Theo tôi, mục tiêu của việc chúng ta so sánh các mặt hoạt động của công ty TĐG/Đg với các mặt hoạt động của một định chế thuộc các TCTD (trong đó có NHTM) chuyên trách về TĐG/ĐG không phải là để trả lời câu hỏi "ai hơn ai?", mà là để giúp cho chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh & chuyên môn của cả hai bên trở nên tốt hơn. Việc một hoặc một số NHTM có những đinh chế, thâm chí một công ty con chuyên trách về TĐGkhông làm cho thị trường của các công ty TĐG/ĐG bị thu hẹp, và ngược lại sự hiện diện của các công ty tdg/dg cũng không tạo ra bất cứ nguy cơ nào đối với lãnh địa riêng, và chất lượng cho vay của bản thân các NHTM. Tôi cho rằng bản chất mối quan hệ giữa các TCTD & các công ty tư vấn (trong đó có các công ty TĐG/ĐG) là quan hệ bổ trợ và cộng sinh.Với cách đặt vấn đề như trên, tôi xin mở rộng phạm vi bài viết của mình không chỉ giới hạn ở đội ngũ chuyên môn làm công tác TĐG/ĐG của mỗi bên, mà là mối quan hệ giữa công ty TĐG/ĐG với NHTM.
1. Nguy cơ mâu thuẫn nội tại của các NHTM giữa hai định chế về thẩm định tín dụng & thẩm định giá
Hoạt động thẩm định của các NHTM gồm thẩm định tín dụng & thẩm định giá. Từ góc nhìn quản trị và từ mặt hoạt động cho vay, các NHTM luôn phải dung hòa hai mục tiêu cơ bản của mình là tối ưu hóa lợi nhuận & hạn chế rủi ro (hạn chế chứ không phải là "triệt tiêu"). Vì hai mục tiêu này luôn có xu hướng vận động ngược chiều nhau, hai định chế làm công tác TĐTD & TĐG trong nội bộ một NHTM sẽ có những cách nhìn khác biệt nhau, đôi khi trở nên mâu thuẫn với nhau. Vậy, đâu là nguyên nhân của những khác biệt quan điểm này?
Hãy xuất phát từ "bản chất của tín dụng", đó là lòng tin, lòng tin rằng khách hàng vay sẽ vượt qua những khó khăn trong kinh doanh & thành công, lòng tin rằng khách hàng vay của mình có tự trọng và ý thức trả nợ. Bên cạnh đó, vấn đề lòng tin cần được mở rộng ra, theo đó lòng tin phải được hình thành từ hai phía, cả người cho vay & người đi vay phải chung tay xây dựng nên sự tin tưởng lẫn nhau.
Với cách tiếp cận này, khi thẩm định cho vay, bộ phận TĐTD không được coi "tài sản đảm bảo" là tiêu thức quan trọng nhất, làm như thế thì NHTM có khác gì một hãng cầm đồ, mà họ phải quan tâm đến năng lực cạnh tranh của khách hàng, thành tích kinh doanh trong quá khứ - hiện tại, triển vọng tương lai, đạo đức - uy tín - trình độ của ban lãnh đạo, và rất nhiều những yếu tố phi tài chính khác. Bởi vì, những yếu tố này mà không phải là "tài sản đảm bảo" mới là những yếu tố trọng yếu cấu thành nên lòng tin của người cho vay đối với người đi vay. Đương nhiên, việc đánh giá những vấn đề này chẳng bao giờ là dễ dàng cả.
Từ góc độ hạn chế những tổn thất do rủi ro tín dụng gây nên, bộ phận TĐG/ĐG buộc phải tập trung vào "giá trị của tài sản đảm bảo tiền vay". Đối với những khoản vay tín chấp khi tài sản đảm bảo tiền vay chỉ là những điều kiện bổ sung, mâu thuẫn giữa các định chế tđtd & tđg có thể chưa phát sinh. Song, tại những khoản vay mà giá trị TSĐB quyết định đến số tiền vay hoặc hạn mức tín dụng, sự khác biệt từ cách nhìn nhận, mâu thuẫn giữa hai bộ phận này chắc chắn nảy sinh. Bộ phận TĐTD sẽ quy kết bộ phận TĐG có cái nhìn quá hạn hẹp và cực đoan, bộ phân TĐG lại quy kết bộ phận TĐTD quá dễ dãi hoặc xa rời nguyên tắc,....Ai sẽ là người quyết định đây? Thật là tiến thoái lưỡng nan!
Như vậy, các định chế làm công tác TĐTD và TĐG đều hướng tới một mục tiêu chung là hạn chế rủi ro. Trong mối tương quan với hệ thống quản trị rủi ro của một NHTM, hai định chế trên đều có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, TĐTD có vai trò quan trọng hơn, có thể nói là đặc biệt quan trọng khi nó thiên về chức năng "phòng ngừa rủi ro" thông qua các hoạt động nhận biết - đánh giá khách hàng và có ảnh hưởng trọng yếu tới việc ra quyết định cho vay/không cho vay, trong khi đó, TĐG lại tập trung vào việc hạn chế tổn thất khi rủi ro tín dụng đã xảy ra. Câu ngạn ngữ "phòng bệnh hơn chữa bệnh" xem ra rất phù hợp với bối cảnh này.
Tuy ít nhiều có cùng một mục tiêu chung, song, nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn giữa bộ phận TĐG và TĐTD trong nội bộ một NHTM là hoàn toàn hiện hữu. Thực tế đã cho thấy rằng mâu thuẫn đã phát sinh tại nhiều NHTM.
2. Sự tương đồng về quan điểm giữa công ty TĐG/ĐG với NHTM
2.1 Từ góc độ đánh giá giá trị TSĐB tiền vay
Nghề kiểm toán, nghề TĐG/ĐG, và nghề cho vay có một đặc điểm chung là hoạt động trong các lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ rủi ro nghề nghiệp cao. Xét trên bình diện nghề nghiệp chung, công ty kiểm toán và công ty TĐG/ĐG có rất nhiều điểm tương đồng với nhau. Tuy nhiên, nếu lấy "tính chất và nguy cơ rủi ro" làm tiêu thức so sánh, công ty TĐG/ĐG và NHTM lại có những đặc điểm hết sức tương đồng, vì nghiệp vụ của hai loại hình doanh nghiệp này đều liên quan trực tiếp đến "tiền bạc", tức là các hoạt động đầu tư, mua sắm, cho vay,.....Theo đó, một phần của rủi ro TĐG là hệ quả của rủi ro tín dụng.
Mặc dù có những chuẩn mực nghề nghiệp riêng, song từ sự tương đồng về "tính chất & nguy cơ rủi ro" nêu trên, tập quán và quan điểm nhìn nhận vấn đề khi đưa ra ý kiến về giá trị TSĐB của công ty TĐG/ĐG và của NHTM là khá hài hòa với nhau.
Và như vậy, nguy cơ xung đột lợi ích và các dạng thức mâu thuẫn khác giữa công ty TĐG/ĐG và NHTM hoàn toàn có thể được giảm thiểu, nếu các bên thực sự công tâm, và sẵn lòng đặt lòng tin vào nhau
2.2 Từ góc độ đánh giá khách hàng doanh nghiệp
Các công ty TĐG/ĐG không chỉ đơn thuần thực hiện nghiệp vụ TĐG/ĐG các tài sản thông thường (như quyền sử dụng đất, nhà ở, động sản), mà còn thực hiện các nghiệp vụ định giá doanh nghiệp, các bất động sản đầu tư phức hợp, và tài sản vô hình khác cho nhiều khách thể, với các mục đích/mục tiêu khác nhau. Theo tôi, đây mới thực sự là mảng hoạt động quan trọng của các công ty TĐG/ĐG, nơi mà các công ty TĐG/ĐG có cơ hội để khẳng định vị thế của nghề và đẳng cấp của từng công ty.
Mảng hoạt động quan trọng nêu trên với hạt nhân"định giá doanh nghiệp" là tiền đề tạo thêm một sự tương đồng về quan điểm nghề nghiệp giữa công ty TĐG/ĐG với NHTM. Vấn đề này được nhìn nhận như sau:
Phương pháp tiếp cận cơ bản khi định giá công ty là "đặt công ty được định giá trong trạng thái động" và "tiếp cận có hệ thống". Bên cạnh đó, các công ty TĐG thường sử dụng các kỹ thuật định lượng phổ biến để ước tính giá trị công ty là chiết khấu dòng tiền, chiết khấu dòng cổ tức, và một số kỹ thuật mới (hiện đại, chưa phổ biến) như phương pháp "Real Option" mà gần đây admin thanhhai đã đề cập tới.
Phương pháp tiếp cận chứ không phải là các kỹ thuật định lượng mới là điều quan trọng nhất khi định giá công ty. Chỉ có đặt công ty được định giá trong trạng thái luôn vận động, các công ty TĐG và các chuyên gia của mình mới có ý thức mường tượng về những biến cố tích cực/tiêu cực xảy ra đối với môi trường kinh doanh, môi trường doanh nghiệp được định giá trong tương lai; Chỉ khi tiếp cận doanh nghiệp một cách có hệ thống, các công ty TĐG mới hình dung được chiều hướng tác động của các biến cố, sự phản ứng/thích nghi của doanh nghiệp, sự thay đổi trong thành tích kinh doanh của doanh nghiệp được định giá trong tương lai. Việc xác định các thông số quan trọng để áp dụng kỹ thuật định lượng như vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cơ cấu nguồn vốn,... sẽ trở nên không thực tế, phù phiếm và lố bịch nếu không có nền tảng là phương pháp tiếp cận căn bản này.
Và thật tình cờ, một sự trùng hợp thú vị đã xảy ra, việc định giá doanh nghiệp và việc TĐTD đối với khách hàng doanh nghiệp dường như có cùng một phương pháp tiếp cận, và cùng để trả lời những câu hỏi chung: năng lực cạnh tranh, thành tích kinh doanh trong quá khứ - hiện tại, triển vọng tương lai, trạng thái cổ đông, trạng thái ban lãnh đạo, trạng thái toàn bộ đội ngũ nhân sự, thay đổi và quản lý thay đổi, .....Tóm lại, cả hai đều quan tâm đến cùng những yếu tố tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp.
Kết luận: Trên cả hai phương diện phòng ngừa rủi ro và khắc phục rủi ro, quan điểm nghề nghiệp của công ty TĐG và NHTM đều rất hài hòa và tương đồng với nhau. Mặt khác, trên quan điểm đầu tư - kinh doanh, cách tiếp cận của một công ty TĐG có đẳng cấp cũng rất phù hợp với cách tiếp cận của NHTM cũng như "ngân hàng đầu tư". Điều kiện cần để các NHTM, ngân hàng đầu tư hợp tác với các công ty TĐG/ĐG đã mặc nhiên được hình thành.
3. Bối cảnh nào khi các NHTM, ngân hàng đầu tư sẽ hợp tác với công ty TĐG/ĐG và cơ chế nào cho sự phối hợp giữa các bên?
(Dẫn lời thành viên ngu..ngu..lam trên Thamdinhgia.org)
1. Nguy cơ mâu thuẫn nội tại của các NHTM giữa hai định chế về thẩm định tín dụng & thẩm định giá
Hoạt động thẩm định của các NHTM gồm thẩm định tín dụng & thẩm định giá. Từ góc nhìn quản trị và từ mặt hoạt động cho vay, các NHTM luôn phải dung hòa hai mục tiêu cơ bản của mình là tối ưu hóa lợi nhuận & hạn chế rủi ro (hạn chế chứ không phải là "triệt tiêu"). Vì hai mục tiêu này luôn có xu hướng vận động ngược chiều nhau, hai định chế làm công tác TĐTD & TĐG trong nội bộ một NHTM sẽ có những cách nhìn khác biệt nhau, đôi khi trở nên mâu thuẫn với nhau. Vậy, đâu là nguyên nhân của những khác biệt quan điểm này?
Hãy xuất phát từ "bản chất của tín dụng", đó là lòng tin, lòng tin rằng khách hàng vay sẽ vượt qua những khó khăn trong kinh doanh & thành công, lòng tin rằng khách hàng vay của mình có tự trọng và ý thức trả nợ. Bên cạnh đó, vấn đề lòng tin cần được mở rộng ra, theo đó lòng tin phải được hình thành từ hai phía, cả người cho vay & người đi vay phải chung tay xây dựng nên sự tin tưởng lẫn nhau.
Với cách tiếp cận này, khi thẩm định cho vay, bộ phận TĐTD không được coi "tài sản đảm bảo" là tiêu thức quan trọng nhất, làm như thế thì NHTM có khác gì một hãng cầm đồ, mà họ phải quan tâm đến năng lực cạnh tranh của khách hàng, thành tích kinh doanh trong quá khứ - hiện tại, triển vọng tương lai, đạo đức - uy tín - trình độ của ban lãnh đạo, và rất nhiều những yếu tố phi tài chính khác. Bởi vì, những yếu tố này mà không phải là "tài sản đảm bảo" mới là những yếu tố trọng yếu cấu thành nên lòng tin của người cho vay đối với người đi vay. Đương nhiên, việc đánh giá những vấn đề này chẳng bao giờ là dễ dàng cả.
Từ góc độ hạn chế những tổn thất do rủi ro tín dụng gây nên, bộ phận TĐG/ĐG buộc phải tập trung vào "giá trị của tài sản đảm bảo tiền vay". Đối với những khoản vay tín chấp khi tài sản đảm bảo tiền vay chỉ là những điều kiện bổ sung, mâu thuẫn giữa các định chế tđtd & tđg có thể chưa phát sinh. Song, tại những khoản vay mà giá trị TSĐB quyết định đến số tiền vay hoặc hạn mức tín dụng, sự khác biệt từ cách nhìn nhận, mâu thuẫn giữa hai bộ phận này chắc chắn nảy sinh. Bộ phận TĐTD sẽ quy kết bộ phận TĐG có cái nhìn quá hạn hẹp và cực đoan, bộ phân TĐG lại quy kết bộ phận TĐTD quá dễ dãi hoặc xa rời nguyên tắc,....Ai sẽ là người quyết định đây? Thật là tiến thoái lưỡng nan!
Như vậy, các định chế làm công tác TĐTD và TĐG đều hướng tới một mục tiêu chung là hạn chế rủi ro. Trong mối tương quan với hệ thống quản trị rủi ro của một NHTM, hai định chế trên đều có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, TĐTD có vai trò quan trọng hơn, có thể nói là đặc biệt quan trọng khi nó thiên về chức năng "phòng ngừa rủi ro" thông qua các hoạt động nhận biết - đánh giá khách hàng và có ảnh hưởng trọng yếu tới việc ra quyết định cho vay/không cho vay, trong khi đó, TĐG lại tập trung vào việc hạn chế tổn thất khi rủi ro tín dụng đã xảy ra. Câu ngạn ngữ "phòng bệnh hơn chữa bệnh" xem ra rất phù hợp với bối cảnh này.
Tuy ít nhiều có cùng một mục tiêu chung, song, nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn giữa bộ phận TĐG và TĐTD trong nội bộ một NHTM là hoàn toàn hiện hữu. Thực tế đã cho thấy rằng mâu thuẫn đã phát sinh tại nhiều NHTM.
2. Sự tương đồng về quan điểm giữa công ty TĐG/ĐG với NHTM
2.1 Từ góc độ đánh giá giá trị TSĐB tiền vay
Nghề kiểm toán, nghề TĐG/ĐG, và nghề cho vay có một đặc điểm chung là hoạt động trong các lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ rủi ro nghề nghiệp cao. Xét trên bình diện nghề nghiệp chung, công ty kiểm toán và công ty TĐG/ĐG có rất nhiều điểm tương đồng với nhau. Tuy nhiên, nếu lấy "tính chất và nguy cơ rủi ro" làm tiêu thức so sánh, công ty TĐG/ĐG và NHTM lại có những đặc điểm hết sức tương đồng, vì nghiệp vụ của hai loại hình doanh nghiệp này đều liên quan trực tiếp đến "tiền bạc", tức là các hoạt động đầu tư, mua sắm, cho vay,.....Theo đó, một phần của rủi ro TĐG là hệ quả của rủi ro tín dụng.
Mặc dù có những chuẩn mực nghề nghiệp riêng, song từ sự tương đồng về "tính chất & nguy cơ rủi ro" nêu trên, tập quán và quan điểm nhìn nhận vấn đề khi đưa ra ý kiến về giá trị TSĐB của công ty TĐG/ĐG và của NHTM là khá hài hòa với nhau.
Và như vậy, nguy cơ xung đột lợi ích và các dạng thức mâu thuẫn khác giữa công ty TĐG/ĐG và NHTM hoàn toàn có thể được giảm thiểu, nếu các bên thực sự công tâm, và sẵn lòng đặt lòng tin vào nhau
2.2 Từ góc độ đánh giá khách hàng doanh nghiệp
Các công ty TĐG/ĐG không chỉ đơn thuần thực hiện nghiệp vụ TĐG/ĐG các tài sản thông thường (như quyền sử dụng đất, nhà ở, động sản), mà còn thực hiện các nghiệp vụ định giá doanh nghiệp, các bất động sản đầu tư phức hợp, và tài sản vô hình khác cho nhiều khách thể, với các mục đích/mục tiêu khác nhau. Theo tôi, đây mới thực sự là mảng hoạt động quan trọng của các công ty TĐG/ĐG, nơi mà các công ty TĐG/ĐG có cơ hội để khẳng định vị thế của nghề và đẳng cấp của từng công ty.
Mảng hoạt động quan trọng nêu trên với hạt nhân"định giá doanh nghiệp" là tiền đề tạo thêm một sự tương đồng về quan điểm nghề nghiệp giữa công ty TĐG/ĐG với NHTM. Vấn đề này được nhìn nhận như sau:
Phương pháp tiếp cận cơ bản khi định giá công ty là "đặt công ty được định giá trong trạng thái động" và "tiếp cận có hệ thống". Bên cạnh đó, các công ty TĐG thường sử dụng các kỹ thuật định lượng phổ biến để ước tính giá trị công ty là chiết khấu dòng tiền, chiết khấu dòng cổ tức, và một số kỹ thuật mới (hiện đại, chưa phổ biến) như phương pháp "Real Option" mà gần đây admin thanhhai đã đề cập tới.
Phương pháp tiếp cận chứ không phải là các kỹ thuật định lượng mới là điều quan trọng nhất khi định giá công ty. Chỉ có đặt công ty được định giá trong trạng thái luôn vận động, các công ty TĐG và các chuyên gia của mình mới có ý thức mường tượng về những biến cố tích cực/tiêu cực xảy ra đối với môi trường kinh doanh, môi trường doanh nghiệp được định giá trong tương lai; Chỉ khi tiếp cận doanh nghiệp một cách có hệ thống, các công ty TĐG mới hình dung được chiều hướng tác động của các biến cố, sự phản ứng/thích nghi của doanh nghiệp, sự thay đổi trong thành tích kinh doanh của doanh nghiệp được định giá trong tương lai. Việc xác định các thông số quan trọng để áp dụng kỹ thuật định lượng như vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cơ cấu nguồn vốn,... sẽ trở nên không thực tế, phù phiếm và lố bịch nếu không có nền tảng là phương pháp tiếp cận căn bản này.
Và thật tình cờ, một sự trùng hợp thú vị đã xảy ra, việc định giá doanh nghiệp và việc TĐTD đối với khách hàng doanh nghiệp dường như có cùng một phương pháp tiếp cận, và cùng để trả lời những câu hỏi chung: năng lực cạnh tranh, thành tích kinh doanh trong quá khứ - hiện tại, triển vọng tương lai, trạng thái cổ đông, trạng thái ban lãnh đạo, trạng thái toàn bộ đội ngũ nhân sự, thay đổi và quản lý thay đổi, .....Tóm lại, cả hai đều quan tâm đến cùng những yếu tố tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp.
Kết luận: Trên cả hai phương diện phòng ngừa rủi ro và khắc phục rủi ro, quan điểm nghề nghiệp của công ty TĐG và NHTM đều rất hài hòa và tương đồng với nhau. Mặt khác, trên quan điểm đầu tư - kinh doanh, cách tiếp cận của một công ty TĐG có đẳng cấp cũng rất phù hợp với cách tiếp cận của NHTM cũng như "ngân hàng đầu tư". Điều kiện cần để các NHTM, ngân hàng đầu tư hợp tác với các công ty TĐG/ĐG đã mặc nhiên được hình thành.
3. Bối cảnh nào khi các NHTM, ngân hàng đầu tư sẽ hợp tác với công ty TĐG/ĐG và cơ chế nào cho sự phối hợp giữa các bên?
(Dẫn lời thành viên ngu..ngu..lam trên Thamdinhgia.org)
Bài tương tự bạn quan tâm
Danh mục hồ sơ cần thiết để thẩm định giá khoản nợ
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Phân biệt định giá và thẩm định giá theo luật giá 2012
- Thread starter Trang2413
- Ngày bắt đầu
Một số lỗi thường gặp trong quá trình áp dụng Quy...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thẩm định giá khoản nợ - Cách tiếp cận và thực tiễn
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tài liệu thẩm định BĐS của NH Liên Việt đây !!!
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Quy trình thẩm định giá
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu