TIN MỚI
Anh Tiến Dũng (Hà Nội) có 1 tỷ đồng và được người bạn rủ góp vốn cùng ‘săn’ bất động sản của những người đang “cắm” bất động sản vào ngân hàng để vay tiền kinh doanh, nhưng thời gian thanh toán đến và chủ sở hữu không có khả năng đáo hạn.
Bất động sản ‘ngộp’ có thực sự sinh lời cao để đầu tư lúc này?
Anh Dũng cho hay, người bạn của anh nói, những trường hợp đó thường bán đất trước thời gian đáo hạn với giá rẻ hơn thị trường từ 10% trở lên. Do đó, nếu đầu tư vào đất “ngộp” sẽ có mức sinh lời trung bình trên 25%.
Trong khi đó, với lãi suất ngân hàng như thời điểm hiện tại đã giảm thấp, nếu gửi tiền vào ngân hàng thì số tiền lãi không nhiều. Vì thế nếu đầu tư vào đất đang được chủ rao bán gấp thì mức sinh lời cao hơn nhiều so với gửi tiền ngân hàng.
"Trước những phân tích của bạn tôi, tôi rất băn khoăn liệu đầu từ vào bất động sản “ngộp” thực sự sẽ sinh lời cao như bạn tôi nói? Tôi có nên góp vốn cùng bạn đầu tư vào bất động sản “ngộp” lúc này hay không?", anh Dũng đưa ra câu hỏi.
Chuyên gia kinh tế tài chính Đinh Thế Hiển cho hay, bất động sản “ngộp” tức là chủ sở hữu đang bị “kẹt” nợ ngân hàng rất lớn và họ cần bán, nếu không thì ngân hàng xiết luôn.
“Ngân hàng đang nắm hồ sơ giấy tờ, chúng ta nghĩ rằng làm việc với ngân hàng hoặc mua qua đấu giá là ổn rồi. Nhưng mỗi trường hợp đều khác nhau. Với bất động sản “ngộp”, phải xem xét kỹ về pháp lý, quyền mua và vấn đề thanh toán. Có nhiều trường hợp, tôi thấy giao dịch dạng như vậy, cuối cùng gặp trục trặc về giấy tờ”, ông Hiển nói.
Theo ông Hiển, nhà đầu tư nên ‘né’ bất động sản “ngộp” trong giai đoạn này, nếu không chuyên trong lĩnh vực đó. Ngay cả cán bộ tín dụng ngân hàng đang nắm thông tin về một bất động sản “ngộp” nào đó và họ giới thiệu ra, thì khoản chênh lệch lời cũng không đủ hấp dẫn để chúng ta chấp nhận rủi ro.
“Bất động sản ‘ngộp’ chỉ dành riêng cho những người chuyên “săn” sản phẩm này và họ có dòng tiền nhanh để luân chuyển qua lại. Còn nếu không chuyên thì nên đứng ở ngoài”, chuyên gia Đinh Thế Hiển lưu ý.
Cũng theo vị chuyên gia này, nếu các nhà đầu tư muốn ‘xuống tiền’ đầu tư bất động sản trong giai đoạn này cần chú ý đến 3 tiêu chí khi lựa chọn sản phẩm, đó là yếu tố pháp lý, địa điểm và giá cả.
Ông Hiển phân tích, hiện tại, ngoài việc mua vì nhu cầu thông thường, nhiều người còn mua vì cơ hội. Bởi khó khăn của người này là cơ hội của người khác. Tình hình chung khiến cho nhiều người đang ‘ôm’ bất động sản gặp khó khăn và phải bán, đó là cơ hội cho người mua.
Trên góc độ này, ông Hiển cho rằng, nên tìm những sản phẩm có giá trị lâu dài hoặc là sản phẩm nào giảm sâu hơn thì có thể mạnh dạn mua. Đặc biệt là với những bất động sản chỉ có cơ hội này mới giảm, chứ bình thường không giảm hoặc không bán, chẳng hạn như nhà phố.
“Nhà phố thường 7-8 tỷ trở lên mà số tiền đó không phải ai cũng có. Nhà phố đang bị khủng hoảng cho thuê, khiến người ta muốn giảm giá để bán. Trong giai đoạn bình thường, bạn thích căn nhà phố đó cũng không mua được, đó là sản phẩm người ta không mua để bán mà để dành lâu dài. Chỉ có cơ hội này, họ mới bán mà còn giảm giá”, ông Hiển phân tích.
Song chuyên gia cho rằng, tùy theo khẩu vị của mỗi người có thể chọn đất nền, căn hộ hay thậm chí là đất vùng xa để đầu tư nhưng phải lưu tâm 3 tiêu chí quan trọng là pháp lý, địa điểm và giá cả hợp lý.
Xuất hiện tâm lý nhà đầu tư sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền nếu không mua bất động sản lúc này
Infonet
Link bài gốc: Tôi có nên đầu tư bất động sản ‘ngộp’ chờ hết dịch thì bán không?
Anh Tiến Dũng (Hà Nội) có 1 tỷ đồng và được người bạn rủ góp vốn cùng ‘săn’ bất động sản của những người đang “cắm” bất động sản vào ngân hàng để vay tiền kinh doanh, nhưng thời gian thanh toán đến và chủ sở hữu không có khả năng đáo hạn.
Bất động sản ‘ngộp’ có thực sự sinh lời cao để đầu tư lúc này?
Anh Dũng cho hay, người bạn của anh nói, những trường hợp đó thường bán đất trước thời gian đáo hạn với giá rẻ hơn thị trường từ 10% trở lên. Do đó, nếu đầu tư vào đất “ngộp” sẽ có mức sinh lời trung bình trên 25%.
Trong khi đó, với lãi suất ngân hàng như thời điểm hiện tại đã giảm thấp, nếu gửi tiền vào ngân hàng thì số tiền lãi không nhiều. Vì thế nếu đầu tư vào đất đang được chủ rao bán gấp thì mức sinh lời cao hơn nhiều so với gửi tiền ngân hàng.
"Trước những phân tích của bạn tôi, tôi rất băn khoăn liệu đầu từ vào bất động sản “ngộp” thực sự sẽ sinh lời cao như bạn tôi nói? Tôi có nên góp vốn cùng bạn đầu tư vào bất động sản “ngộp” lúc này hay không?", anh Dũng đưa ra câu hỏi.
Chuyên gia kinh tế tài chính Đinh Thế Hiển cho hay, bất động sản “ngộp” tức là chủ sở hữu đang bị “kẹt” nợ ngân hàng rất lớn và họ cần bán, nếu không thì ngân hàng xiết luôn.
“Ngân hàng đang nắm hồ sơ giấy tờ, chúng ta nghĩ rằng làm việc với ngân hàng hoặc mua qua đấu giá là ổn rồi. Nhưng mỗi trường hợp đều khác nhau. Với bất động sản “ngộp”, phải xem xét kỹ về pháp lý, quyền mua và vấn đề thanh toán. Có nhiều trường hợp, tôi thấy giao dịch dạng như vậy, cuối cùng gặp trục trặc về giấy tờ”, ông Hiển nói.
Theo ông Hiển, nhà đầu tư nên ‘né’ bất động sản “ngộp” trong giai đoạn này, nếu không chuyên trong lĩnh vực đó. Ngay cả cán bộ tín dụng ngân hàng đang nắm thông tin về một bất động sản “ngộp” nào đó và họ giới thiệu ra, thì khoản chênh lệch lời cũng không đủ hấp dẫn để chúng ta chấp nhận rủi ro.
“Bất động sản ‘ngộp’ chỉ dành riêng cho những người chuyên “săn” sản phẩm này và họ có dòng tiền nhanh để luân chuyển qua lại. Còn nếu không chuyên thì nên đứng ở ngoài”, chuyên gia Đinh Thế Hiển lưu ý.
Cũng theo vị chuyên gia này, nếu các nhà đầu tư muốn ‘xuống tiền’ đầu tư bất động sản trong giai đoạn này cần chú ý đến 3 tiêu chí khi lựa chọn sản phẩm, đó là yếu tố pháp lý, địa điểm và giá cả.
Ông Hiển phân tích, hiện tại, ngoài việc mua vì nhu cầu thông thường, nhiều người còn mua vì cơ hội. Bởi khó khăn của người này là cơ hội của người khác. Tình hình chung khiến cho nhiều người đang ‘ôm’ bất động sản gặp khó khăn và phải bán, đó là cơ hội cho người mua.
Trên góc độ này, ông Hiển cho rằng, nên tìm những sản phẩm có giá trị lâu dài hoặc là sản phẩm nào giảm sâu hơn thì có thể mạnh dạn mua. Đặc biệt là với những bất động sản chỉ có cơ hội này mới giảm, chứ bình thường không giảm hoặc không bán, chẳng hạn như nhà phố.
“Nhà phố thường 7-8 tỷ trở lên mà số tiền đó không phải ai cũng có. Nhà phố đang bị khủng hoảng cho thuê, khiến người ta muốn giảm giá để bán. Trong giai đoạn bình thường, bạn thích căn nhà phố đó cũng không mua được, đó là sản phẩm người ta không mua để bán mà để dành lâu dài. Chỉ có cơ hội này, họ mới bán mà còn giảm giá”, ông Hiển phân tích.
Song chuyên gia cho rằng, tùy theo khẩu vị của mỗi người có thể chọn đất nền, căn hộ hay thậm chí là đất vùng xa để đầu tư nhưng phải lưu tâm 3 tiêu chí quan trọng là pháp lý, địa điểm và giá cả hợp lý.
Xuất hiện tâm lý nhà đầu tư sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền nếu không mua bất động sản lúc này
Infonet
Link bài gốc: Tôi có nên đầu tư bất động sản ‘ngộp’ chờ hết dịch thì bán không?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Phần Mềm Nhắn Tin Facebook Tự Động - Giải Pháp Tối...
- Thread starter nguyenquanmkt
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghỉ lễ dài ngày, tôi dành thời gian cho gia đình...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu từ Mỹ chỉ ra một yếu tố quyết định khả...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đà Nẵng ra “tối hậu thư” cho 3 dự án bỏ hoang trên...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Anh bộ đội siêng đi ăn cưới bỗng "chốt" được vợ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu