Với lãi suất gần như bằng 0, tiền gửi thanh toán hay tiền gửi không kỳ hạn (CASA) luôn là một cấu phần quan trọng trong huy động vốn bởi nó tạo ra nguồn vốn giá rẻ, giúp ngân hàng giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, dòng vốn rẻ này đang có xu hướng giảm.
Báo cáo kết quả kinh doanh quý I phản ánh sự sụt giảm mạnh của tiền gửi không kỳ hạn tại 27/28 ngân hàng niêm yết. Đây không phải quý đầu tiên CASA suy giảm.
Từng ghi dấu kỷ lục với tỷ lệ CASA đạt hơn 50% tổng tiền gửi hồi đầu năm 2022, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa chứng kiến quý thứ 4 liên tiếp tỷ lệ này đi xuống. Tính đến hết quý I/2023, tỷ lệ CASA tại Techcombank chỉ còn 32%, giảm 5 điểm % so với đầu năm 2023 và giảm tới 18 điểm % so với mức kỷ lục của năm 2022. Số dư tiền gửi không kỳ hạn mà Techcombank nắm giữ đến cuối tháng 3 chỉ còn 124.000 tỷ đồng, giảm 6% so với đầu năm 2023.
Liên tục sụt giảm khiến ngôi đầu về CASA đã tuột khỏi tay Techcombank, thay vào đó là Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) kể từ cuối năm 2022 đến nay. Báo cáo tài chính quý I/2023 của MB cho thấy tỷ lệ CASA đang ở mức 35,5% với số dư hơn 160.800 tỷ đồng. Tuy đứng đầu về tỷ lệ CASA nhưng MB cũng không tránh khỏi xu hướng suy giảm chung. Tỷ lệ CASA trên đã giảm hơn 5 điểm % và số dư tuyệt đối giảm 10,7% so với đầu năm 2023.
Tương tự tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), dù vẫn dẫn đầu toàn hệ thống về số dư CASA với hơn 387.700 tỷ đồng nhưng tỷ lệ CASA trên tổng tiền gửi tại ngân hàng này đã giảm từ mức 33,9% hồi đầu năm xuống còn 30,4% khi kết thúc quý I, đứng sau MB và Techcombank.
Xét về tỷ lệ CASA/tổng tiền gửi, top đầu ngoài 3 ngân hàng trên còn có Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) với 21,2%; Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với 19,7%; Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) 17,54%; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 17,04%; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 15,85%... So với đầu năm, tỷ lệ này giảm từ 2 đến 10 điểm % tùy mức độ từng ngân hàng.
Trong khi đó, nếu xét về số dư tuyệt đối các ngân hàng đang nắm giữ nhiều nhất, ngoài Vietcombank, MB và Techcombank, còn có BIDV nắm giữ 237.300 tỷ đồng; VietinBank với 223.130 tỷ đồng; ACB với 83.350 tỷ đồng; Sacombank 81.580 tỷ đồng... Số dư trên cũng đều giảm từ khoảng 4-11% so với hồi đầu năm.
Tính chung 28 ngân hàng niêm yết đang nắm giữ hơn 1,5 triệu tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn, giảm gần 11% so với đầu năm. Trong quý vừa qua, chỉ có duy nhất 1 ngân hàng ghi nhận số liệu tăng trưởng dương về CASA là Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) với mức tăng 12,37% so với đầu năm, đưa số dư tiền gửi không kỳ hạn lên hơn 2.300 tỷ đồng.
Lãnh đạo một ngân hàng cho hay, do bối cảnh kinh tế khó khăn, cơ hội đầu tư ít đi, trong khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ cuối năm 2022 đến đầu quý I/2023 lại tăng cao khiến khách hàng có xu hướng chuyển tiền từ tài khoản vãng lai vào tiền gửi có kỳ hạn để hưởng các mức lãi suất cao này.
Tuy nhiên, theo Công ty Chứng khoán SSI, tỷ lệ CASA được dự báo sẽ chỉ ảnh hưởng trong ngắn hạn và sẽ sớm hồi phục trong thời gian tới.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) dự báo, tăng trưởng tiền gửi không kỳ hạn vẫn ở mức thấp trong nửa đầu năm 2023 và sẽ được cải thiện hơn khi lãi suất huy động dần hạ nhiệt trong nửa cuối năm nay.
Link bài gốc: Tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm
Báo cáo kết quả kinh doanh quý I phản ánh sự sụt giảm mạnh của tiền gửi không kỳ hạn tại 27/28 ngân hàng niêm yết. Đây không phải quý đầu tiên CASA suy giảm.
Từng ghi dấu kỷ lục với tỷ lệ CASA đạt hơn 50% tổng tiền gửi hồi đầu năm 2022, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa chứng kiến quý thứ 4 liên tiếp tỷ lệ này đi xuống. Tính đến hết quý I/2023, tỷ lệ CASA tại Techcombank chỉ còn 32%, giảm 5 điểm % so với đầu năm 2023 và giảm tới 18 điểm % so với mức kỷ lục của năm 2022. Số dư tiền gửi không kỳ hạn mà Techcombank nắm giữ đến cuối tháng 3 chỉ còn 124.000 tỷ đồng, giảm 6% so với đầu năm 2023.
Liên tục sụt giảm khiến ngôi đầu về CASA đã tuột khỏi tay Techcombank, thay vào đó là Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) kể từ cuối năm 2022 đến nay. Báo cáo tài chính quý I/2023 của MB cho thấy tỷ lệ CASA đang ở mức 35,5% với số dư hơn 160.800 tỷ đồng. Tuy đứng đầu về tỷ lệ CASA nhưng MB cũng không tránh khỏi xu hướng suy giảm chung. Tỷ lệ CASA trên đã giảm hơn 5 điểm % và số dư tuyệt đối giảm 10,7% so với đầu năm 2023.
Tương tự tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), dù vẫn dẫn đầu toàn hệ thống về số dư CASA với hơn 387.700 tỷ đồng nhưng tỷ lệ CASA trên tổng tiền gửi tại ngân hàng này đã giảm từ mức 33,9% hồi đầu năm xuống còn 30,4% khi kết thúc quý I, đứng sau MB và Techcombank.
Xét về tỷ lệ CASA/tổng tiền gửi, top đầu ngoài 3 ngân hàng trên còn có Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) với 21,2%; Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với 19,7%; Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) 17,54%; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 17,04%; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 15,85%... So với đầu năm, tỷ lệ này giảm từ 2 đến 10 điểm % tùy mức độ từng ngân hàng.
Trong khi đó, nếu xét về số dư tuyệt đối các ngân hàng đang nắm giữ nhiều nhất, ngoài Vietcombank, MB và Techcombank, còn có BIDV nắm giữ 237.300 tỷ đồng; VietinBank với 223.130 tỷ đồng; ACB với 83.350 tỷ đồng; Sacombank 81.580 tỷ đồng... Số dư trên cũng đều giảm từ khoảng 4-11% so với hồi đầu năm.
Tính chung 28 ngân hàng niêm yết đang nắm giữ hơn 1,5 triệu tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn, giảm gần 11% so với đầu năm. Trong quý vừa qua, chỉ có duy nhất 1 ngân hàng ghi nhận số liệu tăng trưởng dương về CASA là Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) với mức tăng 12,37% so với đầu năm, đưa số dư tiền gửi không kỳ hạn lên hơn 2.300 tỷ đồng.
Lãnh đạo một ngân hàng cho hay, do bối cảnh kinh tế khó khăn, cơ hội đầu tư ít đi, trong khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ cuối năm 2022 đến đầu quý I/2023 lại tăng cao khiến khách hàng có xu hướng chuyển tiền từ tài khoản vãng lai vào tiền gửi có kỳ hạn để hưởng các mức lãi suất cao này.
Tuy nhiên, theo Công ty Chứng khoán SSI, tỷ lệ CASA được dự báo sẽ chỉ ảnh hưởng trong ngắn hạn và sẽ sớm hồi phục trong thời gian tới.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) dự báo, tăng trưởng tiền gửi không kỳ hạn vẫn ở mức thấp trong nửa đầu năm 2023 và sẽ được cải thiện hơn khi lãi suất huy động dần hạ nhiệt trong nửa cuối năm nay.
Link bài gốc: Tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đi chơi vẫn cho con "lỉnh kỉnh" mang theo bài tập...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dự án nghỉ dưỡng ở Đà Lạt ‘lụt’ tiến độ, 1.200 m2...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người dân “chê” thanh toán tiền mặt
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mang tờ tiền giấy cũ cha để lại đi thẩm định, người...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu