Năm 2015, Techcombank đánh dấu một chặng đường mới với kế hoạch 5 năm lần thứ 2 và sự trở lại của nhà tư vấn chiến lược McKinsey. Thời điểm này, Techcombank đã xây dựng được một đội ngũ quản lý cấp cao mới với nhiều nhân sự tài năng là Việt kiều từng làm việc ở những tổ chức tài chính lớn trên thế giới, thay thế cho các chuyên gia quốc tế từ HSBC. Họ đem đến cho nhà băng này một bầu không khí mới, những ý tưởng mới, quốc tế nhưng lại gần gũi hơn với người Việt, đặc biệt là ở lĩnh vực bán lẻ và ngân hàng số.
Trong số đó, ông Nguyễn Lê Quốc Anh là một nhân sự đặc biệt. Từng làm việc ở vị trí cấp cao trong nhiều tập đoàn lớn của Mỹ như T-Mobile US, Wells Fargo Bank, Fortress Investment Group, McKinsey…, chuyên gia này gặp ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Techcombank vào tháng 9/2014 khi đang thực hiện một dự án ở Việt Nam.
Trong suốt quá trình làm việc với nhà băng trong khuôn khổ dự án, ông Nguyễn Lê Quốc Anh đã bị thu hút bởi "khát vọng trở thành ngân hàng dẫn dắt số hóa" của Techcombank. Chuyên gia này quyết định gia nhập Tehcombank theo lời mời của người đứng đầu - Chủ tịch Hồ Hùng Anh. Tháng 5/2015, ông Nguyễn Lê Quốc Anh trở thành Giám đốc Khối Chiến lược và Phát triển ngân hàng, và tháng 9/2016 chính thức được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc.
Trong lần trả lời Trí thức trẻ, ông Quốc Anh cho biết: "Tôi và các thành viên HĐQT Techcombank đều đồng niên và đồng chí hướng, đều đã gây dựng được thành công ở bên ngoài và mang những trải nghiệm đó về nước. Giờ đây, chúng tôi có chung khát vọng tạo ra một ngân hàng Việt lớn mạnh, có chỗ đứng trong khu vực và trên thế giới. Đó là 100% lý do tôi quyết định gia nhập Techcombank".
Cùng với CEO mới và chiến lược mới, Techcombank công bố đầu tư 300 triệu USD cho hệ thống công nghệ thông tin trong giai đoạn 2016-2020 để số hoá ngân hàng này. Thời điểm đó, đây là một con số gây sốc bởi nhiều ngân hàng vẫn phải vật lộn với nợ xấu từ giai đoạn trước, hoặc mới hồi phục, thì cũng không dám đầu tư một khoản tiền khổng lồ như vậy cho một dự án chưa rõ ràng về khả năng thành công.
Thế nhưng, Techcombank thì khác.
Với khát vọng "trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế" của Việt Nam, 300 triệu USD là khoản ngân sách chưa tính đến đầu tư cho nhiều nhân sự cấp cao được đưa về để thực hiện dự án này. Thực tế, từ 2 năm trước đó (2014-2015), dù vẫn trong giai đoạn phải "thắt lưng buộc bụng", nhưng nhà băng này vẫn kiên trì đầu tư cho hạ tầng công nghệ. Techcombank quyết định mời bằng được những chuyên gia quốc tế giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm vận hành hạ tầng công nghệ về phát triển hệ thống, chuẩn bị cho một giai đoạn mới.
"Một điều may mắn là chúng tôi có sự thống nhất cao trong HĐQT về mục tiêu chiến lược. Đặc biệt, Techcombank là ngân hàng duy nhất ở Việt Nam có nhiều năm liên tục không chia cổ tức bằng tiền mặt nên tạo được nguồn tài chính dự trữ. Để khi khủng hoảng, chúng tôi có nguồn lực xử lý nợ xấu nhanh chóng, và khi phục hồi có tiền đầu tư mạnh cho phát triển. HĐQT cũng thống nhất cao về tương lai của ngân hàng số và quyết định phải đầu tư đủ lớn", một thành viên HĐQT nhà băng này tiết lộ.
Cuối quý III/2016, Techcombank thực hiện một cú "ngược chiều" ngoạn mục khi tung ra thị trường chính sách Zero Fee (phí bằng 0) với các giao dịch trực tuyến nhân dịp kỷ niệm 23 năm thành lập. Thời điểm đó, chiến lược mà nhiều ngân hàng đang theo đuổi là tăng tỷ trọng từ thu phí dịch vụ để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn thu tín dụng, "Zero Fee" có vẻ đi theo chiều ngược lại.
Không chỉ ảnh hưởng tới nguồn thu, một ngân hàng cổ phần lớn như Techcombank mà áp dụng "Zero Fee" sẽ khiến cho lượng giao dịch tăng đột biến, tạo áp lực lên hạ tầng công nghệ, có khả năng gây ra sự cố lớn về dịch vụ. Hệ quả tiếp theo là phải đầu tư mạnh để nâng cấp hạ tầng công nghệ để đáp ứng nhu cầu cho dịch vụ có doanh thu bằng 0. Thế nhưng, đó là những suy luận theo logic thông thường, chứ không phải là góc nhìn chiến lược của Techcombank.
Thực tế, trước khi triển khai chính sách này, Ban điều hành mà đứng đầu là Tổng giám đốc Nguyễn Lê Quốc Anh phải nhiều lần giải trình, thuyết phục HĐQT đồng ý. Ngoài lý do đây là chính sách đã được áp dụng thành công ở các nước khác, việc cần có tư duy mới trong chiến lược phát triển chung của Techcombank là yếu tố quan trọng.
Nhìn vào cách tiếp cận của các fintech trong khu vực, họ huy động được nguồn vốn lớn để đầu tư cho hạ tầng công nghệ, không thu phí, thu hút người dùng, và thành công lớn là bài học cho các tổ chức tài chính kiểu truyền thống.
Tuy nhiên, Techcombank đã quyết định đầu tư cực khủng cho hạ tầng công nghệ, thì chỉ còn cân nhắc bước kế tiếp là sử dụng ra sao cho hiệu quả mà thôi. Chiến lược tiếp cận khách hàng kiểu fintech với "Zero Fee" không phải là một lựa chọn dễ dàng, nhưng những ông chủ của Techcombank đã "dám chơi".
Khi triển khai, nhà băng này cũng gặp vài sự cố khi lượng giao dịch online tăng mạnh. Nhưng nhờ hạ tầng được đầu tư lớn từ những năm trước cả về hệ thống lẫn con người, và được tăng cường rất mạnh theo chiến lược mới, Techcombank xử lý mọi việc suôn sẻ và không để xảy ra trục trặc lớn.
Nhờ "Zero Fee" và một series chương trình khuyến mại liên tiếp, số lượng tài khoản mở mới tại Techcombank tăng mạnh. Điểm đặc biệt là tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) tăng từ khoảng 17% năm 2015 đến 24,1% vào cuối năm 2017, và vọt lên hơn 46% từ cuối năm 2020 đến nay, tỉ lệ cao nhất hệ thống ngân hàng.
Đi kèm với CASA lớn, là giá vốn thấp. Bên cạnh đó, khách hàng còn sử dụng thêm dịch vụ khác của Techcombank khi đã mở tài khoản và trải nghiệm dịch vụ thanh toán online tiện lợi, lại miễn phí của nhà băng này. Từ một chính sách tưởng mạo hiểm, Techcombank đã có thành công ngoài mong đợi mà một số ngân hàng đi sau không thể có được, vì mất đi lợi thế về người đi đầu.
Điều ít người biết là sau khi áp dụng "Zero Fee" hơn một năm, nguồn thu về dịch vụ thanh toán trong đó có phí giao dịch trực tuyến của Techcombank, không ghi nhận sự sụt giảm đột biến nào. Khoản thu từ dịch vụ thanh toán và tiền mặt của nhà băng này vẫn duy trì quanh mức 300-400 tỷ đồng. Những con số chứng minh chiến lược tưởng như mạo hiểm của Techcombank đã biến thành "thả con săn sắt, bắt con cá rô".
Thực tế, một số ngân hàng lớn phát hiện ra ưu điểm của "Zero Fee", nhưng không dám thực hiện vì e ngại sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận, cũng như chưa dám tư duy "kiểu fintech" và không có đầu tư đón đầu về hạ tầng công nghệ cũng như con người. Việc áp dụng chính sách này chỉ có thể thực hiện bởi các nhà băng nhỏ với số lượng khách hàng còn ít. Techcombank trở thành "ông lớn" duy nhất có đủ bản lĩnh và khả năng để thực hiện.
"Zero Fee" đi kèm với triết lý "customer - centric", cùng việc đồng bộ hoá chất lượng dịch vụ ở mức cao cấp, mảng bán lẻ tập trung vào phân khúc trung và cao cấp của Techcombank nhận được cú huých cực mạnh. Nếu là một người có thu nhập tầm trung, khó có khách hàng nào có thể từ chối sử dụng dịch vụ của một ngân hàng như vậy, phải không?
Techcombank có gì đặc biệt so với các ngân hàng cổ phần tư nhân khác? Nhìn vào hiện tại, đó là việc họ đứng đầu về lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, và hiệu quả rất cao. Nếu xét tổng thể các tiêu chí này, có thể coi Techcombank là ngân hàng tư nhân số 1 Việt Nam. Thế nhưng, con số hiện tại không phải là thứ khiến họ khác biệt thực sự.
Nhìn vào danh sách thành viên HĐQT nhà băng này, người ta dễ dàng nhìn thấy 2 cái tên trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes: Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang. Techcombank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam có điều này. Vậy phải chăng có 2 cái tên trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes là điều khác biệt?
Không phải.
Chính bản thân 2 doanh nhân này, với khát vọng vươn tầm thế giới và quyết tâm thực hiện bằng được của họ, mới là điều khác biệt.
Đến nay, ông Hồ Hùng Anh chưa từng trả lời phỏng vấn chính thức và luôn "bí ẩn" với giới truyền thông. Thế nhưng, tham vọng vươn tầm thế giới cũng như sự quyết liệt trong hành động của Techcombank để đạt được mục tiêu này thì được thể hiện rất rõ với công chúng. Tại Techcombank, từng thành viên đều có thể cảm nhận niềm tự hào cùng sức nóng của mục tiêu mà những người đứng đầu ngân hàng hướng tới.
Một cựu lãnh đạo cấp cao của nhà băng này tiết lộ: "Không phải đến khi anh Hùng Anh đã thành công, được công nhận là tỷ phú thế giới thì anh ấy mới có tham vọng như vậy. Từ khi mới trở thành Chủ tịch Techcombank, vị thế còn chưa vững chắc, anh ấy đã đặt ra tầm nhìn táo bạo với tham vọng rất lớn rồi. Nếu nói anh Hồ Hùng Anh mà tham vọng và quyết liệt thứ hai, thì khó ai đứng thứ nhất".
Trong khi đó, ông Nguyễn Đăng Quang nổi tiếng với câu nói mang đậm tính doanh nhân dân tộc: "Người Việt Nam làm được! (Vietnam can do)". Từ khi khởi nghiệp với Masan, ông Đăng Quang và cộng sự Hùng Anh đã ước mơ xây dựng nên những thương hiệu hàng tiêu dùng không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, mà còn có khả năng vươn ra thế giới.
Ông Đăng Quang và ông Hùng Anh tin rằng, nhiều người Việt Nam không thành công bởi họ cứ nghĩ mình không làm được. Vì thế, các doanh nhân này muốn xây dựng nên một công ty mà ở đó mọi người đều có những giấc mơ lớn. "Tại sao không nghĩ là sẽ có nhiều người nước ngoài tự hào khi được làm việc trong một công ty Việt Nam, mà cứ phải là làm việc cho Tây thì mới oai?", ông Quang chia sẻ.
Ngay từ khi mới trở thành Chủ tịch HĐQT Techcombank, ông Hồ Hùng Anh đã chỉ đạo xây dựng văn hoá và truyền thông nội bộ rất mạnh tại nhà băng này, để có thể gây dựng định hướng về "giấc mơ lớn". Thời điểm đó, Techcombank quyết định chi tới 20% tổng ngân sách marketing toàn ngân hàng cho các hoạt động marketing nội bộ, như các chương trình kết nối và chăm sóc tinh thần của nhân viên… Cũng vì thế, những nhân viên làm lâu năm ở nhà băng này sẽ "cảm nhận được trong máu DNA của Techcombank" – như bình luận của một lãnh đạo cấp cao tại đây.
"Ngày đó, tôi không biết có ngân hàng nào ở Việt Nam dám chi số tiền như vậy cho hoạt động marketing nội bộ hay không. Nhưng anh Hùng Anh cũng chẳng quan tâm ngân hàng khác có làm hay không mà đơn giản là để thay đổi tổ chức này, muốn nó đi theo tầm nhìn của anh ấy và hiện thực hoá được trong vòng 5 đến 10 năm thì việc gắn kết nhân viên và kết nối văn hoá là điều cực kỳ thiết yếu. Và thế là Ok, anh đồng ý là làm thôi", lãnh đạo cấp cao của Techcombank kể lại.
Trong số các lĩnh vực thành công nhất của Techcombank hiện tại, "tầm nhìn tỷ phú" của nhà băng này thể hiện rõ ở chuỗi giá trị hệ sinh thái với Vingroup trong mảng bất động sản. Trở thành ngân hàng cung cấp tín dụng cũng như các dịch vụ tài chính cho Vingroup và chuỗi sinh thái (đối tác, nhà cung cấp, khách hàng…) của tập đoàn bất động sản và đa ngành số 1 Việt Nam đương nhiên là vô cùng hấp dẫn. Thế nhưng, việc đáp ứng được các yêu cầu của Vingroup khi cung cấp cho hệ sinh thái theo chuỗi cung ứng của họ, không hề đơn giản.
Thực tế, hệ thống vốn nổi tiếng về tiêu chuẩn dịch vụ của Techcombank cũng phải thay đổi rất nhiều, để có thể tạo ra quy trình, cũng như cách vận hành đặc thù, nhằm đáp ứng những yêu cầu rất cao của Vingroup khi triển khai một cách đồng bộ. Thế nhưng, khi triển khai thành công việc cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện cho chuỗi giá trị sinh thái với Vingroup, Techcombank đã khai mở một "mỏ vàng" mới.
"Lợi nhuận không đến nhiều từ Vingroup. Những ông to như vậy yêu cầu rất cao, đòi hỏi phí thấp và nhiều dịch vụ còn phải miễn phí. Tuy nhiên, nhiều cơ hội được mở ra từ việc phục vụ các đối tác, nhà cung ứng đã được Vingroup lựa chọn", một lãnh đạo cấp cao của nhà băng này tiết lộ.
Điều thú vị, ông chủ của Vingroup - Phạm Nhật Vượng, là một tỷ phú thế giới trong danh sách của Forbes. Ông Vượng là một doanh nhân cũng khởi nghiệp từ Đông Âu với mì gói như 2 tỷ phú đứng đầu Techcombank.
Bên cạnh Vingroup, Techcombank còn cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện cho chuỗi sinh thái của Masan, và cũng có thành công tương tự. Tuy nhiên, mô hình với Vingroup vẫn là điển hình thành công lớn nhất, và trở thành tiêu chuẩn cho việc mở rộng việc cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện cho chuỗi sinh thái của những thương hiệu lớn khác, mà Techcombank gọi nôm na là nhóm "thần vũ".
Cũng cần nói thêm rằng, phương pháp tiếp cận tối ưu theo hệ sinh thái của những thương hiệu dẫn đầu, thuộc các lĩnh vực kinh tế đóng góp lớn cho GDP của Việt Nam, tạo nên sự khác biệt cho Techcombank. Trong đó, những cái tên có thể nhận ra ngay là VinG - một trong những "thần vũ" bất động sản, Masan – "thần vũ" ngành tiêu dùng nhanh, SunG –nhóm du lịch nghỉ dưỡng, cùng những thương hiệu hàng đầu khác trong các lĩnh vực năng lượng, dịch vụ tài chính, cho vay mua ô tô.
Việc thành công với Vingroup, hay nhóm doanh nghiệp lớn, cho thấy triết lý rất rõ ràng của Techcombank: bộ máy của họ vận hành tương đối độc lập với hệ sinh thái bên ngoài của các ông chủ, dựa trên quy luật giá trị rõ ràng, và không trở thành "cổng tài chính sân sau" của bất kỳ ai.
Một lãnh đạo của nhà băng này nhận định bổ sung rằng, doanh nghiệp mà các ông chủ lớn của Techcombank sở hữu quá thành công trên thị trường, nên bản thân nhà băng này còn phải dựa vào đó để phát triển, chứ không phải chiều ngược lại. Thậm chí, trước đây, Masan từng "từ chối" Techcombank mà chỉ tin dùng hệ thống của Vietcombank. Mãi đến gần đây, khi Techcombank đã chứng minh được năng lực cả về hệ thống lẫn vận hành, Masan mới chịu trở thành một khách hàng "thần vũ".
Khởi động chiến lược 5 năm lần thứ 3 (năm 2021) vào đúng giai đoạn dịch bệnh trầm trọng nhất, những ông chủ của nhà băng này vẫn đặt ra mục tiêu lớn, thậm chí còn tham vọng hơn nhiều so với 2 chu kỳ trước đó: Top 10 ngân hàng ở Đông Nam Á, giá trị vốn hóa thị trường 20 tỷ USD và đạt tỉ lệ CASA 55% vào năm 2025. Đi kèm với mục tiêu tham vọng, nhà băng này cũng công bố đầu tư tiếp 500 triệu USD cho hệ thống công nghệ - dự án đầu tư đơn lẻ lớn nhất lịch sử tại Việt Nam của một ngân hàng.
Trong buổi trao đổi với Trí thức trẻ về mục tiêu chiến lược mới, một thành viên HĐQT của nhà băng này cho biết: "Chúng tôi hiểu rất rõ đó là một thách thức lớn nhưng chúng tôi quen với việc đó rồi. Nói như người Techcombank thì: ‘Nó là DNA của ngân hàng, không làm khác được’ (cười)".
Việc đặt mục tiêu Top 10 ngân hàng ở Đông Nam Á vào năm 2025 trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn trần tín dụng hằng năm là một ví dụ cho thấy, tầm nhìn của HĐQT nhà băng này, nhất là người đứng đầu - Chủ tịch Hồ Hùng Anh, không phụ thuộc vào hoàn cảnh hiện tại. Họ nhìn về tương lai!
Bài:
Tùng Lâm - Hoàng Ly
Thiết kế:
7pm
28/10/2021
Đón đọc kỳ tới: VIB - Ngân hàng của kỹ sư, thiết kế và vận hành kiểu Google
Mời đọc thêm các bài viết trong tuyến S tại đây
6.
5.
4.
3.
2.
1.
Link bài gốc: ‘Tầm nhìn tỷ phú’ của Techcombank
Trong số đó, ông Nguyễn Lê Quốc Anh là một nhân sự đặc biệt. Từng làm việc ở vị trí cấp cao trong nhiều tập đoàn lớn của Mỹ như T-Mobile US, Wells Fargo Bank, Fortress Investment Group, McKinsey…, chuyên gia này gặp ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Techcombank vào tháng 9/2014 khi đang thực hiện một dự án ở Việt Nam.
Trong suốt quá trình làm việc với nhà băng trong khuôn khổ dự án, ông Nguyễn Lê Quốc Anh đã bị thu hút bởi "khát vọng trở thành ngân hàng dẫn dắt số hóa" của Techcombank. Chuyên gia này quyết định gia nhập Tehcombank theo lời mời của người đứng đầu - Chủ tịch Hồ Hùng Anh. Tháng 5/2015, ông Nguyễn Lê Quốc Anh trở thành Giám đốc Khối Chiến lược và Phát triển ngân hàng, và tháng 9/2016 chính thức được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc.
Trong lần trả lời Trí thức trẻ, ông Quốc Anh cho biết: "Tôi và các thành viên HĐQT Techcombank đều đồng niên và đồng chí hướng, đều đã gây dựng được thành công ở bên ngoài và mang những trải nghiệm đó về nước. Giờ đây, chúng tôi có chung khát vọng tạo ra một ngân hàng Việt lớn mạnh, có chỗ đứng trong khu vực và trên thế giới. Đó là 100% lý do tôi quyết định gia nhập Techcombank".
Cùng với CEO mới và chiến lược mới, Techcombank công bố đầu tư 300 triệu USD cho hệ thống công nghệ thông tin trong giai đoạn 2016-2020 để số hoá ngân hàng này. Thời điểm đó, đây là một con số gây sốc bởi nhiều ngân hàng vẫn phải vật lộn với nợ xấu từ giai đoạn trước, hoặc mới hồi phục, thì cũng không dám đầu tư một khoản tiền khổng lồ như vậy cho một dự án chưa rõ ràng về khả năng thành công.
Thế nhưng, Techcombank thì khác.
Với khát vọng "trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế" của Việt Nam, 300 triệu USD là khoản ngân sách chưa tính đến đầu tư cho nhiều nhân sự cấp cao được đưa về để thực hiện dự án này. Thực tế, từ 2 năm trước đó (2014-2015), dù vẫn trong giai đoạn phải "thắt lưng buộc bụng", nhưng nhà băng này vẫn kiên trì đầu tư cho hạ tầng công nghệ. Techcombank quyết định mời bằng được những chuyên gia quốc tế giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm vận hành hạ tầng công nghệ về phát triển hệ thống, chuẩn bị cho một giai đoạn mới.
"Một điều may mắn là chúng tôi có sự thống nhất cao trong HĐQT về mục tiêu chiến lược. Đặc biệt, Techcombank là ngân hàng duy nhất ở Việt Nam có nhiều năm liên tục không chia cổ tức bằng tiền mặt nên tạo được nguồn tài chính dự trữ. Để khi khủng hoảng, chúng tôi có nguồn lực xử lý nợ xấu nhanh chóng, và khi phục hồi có tiền đầu tư mạnh cho phát triển. HĐQT cũng thống nhất cao về tương lai của ngân hàng số và quyết định phải đầu tư đủ lớn", một thành viên HĐQT nhà băng này tiết lộ.
Cuối quý III/2016, Techcombank thực hiện một cú "ngược chiều" ngoạn mục khi tung ra thị trường chính sách Zero Fee (phí bằng 0) với các giao dịch trực tuyến nhân dịp kỷ niệm 23 năm thành lập. Thời điểm đó, chiến lược mà nhiều ngân hàng đang theo đuổi là tăng tỷ trọng từ thu phí dịch vụ để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn thu tín dụng, "Zero Fee" có vẻ đi theo chiều ngược lại.
Không chỉ ảnh hưởng tới nguồn thu, một ngân hàng cổ phần lớn như Techcombank mà áp dụng "Zero Fee" sẽ khiến cho lượng giao dịch tăng đột biến, tạo áp lực lên hạ tầng công nghệ, có khả năng gây ra sự cố lớn về dịch vụ. Hệ quả tiếp theo là phải đầu tư mạnh để nâng cấp hạ tầng công nghệ để đáp ứng nhu cầu cho dịch vụ có doanh thu bằng 0. Thế nhưng, đó là những suy luận theo logic thông thường, chứ không phải là góc nhìn chiến lược của Techcombank.
Thực tế, trước khi triển khai chính sách này, Ban điều hành mà đứng đầu là Tổng giám đốc Nguyễn Lê Quốc Anh phải nhiều lần giải trình, thuyết phục HĐQT đồng ý. Ngoài lý do đây là chính sách đã được áp dụng thành công ở các nước khác, việc cần có tư duy mới trong chiến lược phát triển chung của Techcombank là yếu tố quan trọng.
Nhìn vào cách tiếp cận của các fintech trong khu vực, họ huy động được nguồn vốn lớn để đầu tư cho hạ tầng công nghệ, không thu phí, thu hút người dùng, và thành công lớn là bài học cho các tổ chức tài chính kiểu truyền thống.
Tuy nhiên, Techcombank đã quyết định đầu tư cực khủng cho hạ tầng công nghệ, thì chỉ còn cân nhắc bước kế tiếp là sử dụng ra sao cho hiệu quả mà thôi. Chiến lược tiếp cận khách hàng kiểu fintech với "Zero Fee" không phải là một lựa chọn dễ dàng, nhưng những ông chủ của Techcombank đã "dám chơi".
Khi triển khai, nhà băng này cũng gặp vài sự cố khi lượng giao dịch online tăng mạnh. Nhưng nhờ hạ tầng được đầu tư lớn từ những năm trước cả về hệ thống lẫn con người, và được tăng cường rất mạnh theo chiến lược mới, Techcombank xử lý mọi việc suôn sẻ và không để xảy ra trục trặc lớn.
Nhờ "Zero Fee" và một series chương trình khuyến mại liên tiếp, số lượng tài khoản mở mới tại Techcombank tăng mạnh. Điểm đặc biệt là tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) tăng từ khoảng 17% năm 2015 đến 24,1% vào cuối năm 2017, và vọt lên hơn 46% từ cuối năm 2020 đến nay, tỉ lệ cao nhất hệ thống ngân hàng.
Đi kèm với CASA lớn, là giá vốn thấp. Bên cạnh đó, khách hàng còn sử dụng thêm dịch vụ khác của Techcombank khi đã mở tài khoản và trải nghiệm dịch vụ thanh toán online tiện lợi, lại miễn phí của nhà băng này. Từ một chính sách tưởng mạo hiểm, Techcombank đã có thành công ngoài mong đợi mà một số ngân hàng đi sau không thể có được, vì mất đi lợi thế về người đi đầu.
Điều ít người biết là sau khi áp dụng "Zero Fee" hơn một năm, nguồn thu về dịch vụ thanh toán trong đó có phí giao dịch trực tuyến của Techcombank, không ghi nhận sự sụt giảm đột biến nào. Khoản thu từ dịch vụ thanh toán và tiền mặt của nhà băng này vẫn duy trì quanh mức 300-400 tỷ đồng. Những con số chứng minh chiến lược tưởng như mạo hiểm của Techcombank đã biến thành "thả con săn sắt, bắt con cá rô".
Thực tế, một số ngân hàng lớn phát hiện ra ưu điểm của "Zero Fee", nhưng không dám thực hiện vì e ngại sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận, cũng như chưa dám tư duy "kiểu fintech" và không có đầu tư đón đầu về hạ tầng công nghệ cũng như con người. Việc áp dụng chính sách này chỉ có thể thực hiện bởi các nhà băng nhỏ với số lượng khách hàng còn ít. Techcombank trở thành "ông lớn" duy nhất có đủ bản lĩnh và khả năng để thực hiện.
"Zero Fee" đi kèm với triết lý "customer - centric", cùng việc đồng bộ hoá chất lượng dịch vụ ở mức cao cấp, mảng bán lẻ tập trung vào phân khúc trung và cao cấp của Techcombank nhận được cú huých cực mạnh. Nếu là một người có thu nhập tầm trung, khó có khách hàng nào có thể từ chối sử dụng dịch vụ của một ngân hàng như vậy, phải không?
Techcombank có gì đặc biệt so với các ngân hàng cổ phần tư nhân khác? Nhìn vào hiện tại, đó là việc họ đứng đầu về lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, và hiệu quả rất cao. Nếu xét tổng thể các tiêu chí này, có thể coi Techcombank là ngân hàng tư nhân số 1 Việt Nam. Thế nhưng, con số hiện tại không phải là thứ khiến họ khác biệt thực sự.
Nhìn vào danh sách thành viên HĐQT nhà băng này, người ta dễ dàng nhìn thấy 2 cái tên trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes: Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang. Techcombank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam có điều này. Vậy phải chăng có 2 cái tên trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes là điều khác biệt?
Không phải.
Chính bản thân 2 doanh nhân này, với khát vọng vươn tầm thế giới và quyết tâm thực hiện bằng được của họ, mới là điều khác biệt.
Đến nay, ông Hồ Hùng Anh chưa từng trả lời phỏng vấn chính thức và luôn "bí ẩn" với giới truyền thông. Thế nhưng, tham vọng vươn tầm thế giới cũng như sự quyết liệt trong hành động của Techcombank để đạt được mục tiêu này thì được thể hiện rất rõ với công chúng. Tại Techcombank, từng thành viên đều có thể cảm nhận niềm tự hào cùng sức nóng của mục tiêu mà những người đứng đầu ngân hàng hướng tới.
Một cựu lãnh đạo cấp cao của nhà băng này tiết lộ: "Không phải đến khi anh Hùng Anh đã thành công, được công nhận là tỷ phú thế giới thì anh ấy mới có tham vọng như vậy. Từ khi mới trở thành Chủ tịch Techcombank, vị thế còn chưa vững chắc, anh ấy đã đặt ra tầm nhìn táo bạo với tham vọng rất lớn rồi. Nếu nói anh Hồ Hùng Anh mà tham vọng và quyết liệt thứ hai, thì khó ai đứng thứ nhất".
Trong khi đó, ông Nguyễn Đăng Quang nổi tiếng với câu nói mang đậm tính doanh nhân dân tộc: "Người Việt Nam làm được! (Vietnam can do)". Từ khi khởi nghiệp với Masan, ông Đăng Quang và cộng sự Hùng Anh đã ước mơ xây dựng nên những thương hiệu hàng tiêu dùng không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, mà còn có khả năng vươn ra thế giới.
Ông Đăng Quang và ông Hùng Anh tin rằng, nhiều người Việt Nam không thành công bởi họ cứ nghĩ mình không làm được. Vì thế, các doanh nhân này muốn xây dựng nên một công ty mà ở đó mọi người đều có những giấc mơ lớn. "Tại sao không nghĩ là sẽ có nhiều người nước ngoài tự hào khi được làm việc trong một công ty Việt Nam, mà cứ phải là làm việc cho Tây thì mới oai?", ông Quang chia sẻ.
Ngay từ khi mới trở thành Chủ tịch HĐQT Techcombank, ông Hồ Hùng Anh đã chỉ đạo xây dựng văn hoá và truyền thông nội bộ rất mạnh tại nhà băng này, để có thể gây dựng định hướng về "giấc mơ lớn". Thời điểm đó, Techcombank quyết định chi tới 20% tổng ngân sách marketing toàn ngân hàng cho các hoạt động marketing nội bộ, như các chương trình kết nối và chăm sóc tinh thần của nhân viên… Cũng vì thế, những nhân viên làm lâu năm ở nhà băng này sẽ "cảm nhận được trong máu DNA của Techcombank" – như bình luận của một lãnh đạo cấp cao tại đây.
"Ngày đó, tôi không biết có ngân hàng nào ở Việt Nam dám chi số tiền như vậy cho hoạt động marketing nội bộ hay không. Nhưng anh Hùng Anh cũng chẳng quan tâm ngân hàng khác có làm hay không mà đơn giản là để thay đổi tổ chức này, muốn nó đi theo tầm nhìn của anh ấy và hiện thực hoá được trong vòng 5 đến 10 năm thì việc gắn kết nhân viên và kết nối văn hoá là điều cực kỳ thiết yếu. Và thế là Ok, anh đồng ý là làm thôi", lãnh đạo cấp cao của Techcombank kể lại.
Trong số các lĩnh vực thành công nhất của Techcombank hiện tại, "tầm nhìn tỷ phú" của nhà băng này thể hiện rõ ở chuỗi giá trị hệ sinh thái với Vingroup trong mảng bất động sản. Trở thành ngân hàng cung cấp tín dụng cũng như các dịch vụ tài chính cho Vingroup và chuỗi sinh thái (đối tác, nhà cung cấp, khách hàng…) của tập đoàn bất động sản và đa ngành số 1 Việt Nam đương nhiên là vô cùng hấp dẫn. Thế nhưng, việc đáp ứng được các yêu cầu của Vingroup khi cung cấp cho hệ sinh thái theo chuỗi cung ứng của họ, không hề đơn giản.
Thực tế, hệ thống vốn nổi tiếng về tiêu chuẩn dịch vụ của Techcombank cũng phải thay đổi rất nhiều, để có thể tạo ra quy trình, cũng như cách vận hành đặc thù, nhằm đáp ứng những yêu cầu rất cao của Vingroup khi triển khai một cách đồng bộ. Thế nhưng, khi triển khai thành công việc cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện cho chuỗi giá trị sinh thái với Vingroup, Techcombank đã khai mở một "mỏ vàng" mới.
"Lợi nhuận không đến nhiều từ Vingroup. Những ông to như vậy yêu cầu rất cao, đòi hỏi phí thấp và nhiều dịch vụ còn phải miễn phí. Tuy nhiên, nhiều cơ hội được mở ra từ việc phục vụ các đối tác, nhà cung ứng đã được Vingroup lựa chọn", một lãnh đạo cấp cao của nhà băng này tiết lộ.
Điều thú vị, ông chủ của Vingroup - Phạm Nhật Vượng, là một tỷ phú thế giới trong danh sách của Forbes. Ông Vượng là một doanh nhân cũng khởi nghiệp từ Đông Âu với mì gói như 2 tỷ phú đứng đầu Techcombank.
Bên cạnh Vingroup, Techcombank còn cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện cho chuỗi sinh thái của Masan, và cũng có thành công tương tự. Tuy nhiên, mô hình với Vingroup vẫn là điển hình thành công lớn nhất, và trở thành tiêu chuẩn cho việc mở rộng việc cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện cho chuỗi sinh thái của những thương hiệu lớn khác, mà Techcombank gọi nôm na là nhóm "thần vũ".
Cũng cần nói thêm rằng, phương pháp tiếp cận tối ưu theo hệ sinh thái của những thương hiệu dẫn đầu, thuộc các lĩnh vực kinh tế đóng góp lớn cho GDP của Việt Nam, tạo nên sự khác biệt cho Techcombank. Trong đó, những cái tên có thể nhận ra ngay là VinG - một trong những "thần vũ" bất động sản, Masan – "thần vũ" ngành tiêu dùng nhanh, SunG –nhóm du lịch nghỉ dưỡng, cùng những thương hiệu hàng đầu khác trong các lĩnh vực năng lượng, dịch vụ tài chính, cho vay mua ô tô.
Việc thành công với Vingroup, hay nhóm doanh nghiệp lớn, cho thấy triết lý rất rõ ràng của Techcombank: bộ máy của họ vận hành tương đối độc lập với hệ sinh thái bên ngoài của các ông chủ, dựa trên quy luật giá trị rõ ràng, và không trở thành "cổng tài chính sân sau" của bất kỳ ai.
Một lãnh đạo của nhà băng này nhận định bổ sung rằng, doanh nghiệp mà các ông chủ lớn của Techcombank sở hữu quá thành công trên thị trường, nên bản thân nhà băng này còn phải dựa vào đó để phát triển, chứ không phải chiều ngược lại. Thậm chí, trước đây, Masan từng "từ chối" Techcombank mà chỉ tin dùng hệ thống của Vietcombank. Mãi đến gần đây, khi Techcombank đã chứng minh được năng lực cả về hệ thống lẫn vận hành, Masan mới chịu trở thành một khách hàng "thần vũ".
Khởi động chiến lược 5 năm lần thứ 3 (năm 2021) vào đúng giai đoạn dịch bệnh trầm trọng nhất, những ông chủ của nhà băng này vẫn đặt ra mục tiêu lớn, thậm chí còn tham vọng hơn nhiều so với 2 chu kỳ trước đó: Top 10 ngân hàng ở Đông Nam Á, giá trị vốn hóa thị trường 20 tỷ USD và đạt tỉ lệ CASA 55% vào năm 2025. Đi kèm với mục tiêu tham vọng, nhà băng này cũng công bố đầu tư tiếp 500 triệu USD cho hệ thống công nghệ - dự án đầu tư đơn lẻ lớn nhất lịch sử tại Việt Nam của một ngân hàng.
Trong buổi trao đổi với Trí thức trẻ về mục tiêu chiến lược mới, một thành viên HĐQT của nhà băng này cho biết: "Chúng tôi hiểu rất rõ đó là một thách thức lớn nhưng chúng tôi quen với việc đó rồi. Nói như người Techcombank thì: ‘Nó là DNA của ngân hàng, không làm khác được’ (cười)".
Việc đặt mục tiêu Top 10 ngân hàng ở Đông Nam Á vào năm 2025 trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn trần tín dụng hằng năm là một ví dụ cho thấy, tầm nhìn của HĐQT nhà băng này, nhất là người đứng đầu - Chủ tịch Hồ Hùng Anh, không phụ thuộc vào hoàn cảnh hiện tại. Họ nhìn về tương lai!
Bài:
Tùng Lâm - Hoàng Ly
Thiết kế:
7pm
28/10/2021
Đón đọc kỳ tới: VIB - Ngân hàng của kỹ sư, thiết kế và vận hành kiểu Google
Mời đọc thêm các bài viết trong tuyến S tại đây
6.
5.
4.
3.
2.
1.
Link bài gốc: ‘Tầm nhìn tỷ phú’ của Techcombank
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Nhìn lại tác động chính sách của Chính phủ 8 tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người phụ nữ Trung Quốc quyết không ăn thịt suốt 15...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Ăn có tướng ăn": Muốn nhìn rõ bản chất của một...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhìn lại những dự án EHome của Nam Long
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhìn bàn tay có thể biết được tuổi thọ mỗi người –...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhà tuyển dụng: ‘Tôi quên kéo khoá quần, bạn sẽ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu