Dạo quanh những bài viết thông qua Google Search, thấy các bài viết về thẩm định giá khoản nợ, đa phần các bài viết chỉ mới nêu thực tiễn về công tác thẩm định giá khoản nợ hiện nay, chưa thấy đi sâu về cách thức đánh giá hoặc thực hiện thẩm định giá khoản nợ cụ thể như thế nào. Do đó, với bài viết này, theo kiến thức chuyên môn và sự hiểu biết hiện có, admin sẽ giới thiệu sơ lược một số vấn đề về việc định giá khoản nợ để các bạn có thể tìm hiểu và thảo luận.
Nếu bạn nào đang tìm hiểu về thẩm định giá khoản nợ và xem nhiều thì thấy các bài báo viết về thẩm định giá khoản nợ chủ yếu đề cập đến các bất cập về việc định giá khoản nợ như: Chưa có văn bản pháp luật nào quy định rõ ràng cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá khoản nợ; nếu ngân hàng bán khoản nợ theo giá thẩm định không đúng thì nguy cơ sẽ mất quyền đòi nợ; và chủ yếu là sẽ giới thiệu về công ty thẩm định giá nào đó có kinh nghiệm về thẩm định giá khoản nợ. Admin giới thiệu các bạn 1 số bài viết về vấn đề này để các bạn có thể tìm hiểu thực trạng.
Tóm tắt sơ qua thì văn bản này chỉ quy định: Về các trường hợp phải thẩm định giá khoản nợ (có 3 trường hợp phải thẩm định giá khoản nợ, cụ thể xem Điều 4 của nghị định trên). Quy định thành lập và quy trình hoạt động của hội đồng đấu giá nợ xấu.
Tóm lại là trong văn bản này cũng chưa hướng dẫn về cách thức thẩm định giá khoản nợ là gì?
Số dư nợ được lấy từ đâu? Số dự nợ sẽ được các ngân hàng theo dõi trên sổ sách tại ngân hàng, và được quy định cụ thể như sau: Giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu tại tổ chức tín dụng là số dư nợ gốc của khoản nợ xấu đang hạch toán nội bảng trên bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng; Giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản là giá mua hoặc số dư nợ gốc của khoản nợ xấu đang hạch toán nội bảng trên bảng cân đối kế toán của Công ty Quản lý tài sản.
Như đã trình bày ở trên, sau khi hiểu về khoản nợ rồi, thì tiến hành thẩm định giá khoản nợ như thế nào? Đầu tiên, phải phân biệt Khoản nợ và tài sản đảm bảo của khoản nợ. Nhiều công ty hoặc cá nhân làm thẩm định giá rất hay nhầm lẫn giữa thẩm định giá khoản nợ và thẩm định giá tài sản đảm bảo. Một số công ty mang tài sản bảo đảm của khoản nợ ra thẩm định, sau nó trừ đi các chi phí để bán tài sản bảo đảm đó, trừ đi chi phí thẩm định...sẽ kết luận đó là giá trị của khoản nợ. Nhưng như thế liệu có đúng không? mình sẽ trình bày ở vấn đề thứ 4.
Vậy, điều đầu tiên trước khi đi vào thẩm định giá khoản nợ chúng ta cần phân biệt rõ, khoản nợ và tài sản bảo đảm của khoản nợ là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Thẩm định giá khoản nợ là việc đánh giá lại khoản nợ đó theo thị trường, trong đó có việc đánh giá lại tài sản bảo đảm của khoản nợ.
Các văn bản pháp luật liên quan các bạn xem bài viết sau:
MỤC LỤC
- Thông tin giới thiệu về thẩm định giá khoản nợ
- Các quy định hiện tại về việc thẩm định giá khoản nợ.
- Hiểu về khoản nợ và thẩm định giá khoản nợ
- Thẩm định giá khoản nợ theo thị trường, cách tiếp cận.
- Tiếp cận từ khả năng trả nợ của khách hàng
- Tiếp cận từ tài sản của doanh nghiệp
- Tiếp cận từ tài sản bảo đảm
- Kết luận kết quả thẩm định giá như thế nào?
Thông tin giới thiệu về thẩm định giá khoản nợ
Thông tin giới thiệu về thẩm định giá khoản nợ các bạn tìm hiểu trên Internet thể hiện những nội dung gì?Nếu bạn nào đang tìm hiểu về thẩm định giá khoản nợ và xem nhiều thì thấy các bài báo viết về thẩm định giá khoản nợ chủ yếu đề cập đến các bất cập về việc định giá khoản nợ như: Chưa có văn bản pháp luật nào quy định rõ ràng cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá khoản nợ; nếu ngân hàng bán khoản nợ theo giá thẩm định không đúng thì nguy cơ sẽ mất quyền đòi nợ; và chủ yếu là sẽ giới thiệu về công ty thẩm định giá nào đó có kinh nghiệm về thẩm định giá khoản nợ. Admin giới thiệu các bạn 1 số bài viết về vấn đề này để các bạn có thể tìm hiểu thực trạng.
Như vậy, dạo qua những bài viết này thì các bạn chỉ mới nhận thấy thực trạng và nhu cầu thẩm định giá khoản nợ nhiều như thế nào? Khó khăn lớn từ yêu cầu thực tế.
Các quy định hiện tại về việc thẩm định giá khoản nợ.
Tính đến thời điểm hiện tại, có duy nhất văn bản là nghị định 61/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2017 hướng dẫn về Quy định chi tiết việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và việc thành lập hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn.Tóm tắt sơ qua thì văn bản này chỉ quy định: Về các trường hợp phải thẩm định giá khoản nợ (có 3 trường hợp phải thẩm định giá khoản nợ, cụ thể xem Điều 4 của nghị định trên). Quy định thành lập và quy trình hoạt động của hội đồng đấu giá nợ xấu.
Tóm lại là trong văn bản này cũng chưa hướng dẫn về cách thức thẩm định giá khoản nợ là gì?
Hiểu về khoản nợ và thẩm định giá khoản nợ
Đầu tiên để đi thẩm định giá khoản nợ thì phải hiểu khái niệm khoản nợ là gì? Theo thông tư 19/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước thì khoản nợ là "số dư nợ của hợp đồng hoặc thỏa thuận cấp tín dụng, hợp đồng ủy thác, hợp đồng mua trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng". Hay nói đơn giản đó là số nợ theo hợp đồng tín dụng tính đến thời điểm thẩm định, bao gồm nợ gốc, nợ lãi, các khoản phạt theo hợp đồng tín dụng.Số dư nợ được lấy từ đâu? Số dự nợ sẽ được các ngân hàng theo dõi trên sổ sách tại ngân hàng, và được quy định cụ thể như sau: Giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu tại tổ chức tín dụng là số dư nợ gốc của khoản nợ xấu đang hạch toán nội bảng trên bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng; Giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản là giá mua hoặc số dư nợ gốc của khoản nợ xấu đang hạch toán nội bảng trên bảng cân đối kế toán của Công ty Quản lý tài sản.
Như đã trình bày ở trên, sau khi hiểu về khoản nợ rồi, thì tiến hành thẩm định giá khoản nợ như thế nào? Đầu tiên, phải phân biệt Khoản nợ và tài sản đảm bảo của khoản nợ. Nhiều công ty hoặc cá nhân làm thẩm định giá rất hay nhầm lẫn giữa thẩm định giá khoản nợ và thẩm định giá tài sản đảm bảo. Một số công ty mang tài sản bảo đảm của khoản nợ ra thẩm định, sau nó trừ đi các chi phí để bán tài sản bảo đảm đó, trừ đi chi phí thẩm định...sẽ kết luận đó là giá trị của khoản nợ. Nhưng như thế liệu có đúng không? mình sẽ trình bày ở vấn đề thứ 4.
Vậy, điều đầu tiên trước khi đi vào thẩm định giá khoản nợ chúng ta cần phân biệt rõ, khoản nợ và tài sản bảo đảm của khoản nợ là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Thẩm định giá khoản nợ là việc đánh giá lại khoản nợ đó theo thị trường, trong đó có việc đánh giá lại tài sản bảo đảm của khoản nợ.
Thẩm định giá khoản nợ theo thị trường, cách tiếp cận.
Như đã nói ở trên, hiện tại chưa có văn bản chính thống nào hướng dẫn về đánh giá khoản nợ, phương pháp thẩm định giá khoản nợ. Do đó, tùy theo quan điểm cá nhân sẽ có những trường phái tiếp cận khác nhau và phương pháp thẩm định giá khoản nợ khác nhau, cụ thể:Tiếp cận từ khả năng trả nợ của khách hàng
Đa phần những trường hợp thẩm định giá khoản nợ trên thực tế đều diễn ra trong tình huống khách hàng mất khả năng chi trả, thuộc diện nợ xấu, mất khả năng thanh toán. Do đó tiếp cận theo hướng này không khả thi. Trong trường hợp thuận lợi, khách hàng vẫn đang có khả năng trả nợ, thì cần thu thập thông tin về phương án trả nợ của khách hàng, từ đó sẽ tính ra được dòng tiền trả nợ, chiết khấu giá trị dòng tiền trả nợ về thời điểm hiện tại theo lãi suất quy định tại hợp đồng tín dụng.Tiếp cận từ tài sản của doanh nghiệp
Cách tiếp cận này sẽ xem xét đến tình huống thu hồi tài sản từ việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp để mang ra trả nợ. Trường hợp này chúng ta sẽ xem xét đánh giá toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, hay nói cách khác là thẩm định giá doanh nghiệp, từ đó sẽ tính ra giá trị của khoản nợ có khả năng thu hồi từ việc thanh lý doanh nghiệp. Vận dụng theo luật phá sản doanh nghiệp. Tuy nhiên tình huống này có vấn đề lớn, đó là doanh nghiệp không hợp tác hoặc doanh nghiệp cũng rơi vào nợ xấu, không có báo cáo tài chính, danh mục tài sản hoặc danh sách chủ nợ, do đó không thể phân bổ khoản nợ cho từng chủ nợ. Trong trường hợp thuận lợi, doanh nghiệp hợp tác để tiến hành thẩm định giá, thì giá trị doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản nợ theo thứ tự ưu tiên trong luật phá sản sẽ là giá trị còn lại để thanh toán cho khoản nợ.Tiếp cận từ tài sản bảo đảm
Như vậy, cách tiếp cận cuối cùng là tiếp cận từ việc xem xét tài sản bảo đảm. Sẽ xảy ra những tình huống sau:+ Trường hợp giá trị sổ sách của khoản nợ thấp hơn giá trị tài sản bảo đảm, trong trường hợp này, việc thanh lý tài sản bảo đảm có thể giúp thu hồi khoản nợ bằng hoặc cao hơn so với giá trị theo dõi sổ sách, do đó việc bán khoản nợ theo phương án này sẽ đảm bảo bảo toàn thu hồi được toàn bộ cả khoản nợ gốc và lãi phạt.
+ Trường hợp giá trị sổ sách của khoản nợ cao hơn giá trị tài sản bảo đảm, trong trường hợp này, do khách hàng mất khả năng thanh toán, do đó nguồn thu duy nhất để trả nợ chính là tài sản bảo đảm đang thế chấp tại ngân hàng, theo đó, giá trị khoản nợ có khả năng thu hồi chính là khả năng bán lại tài sản bảo đảm theo giá thị trường.
+ Trường hợp giá trị sổ sách của khoản nợ bằng với giá trị tài sản bảo đảm, đề nghị ước tính giá trị khoản nợ theo giá thị trường bằng với giá trị sổ sách của khoản nợ
Như vậy, như nêu vấn đề ở mục 3, thẩm định giá khoản nợ bằng cách dựa vào tài sản bảo đảm cũng là một cách thức tiếp cận, tuy nhiên nó sẽ phải xem xét với giá trị sổ sách của khoản nợ để nhận định đánh giá đề xuất giá trị dự kiến bán ra của khoản nợ.Kết luận kết quả thẩm định giá như thế nào?
Trong các cách tiếp cận ở trên, sẽ có những cách kết luận về kết quả thẩm định giá khoản nợ khác nhau.- Trường hợp tiếp cận từ khả năng trả nợ của khách hàng, thì dòng tiền còn lại chính là giá trị thị trường của khoản nợ, tức là mình đang đánh giá trực tiếp dựa trên khả năng thu hồi khoản nợ đó trong tương lại để quy đổi về hiện tại
- Trường hợp thứ 2, tiếp cận từ thẩm định giá doanh nghiệp để thu hồi nợ, giá trị khoản nợ chính là số tiền có khả năng thu hồi được từ việc đánh giá số tiền còn lại cuối cùng để trả nợ của doanh nghiệp
- Trường hợp thứ 3, tiếp cận từ tài sản bảo đảm, thì phải nêu rõ được giá trị sổ sách của khoản nợ là bao nhiêu? giá trị thực tế của tài sản bảo đảm là bao nhiêu? từ đó so sánh để đưa ra giá trị của khoản nợ.
Trên đây là nhưng hiểu biết về khoản nợ, những thông tin mà admin đã tổng hợp và từ kinh nghiệm thực tế để chia sẻ với các bạn cùng thảo luận.Các văn bản pháp luật liên quan các bạn xem bài viết sau:
Văn bản luật - Nghị định 61/2017/NĐ-CP hướng dẫn về Quy định chi tiết việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của kho
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 61/2017/NĐ-CP Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2017 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT VIỆC THẨM ĐỊNH GIÁ KHỞI ĐIỂM CỦA KHOẢN NỢ XẤU, TÀI SẢN BẢO ĐẢM CỦA KHOẢN NỢ XẤU VÀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG...
sinhvienthamdinh.com
Văn bản luật - Thông tư 19/2013/TT-NHNN mua bán xử lý nợ xấu Công ty Quản lý tài sản tổ chức tín dụng
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 19/2013/TT-NHNN Hà Nội, ngày 06 tháng 09 năm 2013 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC MUA, BÁN VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM Căn...
sinhvienthamdinh.com