Mới đây, theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ, UBND TP.HCM có báo cáo về kết quả thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất, kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa giai đoạn 2011-2021.
Theo đó, từ năm 2011 đến cuối năm 2021, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc quản lý của UBND TP.HCM đã chuyển đổi 70 vị trí đất với tổng diện tích gần 1,4 triệu m[SUP]2[/SUP] sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở. Trong 3 năm (năm 2019, 2020 và 2021), không có dự án chuyển mục đích sử dụng đất.
Tổng số tiền thu được từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất là 8.501,1 tỉ đồng (đạt 100% số tiền phải thu).
Trong giai đoạn này, Thanh tra TP.HCM đã thanh tra 28 vị trí đất (với gần 6 triệu m[SUP]2[/SUP] đất) và ban hành 8 kết luận thanh tra.
Kết quả xử lý: thu hồi được 6,5 tỉ đồng; đã chuyển vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an 21 tỉ đồng; đã xử lý hành chính 21 tổ chức, cá nhân và chuyển 7 vụ việc sang cơ quan công an để xử lý hình sự.
Kết quả thanh tra từ TP.HCM cho thấy các vi phạm chuyển mục đích đất công chủ yếu là của doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư dự án. Cụ thể:
Doanh nghiệp chuyển nhượng hoặc góp vốn bằng tài sản trên đất sau đó chuyển quyền được thuê đất của Nhà nước hoặc quyền phát triển dự án cho đối tác để toàn quyền phát triển dự án.
Doanh nghiệp nhà nước góp vốn tham gia liên doanh, liên kết hoặc lập công ty liên doanh, liên kết (gọi tắt là pháp nhân mới) để triển khai dự án kinh doanh bất động sản thực chất là chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư nhưng không thông qua thủ tục đấu thầu hoặc bán đấu giá tài sản.
Có trường hợp doanh nghiệp nhà nước sử dụng hợp đồng hợp tác để cập nhật thông tin biến động trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, từ đó giao cho đối tác toàn quyền thực hiện dự án khi chưa được cơ quan chủ quản hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Khi hợp tác đầu tư, doanh nghiệp nhà nước không thẩm định lợi thế quyền thuê đất, lợi thế mặt bằng làm cơ sở góp vốn, từ đó giao toàn quyền cho đối tác khai thác dự án và phân chia lợi nhuận cố định.
Doanh nghiệp sử dụng đất thuê của Nhà nước không đúng mục đích giao, thuê, sử dụng đất đai, mặt bằng không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của đơn vị, không đúng phương án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được duyệt.
Đất công cộng, nhà máy tiếp tục thành cao ốc
Link bài gốc: TP.HCM chuyển 7 vi phạm chuyển đổi đất công giai đoạn 2011-2021 sang cơ quan điều tra
Theo đó, từ năm 2011 đến cuối năm 2021, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc quản lý của UBND TP.HCM đã chuyển đổi 70 vị trí đất với tổng diện tích gần 1,4 triệu m[SUP]2[/SUP] sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở. Trong 3 năm (năm 2019, 2020 và 2021), không có dự án chuyển mục đích sử dụng đất.
Tổng số tiền thu được từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất là 8.501,1 tỉ đồng (đạt 100% số tiền phải thu).
Trong giai đoạn này, Thanh tra TP.HCM đã thanh tra 28 vị trí đất (với gần 6 triệu m[SUP]2[/SUP] đất) và ban hành 8 kết luận thanh tra.
Kết quả xử lý: thu hồi được 6,5 tỉ đồng; đã chuyển vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an 21 tỉ đồng; đã xử lý hành chính 21 tổ chức, cá nhân và chuyển 7 vụ việc sang cơ quan công an để xử lý hình sự.
Kết quả thanh tra từ TP.HCM cho thấy các vi phạm chuyển mục đích đất công chủ yếu là của doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư dự án. Cụ thể:
Doanh nghiệp chuyển nhượng hoặc góp vốn bằng tài sản trên đất sau đó chuyển quyền được thuê đất của Nhà nước hoặc quyền phát triển dự án cho đối tác để toàn quyền phát triển dự án.
Doanh nghiệp nhà nước góp vốn tham gia liên doanh, liên kết hoặc lập công ty liên doanh, liên kết (gọi tắt là pháp nhân mới) để triển khai dự án kinh doanh bất động sản thực chất là chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư nhưng không thông qua thủ tục đấu thầu hoặc bán đấu giá tài sản.
Có trường hợp doanh nghiệp nhà nước sử dụng hợp đồng hợp tác để cập nhật thông tin biến động trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, từ đó giao cho đối tác toàn quyền thực hiện dự án khi chưa được cơ quan chủ quản hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Khi hợp tác đầu tư, doanh nghiệp nhà nước không thẩm định lợi thế quyền thuê đất, lợi thế mặt bằng làm cơ sở góp vốn, từ đó giao toàn quyền cho đối tác khai thác dự án và phân chia lợi nhuận cố định.
Doanh nghiệp sử dụng đất thuê của Nhà nước không đúng mục đích giao, thuê, sử dụng đất đai, mặt bằng không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của đơn vị, không đúng phương án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được duyệt.
Đất công cộng, nhà máy tiếp tục thành cao ốc
Link bài gốc: TP.HCM chuyển 7 vi phạm chuyển đổi đất công giai đoạn 2011-2021 sang cơ quan điều tra
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Tp.HCM: Hoạt động cấp phép đất đai, xây dựng vào...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thông tin mới nhất về kế hoạch sử dụng đất năm 2023...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TP.HCM: Dưới 2 tỷ đồng, mua nhà ở TP Thủ Đức thế nào?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sự thật phía sau các mặt bằng bán lẻ tại Tp.HCM “ế ẩm”
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tp.HCM công bố các dự án được vay gói tín dụng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nguồn cung bất động sản Tp.HCM đang thiếu sự đa...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu