòng sở hữu nhà ở tại các khu vực trung tâm. Tình trạng này không chỉ xuất hiện ở TP.HCM mà tại Hà Nội hay Đà Nẵng, Long An... cũng đã xuất hiện tràn lan và gây ảnh hưởng đến quy hoạch đô thị.
Một "tòa" "trá hình" đang được mọc lên tại số 205/53/51 Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
Đáng nói, tình trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để, trong khi đó nhiều người dân lại vì thiếu hiểu biết mà vừa mua được nhà đã bị cưỡng chế, tiền mất tật mang.
Đơn cử như tại chung cư mini 9X House tại phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM, công trình này cao 5 tầng, gồm 59 căn hộ, do Công ty cổ phần bất động sản Thanh Tùng Đại Lộc của ông Phương (chủ đất) bán cho khách hàng từ năm 2019 với giá từ 20 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, thực tế công trình này chỉ được cấp phép là nhà trọ 1 tầng, việc xây dựng và bán cho người dân là sai phép, do đó mới đây cơ quan chức năng đã tiến hành cưỡng chế, rất nhiều căn hộ đã bị phá dỡ, và người mua nhà phải dọn đồ ra khỏi căn hộ khi chưa vào ở được 1 năm. Bao nhiêu tiền của trang trí, hoàn thiện căn hộ đều mất trắng.
Cảnh báo về rủi ro , luật sư Nguyễn Đức Hùng - Hãng Luật TGS cho rằng, xây dựng chung cư mini là việc chủ nhà lợi dụng kẽ hở của pháp luật bằng cách núp bóng giấy phép nhà ở riêng lẻ. Các chủ nhà này sau khi nhận giấy phép liền tự ý đổi thiết kế, không xây dựng theo giấy phép được duyệt mà phân chia thành nhiều căn hộ nhỏ để bán.
Đối với các dự án này, rủi ro pháp lý thuộc về người mua đó là việc không có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sổ hồng, đối diện với việc khó khăn trong chuyển nhượng, không thể thế chấp vay vốn, không thể thừa kế...
Theo Luật sư Hùng, để tránh rủi ro người mua khi giao dịch cần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp đủ giấy tờ như giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế được phê duyệt, bản sao các thiết kế điện nước, sơ đồ căn hộ, tránh nghe lời quảng cáo để rồi sập bẫy của người bán.
Diễn đàn doanh nghiệp
Link bài gốc: TP.HCM quyết dẹp chung cư mini "trá hình"
Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, đây là tình trạng đáng báo động về việc các hộ gia đình, cá nhân tự ý xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ, chia nhỏ các căn hộ để bán trái phép, lấn chiếm không gian, nhiều nguy cơ tiềm ẩn về phòng cháy chữa cháy cũng như an ninh trật tự khu vực.
Theo đó, Sở yêu cầu các UBND quận, huyện tăng cường phổ biến, tuyên truyền các quy định về quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng, xử lý công trình xây dựng mới nhà ở riêng lẻ hoặc công trình sửa chữa, cải tạo nhà riêng lẻ.
Sở này nhấn mạnh cần tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn.
Sở Xây dựng cũng cho biết, trước đó ngày 18/6 Bộ Xây dựng đã có Công văn số 2937 về việc tăng cường thực hiện quy định của pháp luật về xây dựng, kiểm soát trật tự xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ thiết kế nhiều tầng, nhiều căn hộ.
Bộ Xây dựng cũng đã cảnh báo về tình trạng lợi dụng sự buông lỏng của cơ quan chức năng nên một số đối tượng đã tự ý thực hiện xây dựng công trình nhà ở chia thành các căn hộ ở không phép, sai phép, sai quy hoạch dẫn đến quá tải về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội, nguy cơ xảy ra các tranh chấp giữa người mua và người bán.
Trên thực tế, tình trạng biến tướng nhà ở thành chung cư mini trá hình đã tồn tại nhiều năm nay khi quỹ đất hạn hẹp, giá nhà ở leo thang, người lao động khó lòng sở hữu nhà ở tại các khu vực trung tâm. Tình trạng này không chỉ xuất hiện ở TP.HCM mà tại Hà Nội hay Đà Nẵng, Long An... cũng đã xuất hiện tràn lan và gây ảnh hưởng đến quy hoạch đô thị.
Một "tòa" "trá hình" đang được mọc lên tại số 205/53/51 Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
Đáng nói, tình trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để, trong khi đó nhiều người dân lại vì thiếu hiểu biết mà vừa mua được nhà đã bị cưỡng chế, tiền mất tật mang.
Đơn cử như tại chung cư mini 9X House tại phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM, công trình này cao 5 tầng, gồm 59 căn hộ, do Công ty cổ phần bất động sản Thanh Tùng Đại Lộc của ông Phương (chủ đất) bán cho khách hàng từ năm 2019 với giá từ 20 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, thực tế công trình này chỉ được cấp phép là nhà trọ 1 tầng, việc xây dựng và bán cho người dân là sai phép, do đó mới đây cơ quan chức năng đã tiến hành cưỡng chế, rất nhiều căn hộ đã bị phá dỡ, và người mua nhà phải dọn đồ ra khỏi căn hộ khi chưa vào ở được 1 năm. Bao nhiêu tiền của trang trí, hoàn thiện căn hộ đều mất trắng.
Cảnh báo về rủi ro , luật sư Nguyễn Đức Hùng - Hãng Luật TGS cho rằng, xây dựng chung cư mini là việc chủ nhà lợi dụng kẽ hở của pháp luật bằng cách núp bóng giấy phép nhà ở riêng lẻ. Các chủ nhà này sau khi nhận giấy phép liền tự ý đổi thiết kế, không xây dựng theo giấy phép được duyệt mà phân chia thành nhiều căn hộ nhỏ để bán.
Đối với các dự án này, rủi ro pháp lý thuộc về người mua đó là việc không có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sổ hồng, đối diện với việc khó khăn trong chuyển nhượng, không thể thế chấp vay vốn, không thể thừa kế...
Theo Luật sư Hùng, để tránh rủi ro người mua khi giao dịch cần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp đủ giấy tờ như giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế được phê duyệt, bản sao các thiết kế điện nước, sơ đồ căn hộ, tránh nghe lời quảng cáo để rồi sập bẫy của người bán.
Diễn đàn doanh nghiệp
Link bài gốc: TP.HCM quyết dẹp chung cư mini "trá hình"
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Tp.HCM: Hoạt động cấp phép đất đai, xây dựng vào...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thông tin mới nhất về kế hoạch sử dụng đất năm 2023...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TP.HCM: Dưới 2 tỷ đồng, mua nhà ở TP Thủ Đức thế nào?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sự thật phía sau các mặt bằng bán lẻ tại Tp.HCM “ế ẩm”
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tp.HCM công bố các dự án được vay gói tín dụng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nguồn cung bất động sản Tp.HCM đang thiếu sự đa...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu