Từng có topic khá hot khi một thanh niên lên mạng than thở: "Bây giờ mừng tuổi cho trẻ con 20.000 đồng có ngại lắm không?". Bên dưới bài viết, không ít người lớn than thở rằng không dám đưa tiền 10 nghìn - 20 nghìn, hay thậm chí là 50 nghìn vì sợ bị chê "bèo bọt".
Số tiền lì xì mỗi năm của người lớn để dành dịp Tết có thể lên đến hàng triệu bạc đối với những gia đình đông họ hàng. Đây là số tiền không hề nhỏ, và việc định giá tiền khi lì xì cũng nhận không ít tranh cãi trái chiều.
Cho tiền nhiều thì xót, nhưng tiền ít lại bị chê... Dù không thừa nhận, nhưng ai cũng thầm hiểu: Việc trẻ em đối diện với tiền lì xì ngày Tết thế nào phản ảnh rất nhiều cách giáo dục của cha mẹ.
#1 - Năm nay làm ăn không khấm khá, lì xì ít hơn chút nhưng mà...
T. là người khá thành đạt, có sự nghiệp riêng với công ty quy mô nhỏ nhưng hoạt động kinh doanh rất tốt. Tuy vậy năm rồi, vì dịch bệnh mà tình hình công ty gặp chút vấn đề khiến dự án của anh bị ngưng trệ. Đây có lẽ là tình trạng chung của không ít người tự đứng ra kinh doanh. Do đó, anh cũng xác định mùa Tết năm nay mình sẽ tằn tiện và tiết kiệm lại để cố duy trì công ty cho đến khi mọi thứ ổn định trở lại.
Ngày mùng 1 Tết như mọi năm, anh lại về nhà cha mẹ để gặp mặt các anh chị em và các cháu. Lần lượt, mỗi người lớn trong nhà lại thực hiện "nghĩa vụ" ngày Tết là lì xì mừng tuổi cho các cháu. Mọi năm, khi làm ăn khấm khá, T. không ngại chi hầu bao lớn cho việc lì xì nhưng năm nay thì lại khác, anh phải dè sẻn hơn cả trong khoản này nữa. Dù vậy, anh nghĩ rằng mình có để bao nhiêu tiền trong phong bì đỏ thì cũng không thành vấn đề, quan trọng là anh luôn mong cầu những điều tốt đẹp đến những đứa trẻ trong nhà.
Ấy vậy mà B., đứa con trai một của em trai T. năm nay vừa lên 8 tuổi, sau khi nhận phong bì từ bác mình và mở ra, cậu bé đã vội giục ngay xuống đất, trước sự chứng kiến của T. Lý do duy nhất để cậu nhóc làm hành động này là chiếc phong bì của T. có giá trị thấp nhất trong tất cả các lì xì mà em nhận được từ nãy giờ, vả lại, số tiền này còn chẳng bằng một phần của năm ngoái, khi mà T. gặp nhiều thuận lợi trong làm ăn hơn.
Hành động của T. khiến B. chạnh lòng vì rốt cuộc dù có chân thành bao nhiêu thì mọi thứ cũng chỉ được đánh giá bằng giá trị đồng tiền bên trong phong bao mà thôi. Khi người bác này gặng hỏi B. lý do vì sao lại ném đi phong bao mình vừa được tặng, em chẳng hề chớp mắt mà đáp lại: "Cái này chẳng bằng tiền một ngày ba mẹ cho cháu tiêu vặt!"
#2 - Khi những đứa trẻ bị tổn thương vì lì xì không công bằng
Bà H. năm nay đã ngoài 60 tuổi, con dâu, con rể đều đã đầy đủ. Bà có 2 người cháu ngoại và 1 người cháu nội. Vẫn như tục lệ hằng năm, đêm giao thừa cả nhà bà H. cùng tề tựu lại đông đủ để làm mâm cơm cúng trời đất, tổ tiên và cùng đón khoảnh khắc năm mới bên nhau. Và năm nào cũng vậy, sau 12h, bà H. lại phát lì xì cho các con, các cháu.
Sau khi mừng tuổi xong, 3 đứa cháu đứa nào cũng hào hứng xem bà lì xì mình bao nhiêu. Trong khi 2 đứa cháu ngoại mỗi đứa một phong bì 200.000 đồng, thì riêng đứa cháu nội duy nhất của bà H. được ưu ái với phòng bao "dày" hơn gấp 5 lần. Dĩ nhiên, khi cùng "khui" bao lì xì với nhau, cả 3 đều đã biết người bên cạnh được bà mừng tuổi bao nhiêu tiền.
Và chẳng có đứa trẻ nào muốn chịu thiệt về mình, hai đứa cháu ngoại đã giãy nãy với bố mẹ rằng tại sao mình lại được lì xì ít hơn em họ, trong khi rõ ràng ai cũng là cháu của bà. Không khí đầu năm từ vui vẻ bỗng trở nên náo loạn hơn vì sự tị nạnh này.
Thấy vậy, bà H. liền bảo: "Bà chỉ có một đứa cháu nội duy nhất, vả lại nó lại là con trai nên ưu ái nó một chút cũng là lẽ đương nhiên!"
Trong mắt hai đứa trẻ lúc này mới vỡ lẽ ra một điều rằng, thì ra bà luôn xem trọng và dành tình yêu thương của mình cho đứa bé kia nhiều hơn. Thế là suốt mấy ngày Tết, chúng chẳng chịu chơi cùng hay thậm chí là ngó tới em họ của mình. Không khí hòa thuận, đầy tiếng cười thường ngày khi 3 đứa trẻ họp mặt nay lại khác hoàn toàn chỉ vì một phong bao lì xì ngày Tết.
#3 - Lì xì có phải là nghĩa vụ của người lớn?
Nhân dịp lễ Tết, V. một nhân viên văn phòng đang độc thân đã ghé sang nhà của một người đồng nghiệp thân thiết để chúc Tết. Đồng nghiệp mà V. đến thăm vốn khá giả, cả hai vợ chồng của người này đều có công việc và mức lương đáng ngưỡng mộ. Do đó, con của họ được xem là "ngậm thìa vàng" ngay từ khi mới sinh ra.
Bước vào nhà, khi gặp con của đôi vợ chồng là bé M., cô bé không hề chào hỏi hay thưa gửi. Đợi V. vào nhà một hồi lâu, khi được mẹ gọi lại thì cô bé mới ngừng tay làm một việc gì đó và rời khỏi vị trí mà mình đang ngồi. Nghe lời mẹ, M. cũng ngoan ngoãn chào V., nhưng vừa dứt lời chào, em đã vội hỏi ngay: "Hôm nay cô có mang lì xì không?"
V. thoáng chút giật mình khi nghe M. đặt vấn đề một cách thẳng thắn như vậy nhưng cô cũng kịp định thần lại và đành lấy trong giỏ ra phong bao đỏ, khoản lì xì mà cô chuẩn bị trước cho đứa bé nhưng định đến khi gần ra về rồi mới tặng cho M. Chuyện này cũng không là gì quá to tát cho đến khi thấy được hành động của M. ngay sau đó.
Em đã vội chạy lại chỗ mà mình ngồi ban đầu, rồi lấy phong bao mình vừa được V. tặng cho vào xấp tiền dày cộm mà có lẽ đó là phần lì xì mà em đã nhận được suốt mấy ngày Tết. Sau đó, em bỏ vào máy đếm tiền rồi thao tác sử dụng máy một cách thành thục. Điều này khiến cô không khỏi sửng sốt và tự hỏi làm sao một đứa trẻ 6 tuổi lại có thể biết và dùng máy đếm tiền? Cô bé có thực sự biết giá trị của xấp tiền mà mình đang có trong tay? Có phải việc tự quản lý một số tiền lên đến hàng chục triệu bạc là điều dễ dàng với M.?
V. cũng dần nhận ra rằng, đằng sau truyền thống tốt đẹp của tục lì xì và Tết Nguyên đán, thì đó còn là khoảng thời gian mà trẻ nghĩ rằng mình có thể tự "làm giàu".
Kết
Lì xì bắt nguồn từ truyền thuyết cổ với ý nghĩa sẽ giúp xua tan đi những điều không tốt đến với trẻ em. Còn người Việt xưa quan niệm: một đồng tiền bằng bạc đặt dưới gối hoặc trong túi trẻ em và người già, sẽ giúp họ tránh gió. Vì thế, phong tục tặng đồng bạc cho người già và trẻ nhỏ trong dịp Tết xuất hiện. Đó chính là nguồn gốc của tục lệ mừng tuổi hay lì xì.
Theo tục lệ xưa: Cứ vào sáng mồng 1 Tết Nguyên đán là con cháu trong nhà lần lượt chúc Tết và nhận tiền lì xì của cha mẹ, người lớn. Đó là đồng tiền được gọi "lấy hên", mang lại niềm vui trong năm mới. Con cháu nhận bao lì xì cũng như nhận yêu thương của ông bà, cha mẹ dành cho mình.
Tuy nhiên, mục đích việc trao tặng nhau những phong bao đỏ lại ngày càng trở nên xa dần so với nguyên bản. Người lớn xem việc lì xì là cách để phô trương sự giàu có và là một cách để tự khoe khoang sự thành đạt của mình dù chẳng biết bên trong rỗng hay đầy. Bố mẹ thì có dịp để đánh giá người tặng lì xì cho con mình có làm ăn khấm khá hay không, là người bủn xỉn hay hào phóng. Còn con cái thì xem đây là cơ hội để làm đầy số tiền riêng của mình lên để sử dụng cho các mục đích cá nhân dù đôi khi điều ấy không mấy thiết thực cho lắm.
Vậy, lì xì bao nhiêu, lì xì thế nào cho trẻ nhỏ thì phù hợp để mỗi đứa trẻ không hiểu sai lệch ý nghĩa của tục lệ truyền thống này?
Điều kiện kinh tế của mỗi người là khác nhau, do đó không thể vì thấy người khác cho vào phong bao khoản tiền dày hơn thì mình cũng phải làm theo. Hãy tự đánh giá khả năng chi tiêu của bản thân để chọn mức lì xì cho phù hợp nhất.
Ngoài ra, hãy xem xét đến độ tuổi và mức độ nhận thức về tiền bạc của trẻ. Chẳng hạn:
- Với những trẻ dưới 6 tuổi, chưa hiểu rõ giá trị đồng tiền và các khái niệm về tiền bạc thì có thể mừng tuổi cho các em một khoản tiền đủ để các em có thể tiêu vặt như mua một bữa ăn ngon hoặc vài hộp sữa.
- Còn với trẻ 6 tuổi trở lên đã bắt đầu có ý thức về chi tiêu thì có thể được lì xì một khoản vừa phải, không quá lố, đủ để các em tự mua sắm thiết bị, dụng cụ học tập hoặc mua những món đồ mình ưa thích nhưng phải có ích.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là, ở vai trò của những người bố, người mẹ, phụ huynh nên dạy cho con biết ý nghĩa của phong tục lì xì, tránh để con hiểu sai lệch mục đích ban đầu và xem ngày đầu năm mới như là ngày "thu hoạch" tiền bạc. Hãy để con hiểu rằng, mỗi phong bao ngoài số tiền mà con có thì nó còn chứa đựng cả những lời chúc phúc của người tặng đến cho trẻ, mong con có một năm mới bình an, học tập đạt nhiều thành tích.
Hãy dạy con trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền, dù là 5.000 hay 500.000 đồng thì đều đáng giá và đều đáng trân trọng. Hãy dạy con từng bước biết quản lý tài chính và dạy con cách chi tiêu hợp lý, tránh để con sử dụng số tiền mình có một cách vô bổ. Biết được quản lý tài chính từ sớm tất nhiên sẽ giúp con cái trưởng thành nhanh hơn trong tương lai.
4 kiêng kỵ trong trang trí, dọn dẹp nhà cửa cuối năm gia chủ nên ghi nhớ: Tránh được thì cả năm rước may mắn, không cẩn thận thì mất lộc, hao tài rồi ốm yếu như chơi
Link bài gốc: Tết năm nay mừng tuổi cho trẻ con 50 nghìn có sợ chê bèo bọt?
Số tiền lì xì mỗi năm của người lớn để dành dịp Tết có thể lên đến hàng triệu bạc đối với những gia đình đông họ hàng. Đây là số tiền không hề nhỏ, và việc định giá tiền khi lì xì cũng nhận không ít tranh cãi trái chiều.
Cho tiền nhiều thì xót, nhưng tiền ít lại bị chê... Dù không thừa nhận, nhưng ai cũng thầm hiểu: Việc trẻ em đối diện với tiền lì xì ngày Tết thế nào phản ảnh rất nhiều cách giáo dục của cha mẹ.
#1 - Năm nay làm ăn không khấm khá, lì xì ít hơn chút nhưng mà...
T. là người khá thành đạt, có sự nghiệp riêng với công ty quy mô nhỏ nhưng hoạt động kinh doanh rất tốt. Tuy vậy năm rồi, vì dịch bệnh mà tình hình công ty gặp chút vấn đề khiến dự án của anh bị ngưng trệ. Đây có lẽ là tình trạng chung của không ít người tự đứng ra kinh doanh. Do đó, anh cũng xác định mùa Tết năm nay mình sẽ tằn tiện và tiết kiệm lại để cố duy trì công ty cho đến khi mọi thứ ổn định trở lại.
Ngày mùng 1 Tết như mọi năm, anh lại về nhà cha mẹ để gặp mặt các anh chị em và các cháu. Lần lượt, mỗi người lớn trong nhà lại thực hiện "nghĩa vụ" ngày Tết là lì xì mừng tuổi cho các cháu. Mọi năm, khi làm ăn khấm khá, T. không ngại chi hầu bao lớn cho việc lì xì nhưng năm nay thì lại khác, anh phải dè sẻn hơn cả trong khoản này nữa. Dù vậy, anh nghĩ rằng mình có để bao nhiêu tiền trong phong bì đỏ thì cũng không thành vấn đề, quan trọng là anh luôn mong cầu những điều tốt đẹp đến những đứa trẻ trong nhà.
Ấy vậy mà B., đứa con trai một của em trai T. năm nay vừa lên 8 tuổi, sau khi nhận phong bì từ bác mình và mở ra, cậu bé đã vội giục ngay xuống đất, trước sự chứng kiến của T. Lý do duy nhất để cậu nhóc làm hành động này là chiếc phong bì của T. có giá trị thấp nhất trong tất cả các lì xì mà em nhận được từ nãy giờ, vả lại, số tiền này còn chẳng bằng một phần của năm ngoái, khi mà T. gặp nhiều thuận lợi trong làm ăn hơn.
Hành động của T. khiến B. chạnh lòng vì rốt cuộc dù có chân thành bao nhiêu thì mọi thứ cũng chỉ được đánh giá bằng giá trị đồng tiền bên trong phong bao mà thôi. Khi người bác này gặng hỏi B. lý do vì sao lại ném đi phong bao mình vừa được tặng, em chẳng hề chớp mắt mà đáp lại: "Cái này chẳng bằng tiền một ngày ba mẹ cho cháu tiêu vặt!"
#2 - Khi những đứa trẻ bị tổn thương vì lì xì không công bằng
Bà H. năm nay đã ngoài 60 tuổi, con dâu, con rể đều đã đầy đủ. Bà có 2 người cháu ngoại và 1 người cháu nội. Vẫn như tục lệ hằng năm, đêm giao thừa cả nhà bà H. cùng tề tựu lại đông đủ để làm mâm cơm cúng trời đất, tổ tiên và cùng đón khoảnh khắc năm mới bên nhau. Và năm nào cũng vậy, sau 12h, bà H. lại phát lì xì cho các con, các cháu.
Sau khi mừng tuổi xong, 3 đứa cháu đứa nào cũng hào hứng xem bà lì xì mình bao nhiêu. Trong khi 2 đứa cháu ngoại mỗi đứa một phong bì 200.000 đồng, thì riêng đứa cháu nội duy nhất của bà H. được ưu ái với phòng bao "dày" hơn gấp 5 lần. Dĩ nhiên, khi cùng "khui" bao lì xì với nhau, cả 3 đều đã biết người bên cạnh được bà mừng tuổi bao nhiêu tiền.
Và chẳng có đứa trẻ nào muốn chịu thiệt về mình, hai đứa cháu ngoại đã giãy nãy với bố mẹ rằng tại sao mình lại được lì xì ít hơn em họ, trong khi rõ ràng ai cũng là cháu của bà. Không khí đầu năm từ vui vẻ bỗng trở nên náo loạn hơn vì sự tị nạnh này.
Thấy vậy, bà H. liền bảo: "Bà chỉ có một đứa cháu nội duy nhất, vả lại nó lại là con trai nên ưu ái nó một chút cũng là lẽ đương nhiên!"
Trong mắt hai đứa trẻ lúc này mới vỡ lẽ ra một điều rằng, thì ra bà luôn xem trọng và dành tình yêu thương của mình cho đứa bé kia nhiều hơn. Thế là suốt mấy ngày Tết, chúng chẳng chịu chơi cùng hay thậm chí là ngó tới em họ của mình. Không khí hòa thuận, đầy tiếng cười thường ngày khi 3 đứa trẻ họp mặt nay lại khác hoàn toàn chỉ vì một phong bao lì xì ngày Tết.
#3 - Lì xì có phải là nghĩa vụ của người lớn?
Nhân dịp lễ Tết, V. một nhân viên văn phòng đang độc thân đã ghé sang nhà của một người đồng nghiệp thân thiết để chúc Tết. Đồng nghiệp mà V. đến thăm vốn khá giả, cả hai vợ chồng của người này đều có công việc và mức lương đáng ngưỡng mộ. Do đó, con của họ được xem là "ngậm thìa vàng" ngay từ khi mới sinh ra.
Bước vào nhà, khi gặp con của đôi vợ chồng là bé M., cô bé không hề chào hỏi hay thưa gửi. Đợi V. vào nhà một hồi lâu, khi được mẹ gọi lại thì cô bé mới ngừng tay làm một việc gì đó và rời khỏi vị trí mà mình đang ngồi. Nghe lời mẹ, M. cũng ngoan ngoãn chào V., nhưng vừa dứt lời chào, em đã vội hỏi ngay: "Hôm nay cô có mang lì xì không?"
V. thoáng chút giật mình khi nghe M. đặt vấn đề một cách thẳng thắn như vậy nhưng cô cũng kịp định thần lại và đành lấy trong giỏ ra phong bao đỏ, khoản lì xì mà cô chuẩn bị trước cho đứa bé nhưng định đến khi gần ra về rồi mới tặng cho M. Chuyện này cũng không là gì quá to tát cho đến khi thấy được hành động của M. ngay sau đó.
Em đã vội chạy lại chỗ mà mình ngồi ban đầu, rồi lấy phong bao mình vừa được V. tặng cho vào xấp tiền dày cộm mà có lẽ đó là phần lì xì mà em đã nhận được suốt mấy ngày Tết. Sau đó, em bỏ vào máy đếm tiền rồi thao tác sử dụng máy một cách thành thục. Điều này khiến cô không khỏi sửng sốt và tự hỏi làm sao một đứa trẻ 6 tuổi lại có thể biết và dùng máy đếm tiền? Cô bé có thực sự biết giá trị của xấp tiền mà mình đang có trong tay? Có phải việc tự quản lý một số tiền lên đến hàng chục triệu bạc là điều dễ dàng với M.?
V. cũng dần nhận ra rằng, đằng sau truyền thống tốt đẹp của tục lì xì và Tết Nguyên đán, thì đó còn là khoảng thời gian mà trẻ nghĩ rằng mình có thể tự "làm giàu".
Kết
Lì xì bắt nguồn từ truyền thuyết cổ với ý nghĩa sẽ giúp xua tan đi những điều không tốt đến với trẻ em. Còn người Việt xưa quan niệm: một đồng tiền bằng bạc đặt dưới gối hoặc trong túi trẻ em và người già, sẽ giúp họ tránh gió. Vì thế, phong tục tặng đồng bạc cho người già và trẻ nhỏ trong dịp Tết xuất hiện. Đó chính là nguồn gốc của tục lệ mừng tuổi hay lì xì.
Theo tục lệ xưa: Cứ vào sáng mồng 1 Tết Nguyên đán là con cháu trong nhà lần lượt chúc Tết và nhận tiền lì xì của cha mẹ, người lớn. Đó là đồng tiền được gọi "lấy hên", mang lại niềm vui trong năm mới. Con cháu nhận bao lì xì cũng như nhận yêu thương của ông bà, cha mẹ dành cho mình.
Tuy nhiên, mục đích việc trao tặng nhau những phong bao đỏ lại ngày càng trở nên xa dần so với nguyên bản. Người lớn xem việc lì xì là cách để phô trương sự giàu có và là một cách để tự khoe khoang sự thành đạt của mình dù chẳng biết bên trong rỗng hay đầy. Bố mẹ thì có dịp để đánh giá người tặng lì xì cho con mình có làm ăn khấm khá hay không, là người bủn xỉn hay hào phóng. Còn con cái thì xem đây là cơ hội để làm đầy số tiền riêng của mình lên để sử dụng cho các mục đích cá nhân dù đôi khi điều ấy không mấy thiết thực cho lắm.
Vậy, lì xì bao nhiêu, lì xì thế nào cho trẻ nhỏ thì phù hợp để mỗi đứa trẻ không hiểu sai lệch ý nghĩa của tục lệ truyền thống này?
Điều kiện kinh tế của mỗi người là khác nhau, do đó không thể vì thấy người khác cho vào phong bao khoản tiền dày hơn thì mình cũng phải làm theo. Hãy tự đánh giá khả năng chi tiêu của bản thân để chọn mức lì xì cho phù hợp nhất.
Ngoài ra, hãy xem xét đến độ tuổi và mức độ nhận thức về tiền bạc của trẻ. Chẳng hạn:
- Với những trẻ dưới 6 tuổi, chưa hiểu rõ giá trị đồng tiền và các khái niệm về tiền bạc thì có thể mừng tuổi cho các em một khoản tiền đủ để các em có thể tiêu vặt như mua một bữa ăn ngon hoặc vài hộp sữa.
- Còn với trẻ 6 tuổi trở lên đã bắt đầu có ý thức về chi tiêu thì có thể được lì xì một khoản vừa phải, không quá lố, đủ để các em tự mua sắm thiết bị, dụng cụ học tập hoặc mua những món đồ mình ưa thích nhưng phải có ích.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là, ở vai trò của những người bố, người mẹ, phụ huynh nên dạy cho con biết ý nghĩa của phong tục lì xì, tránh để con hiểu sai lệch mục đích ban đầu và xem ngày đầu năm mới như là ngày "thu hoạch" tiền bạc. Hãy để con hiểu rằng, mỗi phong bao ngoài số tiền mà con có thì nó còn chứa đựng cả những lời chúc phúc của người tặng đến cho trẻ, mong con có một năm mới bình an, học tập đạt nhiều thành tích.
Hãy dạy con trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền, dù là 5.000 hay 500.000 đồng thì đều đáng giá và đều đáng trân trọng. Hãy dạy con từng bước biết quản lý tài chính và dạy con cách chi tiêu hợp lý, tránh để con sử dụng số tiền mình có một cách vô bổ. Biết được quản lý tài chính từ sớm tất nhiên sẽ giúp con cái trưởng thành nhanh hơn trong tương lai.
4 kiêng kỵ trong trang trí, dọn dẹp nhà cửa cuối năm gia chủ nên ghi nhớ: Tránh được thì cả năm rước may mắn, không cẩn thận thì mất lộc, hao tài rồi ốm yếu như chơi
Kênh tin tức giải trí - Xã hội
Trang tin tức giải trí - xã hội Việt Nam - Quốc Tế. Đưa tin nhanh nhất : thời trang, video ngôi sao, phim ảnh, tình yêu, học đường, các chuyển động xã hội.
kenh14.vn
Link bài gốc: Tết năm nay mừng tuổi cho trẻ con 50 nghìn có sợ chê bèo bọt?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Chiến Lược Kinh Doanh Dịp Cận Tết: Bí Quyết Tăng...
- Thread starter nguyenlap.mkt
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng giao dịch xuyên lễ, tết
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cầu treo tết thủ công từ cỏ của người Peru thách...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những việc nên và không nên làm trong Tết Đoan Ngọ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ăn gì trong Tết Đoan Ngọ?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Loạt thương hiệu khách sạn quốc tế Hilton, Sotetsu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu