TIN MỚI
Vị tôm vốn ngọt nước, dai thịt lại giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, canxi, Omega 3 nên thường được nhiều bà nội trợ bổ sung thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vì là loài sống trong nước nên tôm cũng không thể tránh khỏi nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Do đó, bạn cần chú ý loại bỏ 3 bộ phận này khi sơ chế tôm để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc, gây hại sức khỏe.
Đường chỉ đen trên lưng tôm
Tôm khi còn sống, bạn cầm trên tay những con to sẽ thấy có một đường chỉ màu đen hoặc trắng ngay vùng lưng tôm (còn được gọi là chỉ tôm). Đường chỉ này chính là đường tiêu hóa của tôm, chứa dạ dày và đại tràng.
Nếu bạn ăn đường chỉ tôm thì cũng không gây hại gì nhiều đến sức khỏe do các vi khuẩn trong chỉ tôm đã chết ở nhiệt độ cao khi nấu. Dù vậy, bạn vẫn nên loại bỏ đường chỉ này để đảm bảo món tôm nhà nấu được sạch sẽ và đủ yếu tố vệ sinh hơn.
Vỏ tôm
Có một sự thật là lượng canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc chỉ có rất ít. Trong vỏ tôm có thành phần chính là chitin (một dạng polymer cấu thành lớp vỏ nên giúp vỏ tôm cứng cáp). Việc ăn vỏ tôm sẽ chẳng mang đến tác dụng gì so với thịt tôm, vốn chứa nhiều canxi.
Đặc biệt, khi ăn vỏ tôm, cơ thể bạn cũng có thể gặp phải tình trạng khó tiêu hóa. Ngoài ra, bạn càng không nên cho trẻ nhỏ ăn vì rất dễ gây hóc vỏ tôm.
Đầu tôm
Hầu hết, các cơ quan nội tạng của tôm được phân phối ở vùng đầu. Đó là lý do vì sao khi hấp tôm chín, bạn sẽ thấy đầu tôm có nhiều chất đen xuất hiện. Phần đầu cũng là nơi chứa chất thải của tôm và dễ tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Với người đang mang thai, độc tính của asen có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Vì vậy, cần chế biến sạch và loại bỏ đầu tôm để bảo đảm an toàn cho sức khỏe.
Khi mua tôm, bạn cũng nên chú ý quan sát vùng đầu. Trong trường hợp đầu tôm chuyển màu đen rõ rệt thì khả năng nhiễm kim loại, các chất độc hại hay ký sinh trùng là rất cao.
*Một vài lưu ý cần biết khi ăn tôm:
- Không ăn tôm chưa được nấu chín kỹ.
- Không nên ăn tôm với số lượng lớn trong một bữa.
- Không uống chung nước hoa quả lạnh hoặc rượu bia khi đang ăn tôm.
- Không ăn tôm đã để qua đêm.
- Không nên uống trà sau khi ăn tôm.
Source (Nguồn): QQ, The Health, Livestrong, Sohu
Mùa "giải cứu" tôm hùm bạn nhớ đừng phạm sai lầm này khi ăn kẻo vừa mất hết chất bổ, vừa "hạ độc" cơ thể nhanh khủng khiếp
Tổ quốc
Link bài gốc: Tôm cực giàu canxi nhưng lại chứa nhiều ký sinh trùng, đặc biệt ở 3 bộ phận này nên bạn cần tránh ăn
Vị tôm vốn ngọt nước, dai thịt lại giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, canxi, Omega 3 nên thường được nhiều bà nội trợ bổ sung thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vì là loài sống trong nước nên tôm cũng không thể tránh khỏi nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Do đó, bạn cần chú ý loại bỏ 3 bộ phận này khi sơ chế tôm để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc, gây hại sức khỏe.
Đường chỉ đen trên lưng tôm
Tôm khi còn sống, bạn cầm trên tay những con to sẽ thấy có một đường chỉ màu đen hoặc trắng ngay vùng lưng tôm (còn được gọi là chỉ tôm). Đường chỉ này chính là đường tiêu hóa của tôm, chứa dạ dày và đại tràng.
Nếu bạn ăn đường chỉ tôm thì cũng không gây hại gì nhiều đến sức khỏe do các vi khuẩn trong chỉ tôm đã chết ở nhiệt độ cao khi nấu. Dù vậy, bạn vẫn nên loại bỏ đường chỉ này để đảm bảo món tôm nhà nấu được sạch sẽ và đủ yếu tố vệ sinh hơn.
Vỏ tôm
Có một sự thật là lượng canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc chỉ có rất ít. Trong vỏ tôm có thành phần chính là chitin (một dạng polymer cấu thành lớp vỏ nên giúp vỏ tôm cứng cáp). Việc ăn vỏ tôm sẽ chẳng mang đến tác dụng gì so với thịt tôm, vốn chứa nhiều canxi.
Đặc biệt, khi ăn vỏ tôm, cơ thể bạn cũng có thể gặp phải tình trạng khó tiêu hóa. Ngoài ra, bạn càng không nên cho trẻ nhỏ ăn vì rất dễ gây hóc vỏ tôm.
Đầu tôm
Hầu hết, các cơ quan nội tạng của tôm được phân phối ở vùng đầu. Đó là lý do vì sao khi hấp tôm chín, bạn sẽ thấy đầu tôm có nhiều chất đen xuất hiện. Phần đầu cũng là nơi chứa chất thải của tôm và dễ tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Với người đang mang thai, độc tính của asen có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Vì vậy, cần chế biến sạch và loại bỏ đầu tôm để bảo đảm an toàn cho sức khỏe.
Khi mua tôm, bạn cũng nên chú ý quan sát vùng đầu. Trong trường hợp đầu tôm chuyển màu đen rõ rệt thì khả năng nhiễm kim loại, các chất độc hại hay ký sinh trùng là rất cao.
*Một vài lưu ý cần biết khi ăn tôm:
- Không ăn tôm chưa được nấu chín kỹ.
- Không nên ăn tôm với số lượng lớn trong một bữa.
- Không uống chung nước hoa quả lạnh hoặc rượu bia khi đang ăn tôm.
- Không ăn tôm đã để qua đêm.
- Không nên uống trà sau khi ăn tôm.
Source (Nguồn): QQ, The Health, Livestrong, Sohu
Mùa "giải cứu" tôm hùm bạn nhớ đừng phạm sai lầm này khi ăn kẻo vừa mất hết chất bổ, vừa "hạ độc" cơ thể nhanh khủng khiếp
Tổ quốc
Link bài gốc: Tôm cực giàu canxi nhưng lại chứa nhiều ký sinh trùng, đặc biệt ở 3 bộ phận này nên bạn cần tránh ăn
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Mừng hay lo khi nhà đầu tư ngoại thâu tóm nhiều dự...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhà đầu tư nước ngoài đang âm thầm “thâu tóm” dự án...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Khổng Tử tóm gọn "luật" của kẻ mạnh: 30 tuổi tu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vụ nhóm khách đi ô tô, ăn tôm hùm 'quên'...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Danh mục BĐS thương mại đình đám bậc nhất Việt Nam...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một ngân hàng bảo lãnh 900 tỷ đồng cho dự án Thành...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu