Thật giả lẫn lộn
Tìm hiểu được biết, phía sau những tiếng rao thảm thiết của môi giới bất động sản như “ngộp lắm rồi khách ơi! mang tiền cọc cứu chủ”, “giảm giá bán gấp trong tuần”, “giá hấp hối, lỗ sâu”, “chủ kẹt cứng ngắc giảm mạnh”… thực tế không phải nền nào cũng lỗ thật.
Lần theo thông tin của một môi giới rao bán căn nhà giá 4,5 tỉ đồng xuống còn 3,7 tỉ đồng tại Tp.Thủ Đức, Tp.HCM, chúng tôi được biết đây là mức giá vẫn còn lời trên giá mua vào. Chủ nhà cần bán gấp để trả nợ nên rao bán giảm 800 triệu đồng so với giá mua vào. Tuy nhiên, tìm hiểu được biết, căn nhà được mua vào cuối năm 2021 với giá 3.5 tỉ đồng (sang tay nhiều nhà đầu tư trước đó). Đến đầu năm 2022 khi thị trường nhà đất sôi động trở lại, căn nhà được định giá thêm gần 1 tỉ đồng. Hiện tại, chủ nhà để mức giá rao giảm 800 triệu đồng, thoạt đầu tưởng là mức giá cắt lỗ, giảm mạnh so với giá vốn. Thế nhưng đây thực chất là phần cắt lời của nhà đầu tư.
Tương tự, một nền đất hơn 50m2 tại P.Long Trường, Tp.Thủ Đức đang rao bán với giá 2.4 tỉ đồng/nền. Theo thông tin môi giới rao bán, đây là nguồn hàng ngộp, giảm sâu so với giá mua vào. “Chủ kẹt cứng nên cần bán gấp trong tuần, giảm giá 500 triệu đồng, lỗ vốn, không lô nào rẻ hơn…”, thông tin của môi giới đăng tải. Tuy nhiên, được biết đây là lô đất chủ đất mua vào thời điểm cuối năm 2019 với giá 2.1 tỉ đồng/nền. Sau đó, thị trường bất động sản khu vực chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nền đất không tăng giá nhiều. Hiện tại, dù rao bán giá 2.4 tỉ đồng, giảm cả nửa tỉ đồng so với giá thị trường nhưng đây vẫn là giá cao hơn giá vốn.
Ảnh: Bảo Anh
Như vậy để thấy, việc cắt lỗ bất động sản lúc này không hoàn toàn đúng như lời môi giới rao bán. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều trường hợp hiện tại lỗ sâu để ra hàng do nợ ngân hàng hoặc bí bách dòng tiền.
Chẳng hạn, một căn nhà trên đường số 8, P.Long Phước, quận 9 (cũ) đang rao giảm giá 1 tỉ đồng (từ 3.5 tỉ xuống còn 2.5 tỉ đồng). Được biết, căn nhà được mua vào cuối năm 2021 với mức giá 3.2 tỉ đồng, chủ nhà vay ngân hàng 700 triệu đồng. Do kẹt dòng tiền trả ngân hàng và công việc bấp bênh, chủ nhà rao bán cắt lỗ để cùng vợ con dọn về quê sinh sống. Ban đầu, căn nhà rao lỗ 500 triệu đồng (tức rao 3 tỉ đồng) nhưng hơn 2 tháng không có khách hỏi, đến nay chủ quyết định hạ giá 1 tỉ và tặng toàn bộ nội thất cho khách mua thiện chí, chốt nhanh.
Cùng với đó, có khá nhiều nguồn hàng là đất nền bán dưới giá vốn ra hàng thời điểm này. Đa số là rơi vào trường hợp nhà đầu tư nợ ngân hàng, hiện ôm nhiều tài sản nhưng không có thanh khoản nên cơ cấu bán bớt. Mức giảm giá tăng dần lên 400-800 triệu đồng/sản phẩm.
“Chiêu trò” tạo ấn tượng để bán hàng
Thị trường khó thanh khoản, để bán được hàng môi giới bất động sản phải liên tục tận dụng các “chiêu trò”. Trong đó, hình thức đăng tin ấn tượng để gây sự chú ý cũng được áp dụng triệt để ở giai đoạn này.
“Lúc này nhiều khách đầu tư ngộp thật em ạ. Nhưng để người mua chú ý thì môi giới cũng phải biết cách rao bán. Vì nguồn hàng ra thị trường thời điểm này rất nhiều…”, một môi giới tự do khu Đông Tp.HCM chia sẻ.
Còn nhớ, vào thời điểm cuối năm 2022, khi thị trường gặp khó nhiều môi giới đem sổ đỏ rao bán ngoài vỉa hè. Dù giao dịch không đáng kể nhưng đây là chiêu tạo ấn tượng của môi giới thời khó. Nhiều người cho rằng giá trị bất động sản bị giảm sút khi môi giới liên tục “kêu cứu thảm thiết” hoặc như hành động đem sổ phơi ngoài lề đường. Tuy nhiên, theo các môi giới giữa bối cảnh nguồn hàng ngộp ra thị trường nhiều, nếu không nghĩ cách sẽ rất khó có giao dịch.
Những thông tin rao bán như này xuất hiện ngày càng nhiều trên trang cá nhân của môi giới nhà đất.
Anh Dũng, một nhà đầu tư lâu năm sống tại Tp.Thủ Đức chia sẻ, bản thân cũng khá ấn tượng với các thông tin rao hàng ngộp sâu. Vì thế, trong group xuất hiện thông tin rao ấn tượng cũng sẽ nhấn vào xem hoặc liên hệ môi giới. Lúc này, nhóm anh Dũng cũng đang tìm các bất động sản ngộp tài chính, giảm giá thực sự.
Tuy nhiên, theo nhà đầu tư này cũng có trường hợp cùng một bất động sản nhưng môi giới rao bán với mức giá khác nhau. Sau một hồi tìm hiểu độ chênh về giá bán diễn ra ở các môi giới. “Vì thế, việc tìm được bất động sản vị trí đẹp, giá giảm như kì vọng của mình cũng không phải dễ dàng”, anh Dũng cho biết.
Link bài gốc: Thấy gì phía sau những lời rao lạ của môi giới bất động sản: “Ngộp lắm rồi khách ơi", “giá hấp hối, lỗ sâu”
Tìm hiểu được biết, phía sau những tiếng rao thảm thiết của môi giới bất động sản như “ngộp lắm rồi khách ơi! mang tiền cọc cứu chủ”, “giảm giá bán gấp trong tuần”, “giá hấp hối, lỗ sâu”, “chủ kẹt cứng ngắc giảm mạnh”… thực tế không phải nền nào cũng lỗ thật.
Lần theo thông tin của một môi giới rao bán căn nhà giá 4,5 tỉ đồng xuống còn 3,7 tỉ đồng tại Tp.Thủ Đức, Tp.HCM, chúng tôi được biết đây là mức giá vẫn còn lời trên giá mua vào. Chủ nhà cần bán gấp để trả nợ nên rao bán giảm 800 triệu đồng so với giá mua vào. Tuy nhiên, tìm hiểu được biết, căn nhà được mua vào cuối năm 2021 với giá 3.5 tỉ đồng (sang tay nhiều nhà đầu tư trước đó). Đến đầu năm 2022 khi thị trường nhà đất sôi động trở lại, căn nhà được định giá thêm gần 1 tỉ đồng. Hiện tại, chủ nhà để mức giá rao giảm 800 triệu đồng, thoạt đầu tưởng là mức giá cắt lỗ, giảm mạnh so với giá vốn. Thế nhưng đây thực chất là phần cắt lời của nhà đầu tư.
Tương tự, một nền đất hơn 50m2 tại P.Long Trường, Tp.Thủ Đức đang rao bán với giá 2.4 tỉ đồng/nền. Theo thông tin môi giới rao bán, đây là nguồn hàng ngộp, giảm sâu so với giá mua vào. “Chủ kẹt cứng nên cần bán gấp trong tuần, giảm giá 500 triệu đồng, lỗ vốn, không lô nào rẻ hơn…”, thông tin của môi giới đăng tải. Tuy nhiên, được biết đây là lô đất chủ đất mua vào thời điểm cuối năm 2019 với giá 2.1 tỉ đồng/nền. Sau đó, thị trường bất động sản khu vực chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nền đất không tăng giá nhiều. Hiện tại, dù rao bán giá 2.4 tỉ đồng, giảm cả nửa tỉ đồng so với giá thị trường nhưng đây vẫn là giá cao hơn giá vốn.
Ảnh: Bảo Anh
Như vậy để thấy, việc cắt lỗ bất động sản lúc này không hoàn toàn đúng như lời môi giới rao bán. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều trường hợp hiện tại lỗ sâu để ra hàng do nợ ngân hàng hoặc bí bách dòng tiền.
Chẳng hạn, một căn nhà trên đường số 8, P.Long Phước, quận 9 (cũ) đang rao giảm giá 1 tỉ đồng (từ 3.5 tỉ xuống còn 2.5 tỉ đồng). Được biết, căn nhà được mua vào cuối năm 2021 với mức giá 3.2 tỉ đồng, chủ nhà vay ngân hàng 700 triệu đồng. Do kẹt dòng tiền trả ngân hàng và công việc bấp bênh, chủ nhà rao bán cắt lỗ để cùng vợ con dọn về quê sinh sống. Ban đầu, căn nhà rao lỗ 500 triệu đồng (tức rao 3 tỉ đồng) nhưng hơn 2 tháng không có khách hỏi, đến nay chủ quyết định hạ giá 1 tỉ và tặng toàn bộ nội thất cho khách mua thiện chí, chốt nhanh.
Cùng với đó, có khá nhiều nguồn hàng là đất nền bán dưới giá vốn ra hàng thời điểm này. Đa số là rơi vào trường hợp nhà đầu tư nợ ngân hàng, hiện ôm nhiều tài sản nhưng không có thanh khoản nên cơ cấu bán bớt. Mức giảm giá tăng dần lên 400-800 triệu đồng/sản phẩm.
“Chiêu trò” tạo ấn tượng để bán hàng
Thị trường khó thanh khoản, để bán được hàng môi giới bất động sản phải liên tục tận dụng các “chiêu trò”. Trong đó, hình thức đăng tin ấn tượng để gây sự chú ý cũng được áp dụng triệt để ở giai đoạn này.
“Lúc này nhiều khách đầu tư ngộp thật em ạ. Nhưng để người mua chú ý thì môi giới cũng phải biết cách rao bán. Vì nguồn hàng ra thị trường thời điểm này rất nhiều…”, một môi giới tự do khu Đông Tp.HCM chia sẻ.
Còn nhớ, vào thời điểm cuối năm 2022, khi thị trường gặp khó nhiều môi giới đem sổ đỏ rao bán ngoài vỉa hè. Dù giao dịch không đáng kể nhưng đây là chiêu tạo ấn tượng của môi giới thời khó. Nhiều người cho rằng giá trị bất động sản bị giảm sút khi môi giới liên tục “kêu cứu thảm thiết” hoặc như hành động đem sổ phơi ngoài lề đường. Tuy nhiên, theo các môi giới giữa bối cảnh nguồn hàng ngộp ra thị trường nhiều, nếu không nghĩ cách sẽ rất khó có giao dịch.
Những thông tin rao bán như này xuất hiện ngày càng nhiều trên trang cá nhân của môi giới nhà đất.
Anh Dũng, một nhà đầu tư lâu năm sống tại Tp.Thủ Đức chia sẻ, bản thân cũng khá ấn tượng với các thông tin rao hàng ngộp sâu. Vì thế, trong group xuất hiện thông tin rao ấn tượng cũng sẽ nhấn vào xem hoặc liên hệ môi giới. Lúc này, nhóm anh Dũng cũng đang tìm các bất động sản ngộp tài chính, giảm giá thực sự.
Tuy nhiên, theo nhà đầu tư này cũng có trường hợp cùng một bất động sản nhưng môi giới rao bán với mức giá khác nhau. Sau một hồi tìm hiểu độ chênh về giá bán diễn ra ở các môi giới. “Vì thế, việc tìm được bất động sản vị trí đẹp, giá giảm như kì vọng của mình cũng không phải dễ dàng”, anh Dũng cho biết.
Link bài gốc: Thấy gì phía sau những lời rao lạ của môi giới bất động sản: “Ngộp lắm rồi khách ơi", “giá hấp hối, lỗ sâu”
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Hai cậu bé tìm thấy “kho báu bí mật” khi chơi đào...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhất cử lưỡng tiện: Người trẻ Trung Quốc tìm thấy...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
HUD Sơn Tây góp phần thay đổi diện mạo Thị xã Sơn Tây
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Toàn cảnh lợi nhuận các công ty BHNT nửa đầu năm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
VietinBank thay Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thầy giáo nhận xét “nếu không vào tù, thằng bé sẽ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu