Chị Hồng, một nhân viên văn phòng làm việc tại quận 5, Tp.HCM đã chia sẻ tình trạng bị “khủng bố” điện thoại từ môi giới bất động sản. “Nói thật, tôi phát điên khi một ngày nhận quá nhiều cuộc gọi mời mua nhà đất”, chị Hồng giãi bày.
Chị Hồng không phải là trường hợp hiếm gặp khi liên tục bị môi giới làm phiền từ các cuộc gọi. Thậm chí, bốc máy các cuộc gọi từ số lạ là nỗi ám ảnh của nhiều người. Chặn số lạ này thì số lạ khác xuất hiện.
Mới đây, chị Hoà (ngụ quận 9, Tp.HCM) cũng liên tục nhận được các cuộc điện thoại mời mua bất động sản. Nhấc mấy là đầu dây bên kia giới thiệu về đất giảm giá, chỉ còn vài trăm triệu đồng/nền. Dù đã nhiều lần nói không có nhu cầu nhưng số máy vẫn gọi lại lần 2, lần 3. Trong danh bạ của chị Hoà hiện đã chặn khá nhiều số điện thoại lạ từ môi giới, tuy nhiên, lâu lâu vẫn xuất hiện các số khác, cũng nội dung mời chào tương tự.
Chị Hoà cho biết, trước đây chị có đầu tư 2 nền đất tại khu vực Đồng Xoài, Bình Phước. Dù mảnh đất đã bán cách đây 4 năm nhưng hiện tại chị liên tục nhận cuộc gọi từ môi giới xưng là của công ty chị đã mua đất trước đó. Môi giới vừa hỏi thăm nền đất cũ của chị, vừa giới thiệu dự án mới.
“Chị đã bán hai nền đất ở dự án chưa. Em hỗ trợ mình ra hàng. Nếu chị muốn đầu tư thêm, hiện bên em có dự án giá đang rất tốt”, chị Hoà kể lại cách mời mua dự án của môi giới. Theo chị Hoà, kịch bản hỏi thăm đất cũ, mời mua đất mới lặp lại ở hầu hết các môi giới.
Nhiều người bất lực với các cuộc gọi mời chào bất động sản, đầu tư chứng khoán. Ảnh: Minh hoạ
Mục đích của môi giới là giới thiệu và chào mua dự án mới, không mấy quan tâm đến việc ra hàng cũ cho nhà đầu tư. Nhất là trong bối cảnh thị trường yếu thanh khoản như hiện nay, môi giới hiểu rằng, việc bán hàng thứ cấp cho nhà đầu tư là không dễ dàng. Việc quan tâm nguồn hàng cũ chỉ là “cớ” để môi giới tiếp cận khách cũ mua hàng mới.
Ghi nhận cho thấy, thị trường bất động sản càng khó khăn, cuộc gọi mời chào nhà đất của môi giới càng tăng lên.
Bên cạnh những người khó chịu vì bị làm phiền thì số ít người tỏ ra thông cảm với môi giới. Họ cho rằng, hình thức gọi điện thoại để chào mời nhà đất cũng là cách thức tiếp cận khách hàng bình thường. Mình không có nhu cầu thì có thể từ chối. Nhất là trong bối cảnh thị trường khó khăn như hiện nay, việc tìm kiếm khách hàng và giao dịch của môi giới khó khăn nên dễ thông cảm hơn. Thường thì một môi giới gọi 1-2 lần, nếu khách từ chối họ sẽ không gọi nữa, mà các số lạ có thể đến từ môi giới khác.
Trước đó, quy định cấm gọi điện quảng cáo bất động sản nếu khách chưa đồng ý đã được quy định trong Nghị định 91/2020/NĐ-CP (có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2020). Thế nhưng, tình trạng này vẫn tiếp diễn trong những năm qua.
Bên cạnh hình thức cho nhân viên gọi điện trực tiếp để mời chào , nhiều đơn vị còn sử dụng tổng đài tự động để gọi điện quảng cáo. Theo đó, chỉ cần chủ thuê bao nhấc máy, lập tức ở đầu dây bên kia, các thông tin về dự án bất động sản sẽ tự động được bật, không cần biết người nhấc máy có bận hoặc quan tâm đến dự án hay không.
Không chỉ các cuộc gọi, tin nhắn SMS cũng là hình thức tiếp tục được các đơn vị bán bất động sản huy động để quảng cáo, mời chào chủ thuê bao. Tuy nhiên, gần đây khi nhà mạng mạnh tay trong việc chặn tin nhắn rác thì một số đơn vị đẩy mạnh nhắn tin spam trên nền tảng internet (OTT) hoặc email.
Link bài gốc: “Tôi phát điên vì một ngày nhận gần 10 cuộc gọi mời mua nhà đất”
Chị Hồng không phải là trường hợp hiếm gặp khi liên tục bị môi giới làm phiền từ các cuộc gọi. Thậm chí, bốc máy các cuộc gọi từ số lạ là nỗi ám ảnh của nhiều người. Chặn số lạ này thì số lạ khác xuất hiện.
Mới đây, chị Hoà (ngụ quận 9, Tp.HCM) cũng liên tục nhận được các cuộc điện thoại mời mua bất động sản. Nhấc mấy là đầu dây bên kia giới thiệu về đất giảm giá, chỉ còn vài trăm triệu đồng/nền. Dù đã nhiều lần nói không có nhu cầu nhưng số máy vẫn gọi lại lần 2, lần 3. Trong danh bạ của chị Hoà hiện đã chặn khá nhiều số điện thoại lạ từ môi giới, tuy nhiên, lâu lâu vẫn xuất hiện các số khác, cũng nội dung mời chào tương tự.
Chị Hoà cho biết, trước đây chị có đầu tư 2 nền đất tại khu vực Đồng Xoài, Bình Phước. Dù mảnh đất đã bán cách đây 4 năm nhưng hiện tại chị liên tục nhận cuộc gọi từ môi giới xưng là của công ty chị đã mua đất trước đó. Môi giới vừa hỏi thăm nền đất cũ của chị, vừa giới thiệu dự án mới.
“Chị đã bán hai nền đất ở dự án chưa. Em hỗ trợ mình ra hàng. Nếu chị muốn đầu tư thêm, hiện bên em có dự án giá đang rất tốt”, chị Hoà kể lại cách mời mua dự án của môi giới. Theo chị Hoà, kịch bản hỏi thăm đất cũ, mời mua đất mới lặp lại ở hầu hết các môi giới.
Nhiều người bất lực với các cuộc gọi mời chào bất động sản, đầu tư chứng khoán. Ảnh: Minh hoạ
Mục đích của môi giới là giới thiệu và chào mua dự án mới, không mấy quan tâm đến việc ra hàng cũ cho nhà đầu tư. Nhất là trong bối cảnh thị trường yếu thanh khoản như hiện nay, môi giới hiểu rằng, việc bán hàng thứ cấp cho nhà đầu tư là không dễ dàng. Việc quan tâm nguồn hàng cũ chỉ là “cớ” để môi giới tiếp cận khách cũ mua hàng mới.
Ghi nhận cho thấy, thị trường bất động sản càng khó khăn, cuộc gọi mời chào nhà đất của môi giới càng tăng lên.
Bên cạnh những người khó chịu vì bị làm phiền thì số ít người tỏ ra thông cảm với môi giới. Họ cho rằng, hình thức gọi điện thoại để chào mời nhà đất cũng là cách thức tiếp cận khách hàng bình thường. Mình không có nhu cầu thì có thể từ chối. Nhất là trong bối cảnh thị trường khó khăn như hiện nay, việc tìm kiếm khách hàng và giao dịch của môi giới khó khăn nên dễ thông cảm hơn. Thường thì một môi giới gọi 1-2 lần, nếu khách từ chối họ sẽ không gọi nữa, mà các số lạ có thể đến từ môi giới khác.
Trước đó, quy định cấm gọi điện quảng cáo bất động sản nếu khách chưa đồng ý đã được quy định trong Nghị định 91/2020/NĐ-CP (có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2020). Thế nhưng, tình trạng này vẫn tiếp diễn trong những năm qua.
Bên cạnh hình thức cho nhân viên gọi điện trực tiếp để mời chào , nhiều đơn vị còn sử dụng tổng đài tự động để gọi điện quảng cáo. Theo đó, chỉ cần chủ thuê bao nhấc máy, lập tức ở đầu dây bên kia, các thông tin về dự án bất động sản sẽ tự động được bật, không cần biết người nhấc máy có bận hoặc quan tâm đến dự án hay không.
Không chỉ các cuộc gọi, tin nhắn SMS cũng là hình thức tiếp tục được các đơn vị bán bất động sản huy động để quảng cáo, mời chào chủ thuê bao. Tuy nhiên, gần đây khi nhà mạng mạnh tay trong việc chặn tin nhắn rác thì một số đơn vị đẩy mạnh nhắn tin spam trên nền tảng internet (OTT) hoặc email.
Link bài gốc: “Tôi phát điên vì một ngày nhận gần 10 cuộc gọi mời mua nhà đất”
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đà Nẵng ra “tối hậu thư” cho 3 dự án bỏ hoang trên...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhà đầu tư ôm nhiều bất động sản: “Tôi phải bán bất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhân viên phòng công chứng Quận 9: “Tôi không có...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tài sản kếch xù, ông hoàng điện ảnh Châu Nhuận Phát...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Quyền Linh: “Tôi nhờ công an vào cuộc vì bị mạo...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu