Nhiều ngân hàng mới đây đã công bố kết quả kinh doanh năm 2021, trong đó chất lượng tài sản là tâm điểm gây chú ý.
Vietcombank cho biết, cuối năm 2021, tỷ lệ nợ nhóm 2 của ngân hàng chỉ ở mức 0,34%, tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,63%. Vietcombank đã trích lập đủ 100% dự phòng cụ thể của dư nợ cơ cấu theo Thông tư 03 - sớm trước 2 năm so với thời hạn quy định của NHNN. Đáng chú ý, tỷ lệ quỹ dự phòng bao nợ xấu nội bảng đạt mức cao kỷ lục và cũng cao nhất trong hệ thống ngân hàng là 424%.
Dư nợ tín dụng cuối năm 2021 của Vietcombank là 963.670 tỷ đồng. Như vậy ước tính con số nợ xấu ngân hàng ở khoảng 6.000 tỷ đồng, giảm đáng kể so với mức gần 10.900 tỷ đồng hồi cuối tháng 9/2021. Quỹ dự phòng bao nợ xấu nội bảng của VCB theo đó đạt khoảng 25.700 tỷ đồng.
Không chỉ Vietcombank mà BIDV cũng tăng cường trích lập dự phòng trong năm vừa qua, đưa tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức cao nhất từ trước đến nay. Ngân hàng cho biết cuối năm 2021, tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN chỉ còn 0,81%, giảm 0,73% so với năm 2020, đảm bảo mục tiêu NHNN giao năm 2021 (<1,6%). Tỷ lệ nợ nhóm 5 ở mức 0,42%, giảm 0,82% so với năm 2020. Tỷ lệ trang trải nợ xấu (dư quỹ DPRR tín dụng/dư nợ xấu) đạt 235%.
Dư nợ tín dụng của BIDV đạt khoảng 1,33 triệu tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2020. Theo đó, ước tính tổng nợ xấu nội bảng của ngân hàng là hơn 10.700 tỷ đồng, giảm "sốc" so với mức hơn 21.400 tỷ đồng hồi cuối tháng 9/2021.
Tương tự tại VietinBank cũng cho biết chất lượng tài sản có chuyển biến tích cực khi tính đến hết năm 2021, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank được kiểm soát ở mức 1,3%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu 171% - cao hơn so với năm 2020.
Với việc tập trung tăng cường trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong năm vừa qua, khác dễ hiểu khi lợi nhuận của 3 "ông lớn" ngân hàng quốc doanh khó có tăng trưởng đột biến. Chưa kể, những nhà băng này còn phải thực hiện nhiệm vụ giảm lãi, hỗ trợ khách hàng cao hơn các ngân hàng tư nhân. Được biết, tổng số tiền lãi giảm lũy kế từ 15/7/2021 đến 30/11/2021 của Vietcombank lên tới 3.822 tỷ đồng, BIDV là 3.382 tỷ đồng và VietinBank là 2.019 tỷ đồng.
Ảnh hưởng lợi nhuận có thể chỉ trong ngắn hạn, bởi quỹ dự phòng cũng được xem là "của để dành" của các nhà băng. Trong những năm tới, nếu nợ xấu không quá nghiêm trọng thì khi xử lý được, các ngân hàng sẽ được hoàn nhập dự phòng một số tiền lớn.
Hiện cả 3 ngân hàng đều chưa công bố con số lợi nhuận cụ thể, chỉ hé lộ rằng "hoàn thành kế hoạch kinh doanh".
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên hồi đầu năm 2021, Vietcombank đã thông qua mục tiêu lợi nhuận năm 2021 đạt 25.200 tỷ đồng, trong khi VietinBank là 16.800 tỷ đồng và BIDV là 13.000 tỷ đồng.
Trong báo cáo phân tích ngành ngân hàng mới đây, chuyên gia của Công ty chứng khoán SSI cho rằng, hệ thống ngân hàng đang có sự phân hóa mạnh về chất lượng tín dụng. Rủi ro đối với các ngân hàng yếu kém, có bộ đệm trích lập dự phòng mỏng. Trong khi những ngân hàng đã trích lập dự phòng trước và trích lập đầy đủ các khoản vay tái cơ cấu (Vietcombank, ACB, MB, VietinBank, Techcombank) sẽ có triển vọng tích cực.
Thông tư 14 về cơ cấu nợ xấu có được gia hạn hay không thì SSI cho rằng, kỳ vọng các ngân hàng tốt sẽ có đủ năng lực để xử lý rủi ro nợ xấu. Bộ đệm tín dụng tốt sẽ giúp ngân hàng tránh được những những cú shock đột ngột trong bảng cân đối kế toán.
Vietcombank tăng trưởng tín dụng 14,99% trong năm 2021, tỷ lệ dự phòng bao nợ xấp lập kỷ lục mới 424%
Link bài gốc: Soi nợ xấu của 3 "ông lớn" Vietcombank, VietinBank, BIDV
Vietcombank cho biết, cuối năm 2021, tỷ lệ nợ nhóm 2 của ngân hàng chỉ ở mức 0,34%, tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,63%. Vietcombank đã trích lập đủ 100% dự phòng cụ thể của dư nợ cơ cấu theo Thông tư 03 - sớm trước 2 năm so với thời hạn quy định của NHNN. Đáng chú ý, tỷ lệ quỹ dự phòng bao nợ xấu nội bảng đạt mức cao kỷ lục và cũng cao nhất trong hệ thống ngân hàng là 424%.
Dư nợ tín dụng cuối năm 2021 của Vietcombank là 963.670 tỷ đồng. Như vậy ước tính con số nợ xấu ngân hàng ở khoảng 6.000 tỷ đồng, giảm đáng kể so với mức gần 10.900 tỷ đồng hồi cuối tháng 9/2021. Quỹ dự phòng bao nợ xấu nội bảng của VCB theo đó đạt khoảng 25.700 tỷ đồng.
Không chỉ Vietcombank mà BIDV cũng tăng cường trích lập dự phòng trong năm vừa qua, đưa tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức cao nhất từ trước đến nay. Ngân hàng cho biết cuối năm 2021, tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN chỉ còn 0,81%, giảm 0,73% so với năm 2020, đảm bảo mục tiêu NHNN giao năm 2021 (<1,6%). Tỷ lệ nợ nhóm 5 ở mức 0,42%, giảm 0,82% so với năm 2020. Tỷ lệ trang trải nợ xấu (dư quỹ DPRR tín dụng/dư nợ xấu) đạt 235%.
Dư nợ tín dụng của BIDV đạt khoảng 1,33 triệu tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2020. Theo đó, ước tính tổng nợ xấu nội bảng của ngân hàng là hơn 10.700 tỷ đồng, giảm "sốc" so với mức hơn 21.400 tỷ đồng hồi cuối tháng 9/2021.
Tương tự tại VietinBank cũng cho biết chất lượng tài sản có chuyển biến tích cực khi tính đến hết năm 2021, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank được kiểm soát ở mức 1,3%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu 171% - cao hơn so với năm 2020.
Với việc tập trung tăng cường trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong năm vừa qua, khác dễ hiểu khi lợi nhuận của 3 "ông lớn" ngân hàng quốc doanh khó có tăng trưởng đột biến. Chưa kể, những nhà băng này còn phải thực hiện nhiệm vụ giảm lãi, hỗ trợ khách hàng cao hơn các ngân hàng tư nhân. Được biết, tổng số tiền lãi giảm lũy kế từ 15/7/2021 đến 30/11/2021 của Vietcombank lên tới 3.822 tỷ đồng, BIDV là 3.382 tỷ đồng và VietinBank là 2.019 tỷ đồng.
Ảnh hưởng lợi nhuận có thể chỉ trong ngắn hạn, bởi quỹ dự phòng cũng được xem là "của để dành" của các nhà băng. Trong những năm tới, nếu nợ xấu không quá nghiêm trọng thì khi xử lý được, các ngân hàng sẽ được hoàn nhập dự phòng một số tiền lớn.
Hiện cả 3 ngân hàng đều chưa công bố con số lợi nhuận cụ thể, chỉ hé lộ rằng "hoàn thành kế hoạch kinh doanh".
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên hồi đầu năm 2021, Vietcombank đã thông qua mục tiêu lợi nhuận năm 2021 đạt 25.200 tỷ đồng, trong khi VietinBank là 16.800 tỷ đồng và BIDV là 13.000 tỷ đồng.
Trong báo cáo phân tích ngành ngân hàng mới đây, chuyên gia của Công ty chứng khoán SSI cho rằng, hệ thống ngân hàng đang có sự phân hóa mạnh về chất lượng tín dụng. Rủi ro đối với các ngân hàng yếu kém, có bộ đệm trích lập dự phòng mỏng. Trong khi những ngân hàng đã trích lập dự phòng trước và trích lập đầy đủ các khoản vay tái cơ cấu (Vietcombank, ACB, MB, VietinBank, Techcombank) sẽ có triển vọng tích cực.
Thông tư 14 về cơ cấu nợ xấu có được gia hạn hay không thì SSI cho rằng, kỳ vọng các ngân hàng tốt sẽ có đủ năng lực để xử lý rủi ro nợ xấu. Bộ đệm tín dụng tốt sẽ giúp ngân hàng tránh được những những cú shock đột ngột trong bảng cân đối kế toán.
Vietcombank tăng trưởng tín dụng 14,99% trong năm 2021, tỷ lệ dự phòng bao nợ xấp lập kỷ lục mới 424%
Link bài gốc: Soi nợ xấu của 3 "ông lớn" Vietcombank, VietinBank, BIDV
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Hoa Len Handmade – Tinh Hoa Từ Những Sợi Chỉ
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Điểm tên những khu vực có thị trường bất động sản...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
GS.TS Hoàng Văn Cường: Định giá đất hợp lý tạo khả...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sôi động hoạt động cất nóc, bàn giao căn hộ phía Nam
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
'Soi' mức lương phổ biến của các vị trí...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ca sĩ Khắc Việt: “Khi thị trường bất động sản sôi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu