TIN MỚI
"Thần chứng khoán Nhật Bản" Shichuan Yinzang sinh năm 1897, bắt đầu đầu tư khi 34 tuổi. Trước khi bắt đầu đầu tư, ông dùng 3 năm, mỗi ngày đều tới thư viện, điên cuồng đọc sách báo về kinh tế và đầu tư, suốt khoảng thời gian đó cả nhà ông sống bằng nghề cầm đồ.
Năm 34 tuổi ấy, ông quyết định tiến vào thị trường chứng khoán với 70 yên mà vợ đã vay giúp. Lần đầu tiên đầu tư của ông thành công không ngờ, tới cuối năm đó, 70 yên đã biến thành 7.000 yên. Thành công này khiến ông trở thành nhân vật truyền kỳ trong giới chứng khoán Nhật Bản.
Ngoại trừ sự tích huy hoàng này ra, hai chuyện dưới đây về Shichuan Yinzang cũng vô cùng nổi tiếng:
Mua vào cổ phiếu xi măng khi thị trường u ám nhất, thu về được hơn 30 triệu yên
Năm 1977, ngành sản xuất xi măng ở Nhật Bản không khởi sắc mấy, nhưng Shichuan Yinzang đã phân tích giá cổ phiếu của công ty xi măng Nhật Bản qua 10 năm gần đây, ông cho rằng năm 1974 cổ phiếu xi măng đã tiến vào thời kì u ám nhất.
Vì vậy ông đã mua vào số lượng lớn cổ phiếu xi măng, trở thành cổ đông lớn nhất của công ty xi măng Nhật Bản. Sau này, cổ phiếu xi măng dần dần tăng từ 120 yên lên 300 yên, khoản đầu tư này đã giúp ông thu về được hơn 30 triệu yên.
84 tuổi mua trúng cổ phiếu "vàng", một năm kiếm được gần 200 triệu yên
Thành tích huy hoàng nhất phải kể đến năm 1981, mỏ Hishikari phát hiện ra một lượng vàng cao cấp. Khi đó xem được tin này, Shichuan Yinzang đã hiểu được tương đối về số liệu vàng ở mỏ Hishikari, từ đó đưa ra được suy đoán về nó. Mỏ Hishikari là một mỏ vàng có giá trị khiến người ta kinh ngạc, mà chủ mỏ là chủ tịch của công ty khoáng sản Hữu Kim lại không hề nhận ra được điều này.
Tìm hiểu và phân tích thông tin, Shichuan Yinzang lập tức lặng lẽ mua vào số lượng lớn cổ phiếu của công ty khoáng sản Hữu Kim. Không lâu sau, người ta phát hiện ra trong mỏ có ít nhất 100 tấn vàng, giá trị từ 2500 triệu yên đổ lên. Cổ phiếu của công ty khoáng sản Hữu Kim cũng vì đó mà tăng lên nhanh chóng.
Shichuan Yinzang cũng nhanh chóng thu được lợi nhuận, cuối cùng kiếm được tới hơn 200 triệu yên (tương đương 1,8 triệu USD theo thời giá hiện tại) trong một thời gian ngắn.
2 nguyên tắc của "thần chứng khoán Nhật Bản"
Trong thời kỳ Nhật Bản lâm vào khủng hoảng tài chính, tài sản của Shichuan Yinzang đã bị quét sạch. Vì để hiểu rõ vấn đề đứng sau cuộc khủng hoảng này, ông đã đọc đủ các loại tài liệu, sách báo về kinh tế, phân tích thống kê kinh tế của các nước trên thế giới, chỉ để tìm ra con đường sống sót trong tương lai cho mình.
Cuối cùng ở lĩnh vực chứng khoán, Shichuan Yinzang đã tạo nên một con đường đầu tư, một cách nghĩ của riêng mình với nguyên tắc “chỉ ăn no 8 phần” và nguyên tắc 3 con rùa:
Nguyên tắc chỉ ăn no 8 phần
Đầu tiên là nguyên tắc “chỉ ăn no 8 phần”, cũng chính là dựa vào phân tích, nhận định tiềm năng cổ phiếu, khi đặt được 80% giá mục tiêu rồi thì bán cổ phiếu ra. Điều Shichuan Yinzang đặc biệt quan tâm là nhìn chuẩn xác thời cơ thị trường, không tham lam ôm mãi, biết thả ra đúng lúc sẽ thu được lợi và kiên trì với nguyên tắc đầu tư “giá thấp mua vào, giá cao bán ra”.
Nguyên tắc này được rút ra sau một lần thất bại. Vì Shichuan Yinzang đã dự đoán chuẩn xác sự tăng giá của đồng nên ông đã thu mua cổ phiếu khoáng sản Tonghe, thu về 300 triệu yên. Nhưng vì tham nên đã mất đi cơ hội quý giá để bán ra, suýt chút nữa biến 30 triệu yên tiền mặt thành giấy trắng.
Nguyên tắc ba “3 con rùa”
Chuyện thu mua khoáng sản Tonghe khiến Shichuan Yinzang hiểu ra thị trường đầu tư chứng khoán tuyệt đối không thể đánh cược. Bởi đó là một loại hành vi kinh tế dựa vào biến hóa kinh tế thực tế để phán đoán số liệu. Suy nghĩ của người đầu tư nhất định phải "giống như con rùa", chầm chậm quan sát, cẩn trọng việc mua bán.
Nguyên tắc 3 con rùa được phân tích tỉ mỉ bởi 3 điều dưới đây:
Thứ nhất, khóa chặt những mục tiêu có thể thu lợi nhiều và đầu tư lâu dài, trọng điểm là có thể giữ được lâu dài.
Thứ hai, bất cứ lúc nào cũng phải lưu ý đến biến động kinh tế và thị trường chứng khoán mỗi ngày, nhất định phải bỏ thời gian, công sức để nghiên cứu. “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”.
Thứ ba, vĩnh viễn dùng cách nghĩ bi quan để nhìn thị trường chứng khoán, trách việc quá lạc quan, cho rằng ta đây có tiền mà tiến vào đầu tư thị trường một cách nông nổi.
Theo Business Times
Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: "Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị", xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: “Thần chứng khoán” của Nhật Bản: 34 tuổi bước chân vào thị trường, 1 năm kiếm được gần 2 triệu đô nhờ nguyên tắc đầu tư “suy nghĩ như con rùa” và "chỉ ăn no 8 phần"
"Thần chứng khoán Nhật Bản" Shichuan Yinzang sinh năm 1897, bắt đầu đầu tư khi 34 tuổi. Trước khi bắt đầu đầu tư, ông dùng 3 năm, mỗi ngày đều tới thư viện, điên cuồng đọc sách báo về kinh tế và đầu tư, suốt khoảng thời gian đó cả nhà ông sống bằng nghề cầm đồ.
Năm 34 tuổi ấy, ông quyết định tiến vào thị trường chứng khoán với 70 yên mà vợ đã vay giúp. Lần đầu tiên đầu tư của ông thành công không ngờ, tới cuối năm đó, 70 yên đã biến thành 7.000 yên. Thành công này khiến ông trở thành nhân vật truyền kỳ trong giới chứng khoán Nhật Bản.
Ngoại trừ sự tích huy hoàng này ra, hai chuyện dưới đây về Shichuan Yinzang cũng vô cùng nổi tiếng:
Mua vào cổ phiếu xi măng khi thị trường u ám nhất, thu về được hơn 30 triệu yên
Năm 1977, ngành sản xuất xi măng ở Nhật Bản không khởi sắc mấy, nhưng Shichuan Yinzang đã phân tích giá cổ phiếu của công ty xi măng Nhật Bản qua 10 năm gần đây, ông cho rằng năm 1974 cổ phiếu xi măng đã tiến vào thời kì u ám nhất.
Vì vậy ông đã mua vào số lượng lớn cổ phiếu xi măng, trở thành cổ đông lớn nhất của công ty xi măng Nhật Bản. Sau này, cổ phiếu xi măng dần dần tăng từ 120 yên lên 300 yên, khoản đầu tư này đã giúp ông thu về được hơn 30 triệu yên.
84 tuổi mua trúng cổ phiếu "vàng", một năm kiếm được gần 200 triệu yên
Thành tích huy hoàng nhất phải kể đến năm 1981, mỏ Hishikari phát hiện ra một lượng vàng cao cấp. Khi đó xem được tin này, Shichuan Yinzang đã hiểu được tương đối về số liệu vàng ở mỏ Hishikari, từ đó đưa ra được suy đoán về nó. Mỏ Hishikari là một mỏ vàng có giá trị khiến người ta kinh ngạc, mà chủ mỏ là chủ tịch của công ty khoáng sản Hữu Kim lại không hề nhận ra được điều này.
Tìm hiểu và phân tích thông tin, Shichuan Yinzang lập tức lặng lẽ mua vào số lượng lớn cổ phiếu của công ty khoáng sản Hữu Kim. Không lâu sau, người ta phát hiện ra trong mỏ có ít nhất 100 tấn vàng, giá trị từ 2500 triệu yên đổ lên. Cổ phiếu của công ty khoáng sản Hữu Kim cũng vì đó mà tăng lên nhanh chóng.
Shichuan Yinzang cũng nhanh chóng thu được lợi nhuận, cuối cùng kiếm được tới hơn 200 triệu yên (tương đương 1,8 triệu USD theo thời giá hiện tại) trong một thời gian ngắn.
2 nguyên tắc của "thần chứng khoán Nhật Bản"
Trong thời kỳ Nhật Bản lâm vào khủng hoảng tài chính, tài sản của Shichuan Yinzang đã bị quét sạch. Vì để hiểu rõ vấn đề đứng sau cuộc khủng hoảng này, ông đã đọc đủ các loại tài liệu, sách báo về kinh tế, phân tích thống kê kinh tế của các nước trên thế giới, chỉ để tìm ra con đường sống sót trong tương lai cho mình.
Cuối cùng ở lĩnh vực chứng khoán, Shichuan Yinzang đã tạo nên một con đường đầu tư, một cách nghĩ của riêng mình với nguyên tắc “chỉ ăn no 8 phần” và nguyên tắc 3 con rùa:
Nguyên tắc chỉ ăn no 8 phần
Đầu tiên là nguyên tắc “chỉ ăn no 8 phần”, cũng chính là dựa vào phân tích, nhận định tiềm năng cổ phiếu, khi đặt được 80% giá mục tiêu rồi thì bán cổ phiếu ra. Điều Shichuan Yinzang đặc biệt quan tâm là nhìn chuẩn xác thời cơ thị trường, không tham lam ôm mãi, biết thả ra đúng lúc sẽ thu được lợi và kiên trì với nguyên tắc đầu tư “giá thấp mua vào, giá cao bán ra”.
Nguyên tắc này được rút ra sau một lần thất bại. Vì Shichuan Yinzang đã dự đoán chuẩn xác sự tăng giá của đồng nên ông đã thu mua cổ phiếu khoáng sản Tonghe, thu về 300 triệu yên. Nhưng vì tham nên đã mất đi cơ hội quý giá để bán ra, suýt chút nữa biến 30 triệu yên tiền mặt thành giấy trắng.
Nguyên tắc ba “3 con rùa”
Chuyện thu mua khoáng sản Tonghe khiến Shichuan Yinzang hiểu ra thị trường đầu tư chứng khoán tuyệt đối không thể đánh cược. Bởi đó là một loại hành vi kinh tế dựa vào biến hóa kinh tế thực tế để phán đoán số liệu. Suy nghĩ của người đầu tư nhất định phải "giống như con rùa", chầm chậm quan sát, cẩn trọng việc mua bán.
Nguyên tắc 3 con rùa được phân tích tỉ mỉ bởi 3 điều dưới đây:
Thứ nhất, khóa chặt những mục tiêu có thể thu lợi nhiều và đầu tư lâu dài, trọng điểm là có thể giữ được lâu dài.
Thứ hai, bất cứ lúc nào cũng phải lưu ý đến biến động kinh tế và thị trường chứng khoán mỗi ngày, nhất định phải bỏ thời gian, công sức để nghiên cứu. “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”.
Thứ ba, vĩnh viễn dùng cách nghĩ bi quan để nhìn thị trường chứng khoán, trách việc quá lạc quan, cho rằng ta đây có tiền mà tiến vào đầu tư thị trường một cách nông nổi.
Theo Business Times
Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: "Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị", xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: “Thần chứng khoán” của Nhật Bản: 34 tuổi bước chân vào thị trường, 1 năm kiếm được gần 2 triệu đô nhờ nguyên tắc đầu tư “suy nghĩ như con rùa” và "chỉ ăn no 8 phần"
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
1 loại hạt được mệnh danh “thần dược” dù đắt đến...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nước lọc cũng trở thành “thần dược” cho sức khỏe và...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tại sao “thành phố nổi” Venice gần 2.000 năm vẫn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Có đúng là đến 25 tuổi não bộ con người mới phát...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cuối năm nghe chuyện của “thánh Sales”: Làm 40 nghề...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhiều dự án BĐS thi công “thần tốc” giao nhà cho...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu